Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 71 - 77)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng

dựng cơng trình

Những năm qua, cơng tác quản lý dự tốn xây dựng cơng trình tại thị xã Điện Bàn dần đi vào nề nếp; quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự tốn theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, cụ thể:

Hình 2.4. Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình của thị xã Điện Bàn

Theo Điều 59 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì thời gian thẩm định đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là không quá 20 ngày. Nhưng Thị xã đã rút ngắn thời gian thẩm định cịn khơng quá 18 ngày. Đây được xem là một nổ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính của địa phương.

Cũng như công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS thì cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình cũng ngày càng chặt chẽ hơn, đòi hỏi sát với thực tế và phù hợp với tính khả thi của nguồn vốn. Ta có thể thấy điều này qua số liệu Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Kết quả thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng cơng trình của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số dự án được thẩm định (Dự án) 48 50 45 22 26 Số dự án được phê duyệt (Dự án) 45 46 42 17 20 Tỷ lệ dự án được phê duyệt

so với số dự án đã thẩm định (%)

93,75 92,00 93,33 77,27 76,92

(Nguồn: Báo cáo của Phịng Tài chính - Kế hoạch thị xã Điện Bàn)

Số liệu Bảng 2.12 thể hiện rằng năm 2012, 2013, 2014 có tỷ lệ dự án được phê duyệt dự toán so với số dự án đã thẩm định dự toán đạt khoản 93%, đây là một con số khá cao; tỷ lệ này giảm dần và chỉ còn 77% ở năm 2015, 2016. Nguyên nhân là do giai đoạn 2012 - 2014 Điện Bàn chấp nhận nợ đầu tư để hoàn thiện về hạ tầng nhằm đạt mục tiêu được công nhận thị xã vào năm 2015. Đến năm 2015 và 2016 là thời gian tập trung trả nợ, việc đầu tư mới được cân nhắc kỹ, những dự án nào cấp thiết mới được xem xét đầu tư, vì thế số dự án được thẩm định và tỷ lệ dự án được phê duyệt dự toán đều giảm dần.

Để đánh giá chi tiết thực trạng cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình tại Điện Bàn, tác giả thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi thể hiện ở Phụ lục 02 và trình bày kết quả ở Bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thống kê mô tả các khảo sát về

công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình sử dụng nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn

Biến điều tra Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị xuất hiện nhiều nhất Độ lệch chuẩn B1 150 1 5 450 3,00 3 3 1,062 B2 150 1 5 515 3,43 3 3 1,026 B3 150 1 5 468 3,12 3 3 1,093 B4 150 2 5 573 3,82 4 4 0,997 B5 150 1 5 453 3,02 3 3 1,052 B6 150 1 4 318 2,12 2 2 0,819 B7 150 1 4 294 1,96 2 2 0,874 B8 150 2 5 526 3,51 4 4 0,981 B9 150 2 5 546 3,64 4 4 1,025

(Nguồn: Tính tốn của tác giả sử dụng phần mềm SPSS)

Số liệu Bảng 2.13 cho thấy trong 150 mẫu nghiên cứu thu thập được, hầu hết các biến số được đánh giá trải đều từ 1 đến 5 điểm. Các biến quan sát có giá trị trung bình từ 1,96 đến 3,82 điểm, cao nhất là biến B4 (Dự toán được lập phù

(Đạo đức, thái độ của cán bộ, cơng chức thẩm định, phê duyệt dự tốn tốt) 3,64 điểm, biến B8 (Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm định, phê duyệt dự tốn đảm bảo) 3,51 điểm và biến B2 (Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình đúng theo quy định của pháp luật) với 3,43 điểm. Biến có giá trị trung bình thấp nhất là B7 (Năng lực chuyên môn của chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu) 1,96 điểm và biến B6 (Năng lực chuyên môn của tổ chức và cá nhân tư vấn lập dự toán đảm bảo) 2,12 điểm. Các biến còn lại B1 (Hệ thống pháp luật về dự tốn xây dựng cơng trình đã hồn thiện), B5 (Việc điều chỉnh, bổ sung dự toán trong thời gian qua là hợp lý), B3 (Sự cập nhật về định mức, đơn giá, mức lương nhân công của các cơ quan chức năng là kịp thời) có giá trị trung bình tương đối cao, lần lượt là 3,00; 3,02; 3,12.

Biến B4 (Dự toán được lập phù hợp với thiết kế và tổng mức đầu tư được duyệt) được đánh giá cao nhất với 3,82 điểm là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Hầu hết các hồ sơ dự tốn xây dựng cơng trình được lập, thẩm định và phê duyệt đều phù hợp với thiết kế được duyệt và đảm bảo có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổng mức đầu tư được duyệt. Đối với các trường hợp khi lập dự toán phát hiện hồ sơ thiết kế không phù hợp hoặc tổng mức đầu tư tính chưa đầy đủ các nội dung của dự án thì đơn vị chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư cho hợp lý nhằm đảm bảo dự toán được lập phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng mức đầu tư được duyệt.

Tương tự như trên, đạo đức, thái độ và năng lực chuyên môn của cán bộ, cơng chức thẩm định, phê duyệt dự tốn (biến B9 và B8) cũng được đánh giá với số điểm tương đối cao; thể hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức quản lý dự tốn xây dựng cơng trình tương đối phù hợp. Ngồi việc bố trí cán bộ theo đúng chuyên ngành thì hàng năm cán bộ, cơng chức đều được đào tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, địa phương

đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, mua bản quyền các phần mềm chuyên ngành để phục vụ cho công tác quản lý dự tốn, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng của cơng tác thẩm định, phê duyệt dự toán.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, ta thấy biến B7 (Năng lực chuyên môn của chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu) bị những người được khảo sát đánh giá với số điểm rất thấp là 1,96 điểm. Theo quy định tại Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với công tác lập và quản lý dự tốn xây dựng cơng trình, bất cứ sai sót nào trong khâu lập dự tốn đều có trách nhiệm của chủ đầu tư. Vì vậy, ngồi việc phải lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực chun mơn để lập dự tốn cho cơng trình thì chủ đầu tư phải có trình độ, chun mơn và kinh nghiệm phù hợp để kiểm tra, rà soát lại đơn vị tư vấn nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong q trình lập dự tốn. Ngược lại, nếu chủ đầu tư có năng lực, kinh nghiệm hạn chế sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực và đạo đức của đơn vị tư vấn, do đó rất dễ xảy ra sai sót trong các hồ sơ dự tốn. Hiện nay, các đơn vị chủ đầu tư tại Điện Bàn hầu như chỉ làm công việc khớp nối các giai đoạn trong quá trình đầu tư mà chưa thực sự sốt xét, kiểm đếm chất lượng các công việc, đặc biệt là công tác lập dự toán. Sau khi tư vấn lập dự tốn xong thì chủ đầu tư chuyển ngay cho cơ quan thẩm định mà khơng hề rà sốt lại chất lượng dự toán như thế nào, nên nhiều trường hợp dự toán sai trầm trọng khiến cơ quan thẩm định phải trả hồ sơ và đề nghị tư vấn làm lại gần hết.

Biến bị đánh giá thấp thứ hai là B6 (Năng lực chuyên môn của tổ chức và cá nhân tư vấn lập dự toán đảm bảo) với 2,12 điểm. Trong những năm qua, công tác thẩm định dự án cũng như thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra rất nhiều vấn đề sai sót ngay từ khâu lập dự tốn mà ngun nhân chính là do lỗi

của đơn vị tư vấn. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn cịn mang tính chủ quan, vị nễ mối quan hệ, một số đơn vị tư vấn lập dự tốn cho những cơng trình trước đây mặc dù gây nhiều sai sót nhưng vẫn được chọn lại, do đó năng lực chuyên môn của tư vấn lập dự tốn tại Điện Bàn chưa đảm bảo. Vì vậy dự tốn được lập nhiều khi có những sai sót lớn, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, làm tiến độ thi công kéo dài và gây thất thốt lãng phí nguồn vốn. Ví dụ: Gói thầu Đường giao thơng làng nghề tại xã Điện Phương có tổng mức đầu tư được duyệt là 3,2 tỷ đồng. Nhưng do đơn vị tư vấn không khảo sát kỹ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng nên khi triển khai thực hiện chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng lên 1,9 tỷ đồng, đẩy tổng mức đầu tư lên 5,1 tỷ đồng, làm mất khả năng cân đối vốn nên không thể triển khai thực hiện dứt điểm dự án, gây chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)