Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC

2.2.1. Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch

hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện Bàn thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể như sau: 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 2015 2016 Bình qn 2012 - 2016 Khác Giáo dục Văn hóa, du lịch Nơng nghiệp Cơng nghiệp Giao thơng

Hình 2.3. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện Bàn

Bên cạnh đó, hiện nay việc phân bổ và quản lý thực hiện VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn tuân thủ theo các nguyên tắc: Ưu tiên bố trí vốn ngân sách thanh toán dứt điểm các dự án đã quyết toán dự án hoàn thành. Nguồn vốn cịn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp rồi mới đến dự án khởi công mới theo nguyên tắc: Năm đầu bố trí vốn khoảng 30% so với tổng mức đầu tư của dự án, từ năm thứ 2 trở đi bố trí vốn đạt 60% - 70% so với tổng mức đầu tư của dự án, sau khi quyết tốn dự án hồn thành sẽ bố trí vốn thanh tốn dứt điểm trong thời gian khơng quá 3 năm. Điều này thể hiện rõ ở Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Kế hoạch VĐTTNS (Triệu đồng) 258.582 220.128 230.025 310.080 426.658 Vốn cho dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng 46.415 36.849 42.233 136.156 219.345 Vốn cho dự án chuyển tiếp 60.224 45.522 59.599 93.706 134.952 Vốn cho dự án

khởi công mới 151.943 137.756 128.193 80.218 72.361 2. Cơ cấu VĐTTNS (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Vốn cho dự án đã hoàn

thành đưa vào sử dụng 17,95 16,74 18,36 43,91 51,41 Vốn cho dự án chuyển tiếp 23,29 20,68 25,91 30,22 31,63 Vốn cho dự án

khởi công mới 58,76 62,58 55,73 25,87 16,96

(Nguồn: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của UBND thị xã Điện Bàn)

Mặc dù kế hoạch VĐTTNS năm 2012 - 2014 thấp nhưng vốn cho dự án chuyển tiếp và khởi công mới chiếm đến 82% trong kế hoạch vốn. Ngược lại, kế hoạch VĐTTNS năm 2015, 2016 tăng mạnh so với những năm trước, nhưng vốn cho dự án chuyển tiếp và khởi công mới giảm (chiếm khoản 52% trong kế hoạch vốn), thay vào đó vốn chủ yếu được bố trí cho dự án đã hồn thành đưa vào sử dụng (tỷ lệ bố trí vốn để trả nợ cơng trình hồn thành trên tổng số vốn đầu tư XDCB tăng từ 17,95% năm 2012 lên 51,41% năm 2016). Nguyên nhân là do: Kinh tế Điện Bàn nói riêng và kinh tế cả nước nói chung ở giai đoạn 2013 - 2014 gặp khó khăn nên ngân sách chi cho XDCB bị hạn chế. Tuy nhiên, để Điện Bàn được cơng nhận thị xã vào năm 2015 thì những năm 2012, 2013, 2014 cần phải đẩy mạnh đầu tư các cơng trình mới nhằm đạt các tiêu chí lên thị xã; vì vậy, Điện Bàn chấp nhận nợ XDCB trong những năm này để đạt mục tiêu đề ra. Đến năm 2015 và 2016, kinh tế Điện Bàn khởi sắc hơn nên chi đầu tư xây dựng tăng mạnh. Giai đoạn này chủ yếu chi để trả nợ XDCB, bởi vì Điện Bàn đã trở thành thị xã vào năm 2015 thì nhu cầu đầu tư mới giảm dần; đồng thời đến năm 2015 hầu như toàn bộ văn bản về đầu tư xây dựng được thay thế và hoàn thiện hơn, đặc biệt là việc ra đời của Luật Đầu tư công đã giúp công tác quản lý VĐTTNS chặt chẽ hơn, đòi hỏi địa phương phải giải quyết nợ XDCB trước khi muốn đầu tư mới.

Nhờ tuân thủ quy trình và các nguyên tắc theo Luật định mà công tác lập, phân bổ, quản lý sử dụng VĐTTNS đã có những chuyển biến rõ rệt. Năm 2015, 2016, đầu tư xây dựng của Thị xã tập trung hơn và nợ đọng XDCB dần được kiểm soát. Những năm đầu tư cao điểm 2012, 2013, 2014, nợ XDCB tăng rất cao, nợ XDCB năm 2014 khoản 302 tỷ đồng là mức cao nhất, đến năm 2015 thanh toán được khoản 35%. Năm 2016, Thị xã vừa hạn chế đầu tư mới vừa đẩy mạnh việc trả nợ nên nợ XDCB chỉ còn 38 tỷ đồng.

Bảng 2.8. Tình hình nợ đọng XDCB của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

Năm thực hiện 2012 2013 2014 2015 2016

Nợ đọng XDCB 165.052 249.392 302.238 198.739 38.446

(Nguồn: Báo cáo của Phịng Tài chính - Kế hoạch thị xã Điện Bàn)

Ngoài ra, hàng năm Thị xã chủ động rà soát, cắt giảm, dãn tiến độ các cơng trình đã được bố trí vốn nhưng chưa có khối lượng để thanh tốn; hỗn thực hiện các cơng trình chưa thực sự cần thiết để tập trung vốn trả nợ các cơng trình hồn thành và tập trung đầu tư các chương trình, đề án trọng điểm của Thị xã. Trong 5 năm từ 2012 đến 2016 đã thực hiện cắt giảm, hoãn, dãn tiến độ được 19.704 triệu đồng, số liệu cụ thể các năm ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tình tình cắt giảm, hỗn, dãn tiến độ VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

Năm thực hiện 2012 2013 2014 2015 2016 2012 - 2016 Số vốn cắt giảm, hoãn,

dãn tiến độ thực hiện 3.600 4.355 4.022 3.042 4.685 19.704

(Nguồn: Báo cáo của Phịng Tài chính - Kế hoạch thị xã Điện Bàn)

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn vẫn còn một số hạn chế:

- Những năm 2012, 2013, 2014, nhu cầu đầu tư phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lớn, nhưng nguồn vốn rất hạn chế nên việc phân bổ vốn cho một số cơng trình, dự án cịn dàn trải, kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nợ đọng XDCB ở Điện Bàn giai đoạn này tăng cao đến như vậy.

- Đôi khi việc xác định danh mục dự án để đưa vào kế hoạch VĐTTNS trung hạn chưa bám sát nhu cầu thực tế. Có những cơng trình, dự án cần thiết thì khơng đưa vào kế hoạch. Ngược lại, một số cơng trình chưa thực sự cấp thiết lại đưa vào kế hoạch gây trùng lặp; hoặc đưa vào kế hoạch các dự án mà phần đối ứng của xã, phường không đảm bảo nên không triển khai được, dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch nhiều lần.

Ví dụ: Các dự án xã hội hóa xây dựng vỉa hè yêu cầu phần đối ứng của ngân sách phường là 20% tổng mức đầu tư. Phường Điện Nam Trung và phường Điện Nam Bắc khơng có vốn để đối ứng 20% theo quy định, nhưng kế hoạch VĐTTNS trung hạn vẫn ghi danh mục các dự án do UBND phường Điện Nam Trung, Điện Nam Bắc làm chủ đầu tư vào năm 2016, 2017, do đó những dự án này không thể triển khai được. Trong khi các phường Điện Ngọc, Điện An, Điện Dương có nhu cầu đầu tư và đảm bảo vốn đối ứng thì khơng được ghi vào kế hoạch VĐTTNS trung hạn.

- Việc xây dựng kế hoạch VĐTTNS đôi khi chưa khảo sát kỹ tình hình thực tế của các địa phương hoặc còn theo ý chí chủ quan của người lập kế hoạch nên vẫn cịn hiện tượng địa phương này thì được đầu tư quá nhiều dự án, trong khi địa phương khác lại được đầu tư rất ít dẫn đến kết cấu hạ tầng của địa phương đó khơng có nhiều thay đổi, tình hình kinh tế - xã hội chậm phát triển. Ví dụ: Các xã phía Tây Thị xã như: Điện Tiến, Điện Hồng rất ít khi được quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, trong khi khu vực phía Đơng như Điện Ngọc, Điện Dương lại được đầu tư rất mạnh.

- Công tác xác định tổng mức đầu tư của dự án để đưa vào kế hoạch VĐTTNS còn chưa sát đúng với thực tiễn, có một số trường hợp xác định tổng mức đầu tư thấp hơn tình hình thực tế nên khi triển khai lập dự tốn gặp khó khăn, dẫn đến phải điều chỉnh dự án và kế hoạch VĐTTNS nhiều lần. Giai đoạn 2012 - 2016 có 14 dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng

20.395 triệu đồng, tức là tăng 10,78% so với tổng mức đầu tư ban đầu, nguyên nhân là do người lập tổng mức đầu tư tính thiếu một số thành phần chi phí.

Bảng 2.10. Tình hình điều chỉnh

kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

Năm Số dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư (Dự án) Tổng mức đầu tư ban đầu (Triệu đồng) Tổng mức đầu tư điều chỉnh (Triệu đồng) Chênh lệch (Triệu đồng) Tỷ lệ giữa phần chênh lệch so với tổng mức đầu tư ban

đầu (%) (1) (2) (3) (4) (5) = (4)-(3) (6) = (5)/(3) 2012 6 65.861 72.889 7.028 10,67 2013 4 71.300 80.365 9.065 12,71 2014 3 44.153 48.070 3.917 8,87 2015 1 7.891 8.276 385 4,88 2016 0 0 0 0 0,00 Tổng 14 189.205 209.600 20.395 10,78

(Nguồn: Báo cáo của Phịng Tài chính - Kế hoạch thị xã Điện Bàn)

Để đánh giá rõ hơn thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS tại Điện Bàn, tác giả thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi thể hiện ở Phụ lục 02 và trình bày kết quả ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thống kê mô tả các khảo sát về công tác

lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn

Biến điều tra Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị xuất hiện nhiều nhất Độ lệch chuẩn A1 150 1 5 558 3,72 4 4 1,031 A2 150 2 5 574 3,83 4 4 0,925 A3 150 1 5 408 2,72 3 3 1,069 A4 150 1 5 420 2,80 3 3 1,093 A5 150 1 5 509 3,39 3 4 1,048 A6 150 1 5 362 2,41 2 2 1,011 A7 150 1 5 468 3,12 3 3 1,093 A8 150 2 5 480 3,20 3 3 0,962

(Nguồn: Tính tốn của tác giả sử dụng phần mềm SPSS)

Số liệu Bảng 2.11 cho thấy: Trong 150 mẫu nghiên cứu thu thập được, hầu hết các biến số được đánh giá trải đều từ 1 đến 5 điểm. Điều đó chứng tỏ rằng các đối tượng được điều tra có thái độ và cảm nhận khác nhau về cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS, tức là có người hồn toàn đồng ý nhưng cũng có người khơng đồng ý với quan điểm của thang đo.

Ta thấy các biến quan sát có giá trị trung bình từ 2,41 đến 3,83 điểm, cao nhất là biến A2 (Việc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách gắn với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương) 3,83 điểm, tiếp theo là biến A1 (Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

được thực hiện đúng trình tự và tiến độ thời gian quy định) với 3,72 điểm. Biến có giá trị trung bình thấp nhất là A6 (Phân bổ vốn đáp ứng được phân kỳ đầu tư theo phê duyệt dự án, quy mơ nhóm dự án) 2,41 điểm, biến A3 (Phân bổ vốn đầu tư có xem xét đến nhu cầu hiện tại và nguồn ngân sách thực tế) 2,72 điểm và biến A4 (Danh mục dự án đưa vào kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách đảm bảo điều kiện được phân bổ vốn theo quy định) với 2,80 điểm.

Như vậy, nhìn chung các đối tượng được điều tra đều cho rằng việc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS gắn với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH của thị xã Điện Bàn; đồng thời quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS của Thị xã được thực hiện đúng trình tự và tiến độ thời gian quy định. Bên cạnh đó, cơng tác kế hoạch VĐTTNS vẫn cịn một số tồn tại, đó là việc phân bổ vốn chưa đáp ứng được phân kỳ đầu tư theo phê duyệt dự án nên phát sinh số lượng nợ đọng XDCB tương đối lớn trong thời gian qua. Ngoài ra, việc phân bổ vốn đầu tư chưa thực sự xem xét đến nhu cầu hiện tại và nguồn ngân sách thực tế, một số dự án chưa đảm bảo điều kiện phân bổ vốn theo quy định nhưng vẫn được đưa vào kế hoạch VĐTTNS, điều này khiến cho kế hoạch VĐTTNS của Thị xã phải điều chỉnh nhiều lần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)