Các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 107 - 110)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.2. Các văn bản pháp luật

a. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Việc ban hành Luật Đầu tư công được đánh giá là đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư cơng; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải trong đầu tư cơng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc ban hành Luật Đầu tư công cũng tạo ra công cụ quan trọng để bảo đảm việc quản lý đầu tư cơng được cơng khai, minh bạch, góp phần tích cực vào việc chống thất thốt, lãng phí. Đồng thời, cũng là căn cứ pháp lý để tăng

cường cơng tác phịng chống tham nhũng, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu trong quản lý đầu tư công.

Việc triển khai Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn thi hành đã ngăn ngừa được sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí trong việc quyết định chủ trương đầu tư. Bởi vì Luật Đầu tư cơng đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư; tăng cường cơng tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; và đổi mới, hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công, phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp.

b. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Ngày 18/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thơng qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Đây là luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng với những đổi mới căn bản, có tính đột phá. Luật Xây dựng năm 2014 đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo tiền khả thi, lập báo cáo khả thi, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng; sự điều chỉnh này áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn. [23]

Luật Xây dựng năm 2014 phân định rõ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau phải có phương thức và phạm vi quản lý khác nhau. Trong đó, đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước thì các cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm sốt q trình đầu tư trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng. Luật cũng đã đổi mới mơ hình quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng chuyên nghiệp hóa, áp dụng các mơ hình ban quản lý dự án đầu tư xây

dựng chuyên nghiệp hoặc theo khu vực để quản lý các dự án có sử dụng vốn nhà nước.

c. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định cụ thể về công tác đấu thầu và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động đấu thầu. Về cơ bản, Luật Đấu thầu năm 2013 đã thay đổi toàn diện Luật Đấu thầu năm 2005 và phạm vi điều chỉnh của luật được mở rộng tối đa nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước. Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể. [26]

Luật còn quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung một số phương pháp mới trong đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mơ của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng khơng đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.

d. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khố XIII đã thơng qua Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Đây là đạo luật quan trọng tạo bước ngoặt mới trong quản lý ngân sách nhà nước theo hành lang pháp lý mới, đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tài chính cơng theo hướng hiện đại. Trên cơ sở tổng kết 13 năm thực hiện, để khắc phục các tồn tại, bất cập của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Luật NSNN mới đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng. [35]

Nội dung về phân cấp quản lý NSNN phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền cũng được rà soát để phù hợp với quy định hiện hành, đồng bộ với Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đặc biệt, Luật NSNN mới đã bám sát quy định tại Điều 55 của Hiến pháp năm 2013, đó là: “NSNN, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính cơng khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)