Kinh nghiệm của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Kinh nghiệm của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và có vị trí quan trọng đối với thủ đô Hà Nội. Tận dụng ưu thế đó, những năm qua, thị xã Phúc Yên tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng từ nguồn ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH. Chính vì vậy, Phúc Yên rất chú trọng đến

việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý VĐTTNS và có những điểm đáng học hỏi như sau:

- Thị xã Phúc Yên kiểm soát rất chặt chẽ việc phê duyệt dự án đầu tư, chỉ phê duyệt dự án đầu tư khi xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; đánh giá các dự án đầu tư, tập trung bố trí nguồn lực đối với các dự án có hiệu quả; cắt giảm, dừng các dự án không có hiệu quả; chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án có khả năng chuyển đổi để huy động các nguồn lực khác và giảm áp lực cho NSNN.

- Thị xã coi NSNN là nguồn vốn mồi, tập trung vốn ngân sách cho các công trình trọng điểm để thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng cho địa phương. Do đó, đi đôi với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý VĐTTNS, Phúc Yên rất quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Những năm gần đây, Phúc Yên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo quảng bá tiềm năng của Thị xã nhằm kêu gọi các nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước.

- Ưu tiên và tập trung phân bổ vốn ngân sách cho những công trình quan trọng, bức xúc, công trình đã hoàn thành và công trình chuyển tiếp; giảm các dự án khởi công mới. Nhờ vậy mà hiệu quả đầu tư tại thị xã Phúc Yên tăng cao, nợ đọng XDCB dần được kiểm soát.

- UBND thị xã Phúc Yên tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; xử lý các phát sinh trong quá trình thanh quyết toán vốn; chủ động rà soát, xử lý, điều chỉnh các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách để có biện pháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tăng cường sự phối hợp của các ngành với chủ đầu tư, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện VĐTTNS.

- Việc phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư công trình trong hạn mức quy định đã tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án đầu tư, chủ động thực hiện dự án của cấp xã và giảm bớt các thủ

tục hành chính. Đồng thời, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin cho”, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phân bổ và quản lý VĐTTNS. Công tác quản lý ngân sách đầu tư và khả năng cân đối ngân sách của cấp xã từng bước được nâng lên.

- Thị xã Phúc Yên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng VĐTTNS. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư, các nhà thầu, các cơ quan quản lý thực hiện sai quy định về thực hiện, quản lý VĐTTNS.

1.4.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách của các địa phƣơng khác

- Đẩy mạnh cải cách hành chính và công khai các quy trình của quá trình sử dụng, quản lý VĐTTNS tại địa phương.

- Coi trọng công tác tuyên truyền của các đoàn thể gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về sử dụng VĐTTNS nói chung.

- Song song với việc quản lý VĐTTNS, cần phải thực hiện tốt việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để tiến tới xã hội hoá công tác đầu tư xây dựng, giảm tải các công trình đầu tư từ NSNN.

- Tập trung bố trí vốn ngân sách cho các dự án trọng điểm, các dự án mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội của địa phương, hạn chế đầu tư xây dựng dàn trải.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng VĐTTNS nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định về quản lý VĐTTNS.

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý VĐTTNS bằng cách làm rõ những nội dung cơ bản sau:

- Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc quản lý VĐTTNS.

- Nội dung quản lý VĐTTNS cấp huyện, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS; Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình; Đấu thầu; Kiểm soát thanh toán VĐTTNS; Quyết toán dự án hoàn thành; Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS. Ở mỗi nội dung tác giả nêu ra khái niệm, nguyên tắc thực hiện, quy trình thực hiện và tiêu chí đánh giá nội dung đó.

- Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý VĐTTNS, gồm: Điều kiện tự nhiên; Điều kiện kinh tế - xã hội; Môi trường pháp lý cho quản lý VĐTTNS; Chất lượng nguồn nhân lực quản lý VĐTTNS; Sự tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý vốn đầu tư XDCB.

- Tác giả đã xem xét và lựa chọn những địa phương có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với thị xã Điện Bàn để học hỏi kinh nghiệm quản lý VĐTTNS. Qua đó rút ra nhiều bài học về quản lý VĐTTNS rất hữu ích.

Nội dung của chương 1 là những căn cứ có giá trị khoa học, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 trong chương 2.

2. CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH

TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thị xã Điện Bàn nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý từ 15050’ - 15057’ vĩ độ Bắc và 1080 - 108020’ kinh độ Đông. Điện Bàn tiếp giáp với quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc, Tây Bắc; tiếp giáp với huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ở phía Nam, Đông Nam; tiếp giáp biển Đông ở phía Đông; tiếp giáp với huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ở phía Tây. Diện tích tự nhiên 216,32 km2, dân số trung bình năm 2016 là 208.178 người. Toàn Thị xã được chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc.

Công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn có một số thuận lợi nhất định nhờ những lợi thế sau:

- Điện Bàn là một vùng đồng bằng ven biển, có địa hình tương đối bằng phẳng với độ chênh cao thấp và mức độ chia cắt trung bình. Ngoài ra, những tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia và khu vực như: Đường Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tuyến du lịch ven biển Đà Nẵng - Hội An, đường sắt Bắc - Nam đều đi qua địa phận Thị xã. Do đó, việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho đầu tư xây dựng sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nhờ vậy, chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng thấp hơn và hiệu quả sử dụng VĐTTNS sẽ cao hơn.

- Điện Bàn có nhiều sông lạch chảy qua, tiêu biểu là: Sông Thu Bồn, sông Bà Rén, sông Vĩnh Điện, sông Yên. Những con sông này có trữ lượng cát xây dựng khá lớn, nên giá cát tại địa phương tương đối thấp so với khu vực lân cận. Giá vật liệu xây dựng thấp sẽ giảm sức ép cho công tác lập kế hoạch VĐTTNS và lập dự toán xây dựng công trình.

- Địa chất ở Điện Bàn hầu như rất ổn định, nên các công trình xây dựng tại đây không tốn nhiều chi phí cho việc xử lý nền móng và cũng hiếm khi xảy ra trường hợp công trình phát sinh chi phí cho phần móng như ở các địa phương có địa chất yếu.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý VĐTTNS tại Điện Bàn cũng có khó khăn như: Địa phương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chế độ mưa phân hoá trong năm không đồng đều, bão thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt. Thế nên việc thi công các công trình nhiều khi gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Hằng năm, Điện Bàn phải dành số vốn ngân sách tương đối lớn cho duy tu, sửa chữa, khắc phục hậu quả của thiên tai. Hiệu quả sử dụng VĐTTNS vì thế mà bị ảnh hưởng không tốt.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế của thị xã Điện Bàn những năm qua có bước tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 của Thị xã ngày càng tăng, từ mức 13.572 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 19.106 tỷ đồng năm 2016, riêng năm 2013 giá trị sản xuất giảm do chịu ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế chung trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Thị xã giai đoạn 2012 - 2016 đạt 8,93%, trong đó: Ngành Thương mại - Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn nhất, đạt 22,26%, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thị xã; Ngành Công nghiệp - Xây dựng cũng giúp nền kinh tế Thị xã phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân

4,90%; Ngành Nông lâm thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất, chỉ đạt 2,76%.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 2012-2016 1. GTSX theo giá so sánh 2010 13.572 13.165 15.324 17.102 19.106 15.654 CN-XD 9.581 8.358 9.885 10.632 11.601 10.011 Trong đó: Xây dựng 461 654 863 1.113 1.234 865 TM-DV 2.730 3.579 4.097 5.116 6.099 4.324

Nông lâm thủy sản 1.261 1.228 1.342 1.354 1.406 1.318 2. Tốc độ tăng trưởng

(Giá so sánh 2010) (%) 41,35 -3,00 16,40 11,60 11,72 8,93

CN-XD (%) 60,16 -12,76 18,27 7,56 9,11 4,90

TM-DV (%) 13,94 31,10 14,47 24,87 19,21 22,26 Nông lâm thủy sản (%) 3,02 -2,62 9,28 0,89 3,83 2,76

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)

Trong những năm qua, thị xã Điện Bàn chủ trương đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị hoá. Thị xã ưu tiên đầu tư phát triển Thương mại - Dịch vụ, coi phát triển dịch vụ là lĩnh vực đột phá của nền kinh tế, trong đó phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra, địa phương còn có chính sách thu hút, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, chiếm ít diện tích đất, thu hút nhiều lao động tham gia; chuyển dịch ngành Nông lâm thủy sản theo hướng phù hợp với quá trình đô thị hóa, sản xuất hàng hoá có giá trị cao, bảo đảm môi trường sinh thái. Do đó, cơ cấu

kinh tế của Thị xã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông lâm thủy sản. Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ từ 20,11% năm 2012 tăng lên 31,92% năm 2016. Ngược lại, tỷ trọng Nông lâm thủy sản từ 9,29% giảm xuống còn 7,36%. Tuy Công nghiệp - Xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Thị xã, nhưng ngành này cũng có xu hướng giảm, năm 2012 chiếm 70,59%, năm 2016 giảm còn 60,72%; trong đó, tỷ trọng ngành Xây dựng lại tăng, từ 3,40% năm 2012 lên 6,46% năm 2016.

Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của nền kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

Tình hình thu chi ngân sách của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 có nhiều tiến bộ, thu ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng do nguồn thu trên địa bàn chưa đảm bảo chi, nên NSNN phải cân đối hàng năm để đáp ứng được các nhiệm vụ thường xuyên và các công tác đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Thị xã.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ trọng Nông lâm thủy sản Tỷ trọng TM-DV

Bảng 2.2. Thu chi ngân sách của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Tổng thu ngân sách 1.044,1 1.287,7 1.386,7 1.729,0 1.961,0 Thu cân đối ngân sách 413,4 514,1 645,0 767,7 928,8 Thuế xuất, nhập khẩu, thuế

tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng do hải quan thu

113,5 193,3 121,9 110,2 196,6

Thu kết dư ngân sách

năm trước 7,0 32,2 17,0 5,3 11,9

Thu chuyển nguồn 131,6 35,8 110,3 56,3 156,3

Các khoản thu để lại đơn vị

chi quản lý qua NSNN 20,2 27,8 26,1 21,3 24,6

Thu khác 358,4 484,5 466,4 768,2 642,8

2. Tổng chi ngân sách 1.278,0 1.544,1 1.478,6 2.115,9 1.955,5 Chi đầu tư phát triển 258,6 220,1 230,0 310,1 426,7 Trong đó chi XDCB 258,6 220,1 230,0 310,1 426,7 Chi thường xuyên 627,3 727,6 754,6 881,2 875,2 Chi bổ sung cho ngân sách

cấp dưới 358,3 486,1 452,8 768,1 653,6

Chi chuyển nguồn 33,7 110,3 0 156,3 0

Chi khác 0,1 0 41,2 0,2 0

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)

Số liệu Bảng 2.2 cho thấy thu ngân sách của Thị xã tăng qua các năm, từ 1.044,1 tỷ đồng năm 2012 lên 1.961,0 tỷ đồng năm 2016, tăng 916,9 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối ngân sách tăng 515,4 tỷ đồng là nhiều nhất; thu khác

tăng 284,4 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 83,1 tỷ đồng; các khoản thu còn lại tăng không đáng kể. Qua đó thấy được thu ngân sách của Thị xã tăng chủ yếu nhờ thu cân đối ngân sách như: Thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ; các khoản thu về nhà, đất; ...

Mặt khác, chi ngân sách của Thị xã tăng 677,5 tỷ đồng trong 5 năm, từ 1.278,0 tỷ đồng năm 2012 lên 1.955,5 tỷ đồng năm 2016. Đối với chi XDCB, năm 2012 đạt 258,6 tỷ đồng; đến năm 2013 và 2014 chỉ còn 220,1 tỷ đồng và 230,0 tỷ đồng, nguyên nhân là do giai đoạn này kinh tế Điện Bàn nói riêng và kinh tế cả nước nói chung bị suy yếu; sau đó ngân sách chi cho XDCB lại tăng mạnh ở những năm 2015, 2016 với mức 310,1 tỷ đồng và 426,7 tỷ đồng.

Từ những đặc điểm kinh tế nêu trên, ta thấy thị xã Điện Bàn có những điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng và quản lý VĐTTNS như: Nền kinh tế của Thị xã phát triển tương đối tốt nên nguồn thu ngân sách được đảm bảo, nhờ vậy vốn ngân sách chi cho đầu tư XDCB đáp ứng được kế hoạch VĐTTNS đã đề ra; Thị xã dễ dàng huy động các nguồn vốn xã hội trong đầu tư các công trình công cộng; … Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khó khăn như: Nhu cầu đầu tư xây dựng nhiều nhưng nguồn vốn ngân sách hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn dự án ưu tiên đầu tư.

2.1.3. Đặc điểm xã hội

Tổng dân số của thị xã Điện Bàn năm 2012 là 202.173 người, năm 2016 tăng lên 208.178 người (+6.005 người). Cùng với sự gia tăng dân số là gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, dân số trong đổ tuổi lao động năm 2012 là 122.846 người chiếm 60,76% tổng dân số, năm 2016 tăng lên 129.841 người

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)