7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN
1.2.5. Quyết toán dự án hoàn thành
a. Khái niệm quyết toán dự án hoàn thành
Quyết toán dự án hoàn thành là đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. [4]
Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành, các cơ quan quản lý nhà nước rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý VĐTTNS. [4]
b. Nguyên tắc quyết toán dự án hoàn thành
- Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Đối với các dự
án sử dụng vốn NSNN, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh. [9]
- Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, rõ ràng, đầy đủ và chính xác; phải chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính - đầu tư - xây dựng của Nhà nước.
c. Quy trình quyết toán dự án hoàn thành
- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt (chậm nhất 3 tháng đối với dự án nhóm C và 6 tháng đối với dự án nhóm B tính từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo những nội dung như sau: (1) Thẩm tra hồ sơ pháp lý; (2) Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án; (3) Thẩm tra chi phí đầu tư; (4) Thẩm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản; (5) Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; (6) Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng; (7) Xem xét kết quả điều tra của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước và việc chấp hành của chủ đầu tư, các đơn vị liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan này (nếu có). Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch. Thời gian thẩm tra quyết toán là 1 tháng đối với dự án nhóm C và 2 tháng đối với dự án nhóm B tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Sau khi thẩm tra quyết toán, cơ quan thẩm tra quyết toán trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
- Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại KBNN. [4], [9]
d. Tiêu chí đánh giá công tác quyết toán dự án hoàn thành
- Thời gian quyết toán dự án hoàn thành đảm bảo đúng hạn.
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành góp phần hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư, thể hiện qua số tiền bị cắt giảm khi thẩm tra phê duyệt quyết toán.
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách
a. Khái niệm thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách
Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình sử dụng, quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách. [27]
Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý VĐTTNS để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý VĐTTNS.
b. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách
- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. [27]
c. Quy trình thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách
- Ngoài cơ quan thanh tra cấp huyện, UBND cấp huyện có thể thành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra một số dự án đầu tư quan trọng sử dụng vốn NSNN. Hằng năm, cơ quan thanh tra lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS; trong đó đề ra mục tiêu, tiến độ, dự kiến các hoạt động thực hiện. Trước khi thực hiện kiểm tra, cơ quan thanh tra phải gửi danh mục các công trình sẽ kiểm tra để cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ cần thiết.
- Cơ quan thanh tra tổ chức kiểm tra hồ sơ hoặc thực trạng của công trình nhằm phát hiện những sai sót, khó khăn trong quá trình sử dụng, quản lý VĐTTNS; sau đó đưa ra kết luận thanh tra.
- Các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra để khắc phục những sai phạm và phát huy những ưu điểm.
d. Tiêu chí đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách
- Công tác thanh tra, kiểm tra góp phần hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư, thể hiện qua số tiền sai phạm bị phát hiện khi thanh tra, kiểm tra.
- Các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc.
1.3.NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Hoạt động đầu tư XDCB được tiến hành ngoài trời, do đó các yếu tố về môi trường, địa hình, thời tiết, ... có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB và công tác quản lý vốn. Những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như địa hình đồi núi, giao thông cách trở, xa nơi cung cấp nguyên vật liệu, thường xuyên xảy ra thiên tai thì tiến độ thi công kéo dài, dễ phát sinh chi phí và hiệu quả sử dụng vốn thấp nên công tác
quản lý vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối với địa bàn có địa chất ổn định, địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi thì ít phát sinh khối lượng, chi phí nên công tác quản lý vốn sẽ thuận lợi hơn.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiệu quả sử dụng, quản lý VĐTTNS có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội. Thông thường, điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và đời sống của người dân được đảm bảo thì nguồn ngân sách cho đầu tư XDCB sẽ được cấp đầy đủ theo kế hoạch. Điều kiện kinh tế - xã hội cùng với mặt bằng dân trí khá thì công tác giám sát cộng đồng đối với việc sử dụng VĐTTNS sẽ tốt hơn, đồng thời cũng thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách về giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, từ đó hiệu quả sử dụng và quản lý VĐTTNS được nâng cao. [16]
Ngược lại, nếu nền kinh tế mất ổn định, tăng trưởng kinh tế chậm lại thì Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, cắt giảm vốn, giãn tiến độ thực hiện. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao, dẫn đến tăng chi phí đầu vào và đẩy giá thành xây dựng tăng, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VĐTTNS và gây khó khăn cho công tác quản lý VĐTTNS. [14]
1.3.3. Môi trƣờng pháp lý cho quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Các văn bản pháp luật về quản lý VĐTTNS là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý VĐTTNS. Nó hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng, quản lý VĐTTNS. Do đó, hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, không chồng chéo sẽ hạn chế tình trạng thất thoát VĐTTNS, tạo ra sức hút lớn trong đầu tư và giúp công tác quản lý VĐTTNS được thuận lợi. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách thường xuyên thay đổi hoặc không phù hợp với thực tế sẽ làm
giảm hiệu quả quản lý VĐTTNS, gây cản trở việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3.4. Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng đối với công tác quản lý VĐTTNS, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý VĐTTNS sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý VĐTTNS thể hiện ở các khía cạnh sau:
a. Năng lực quản lý của người lãnh đạo
Năng lực quản lý của người lãnh đạo thể hiện ở chỗ: (1) Đề ra chiến lược, kế hoạch VĐTTNS phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; (2) Lập kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; (3) Tạo một cơ cấu tổ chức hợp lý, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, các cơ quan quản lý VĐTTNS. Người lãnh đạo có năng lực quản lý cao, thực hiện tốt các công việc kể trên thì công tác quản lý VĐTTNS sẽ đạt chất lượng và hiệu quả. Ngược lại, nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý thì việc triển khai thực hiện VĐTTNS sẽ kém hiệu quả; dễ gây tình trạng vốn đầu tư dàn trải, phân bổ vốn không hợp lý; có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí NSNN; không thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
b. Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham mưu
Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham mưu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quản lý VĐTTNS. Cán bộ có năng lực chuyên môn cao sẽ góp phần làm giảm thất thoát VĐTTNS. Trong công tác xây dựng kế hoạch vốn, nếu cán bộ có trình độ tốt sẽ giúp phân bổ vốn phù hợp với tình hình
thực tế của các công trình, ưu tiên cho các công trình chuyển tiếp và đặc biệt quan trọng, qua đó đẩy nhanh tiến độ thi công dự án và hoàn thành các mục tiêu Nhà nước đặt ra. Trong công tác cấp phát vốn cũng vậy, cán bộ có chuyên môn giỏi sẽ cấp vốn đúng đối tượng, đúng việc, tránh tình trạng công trình cần vốn thì chưa được cấp, công trình chưa thật sự cần vốn lại được giải ngân ồ ạt. Bên cạnh đó, cán bộ có năng lực cũng sẽ giúp Nhà nước tránh thất thoát vốn trong khâu thanh, quyết toán công trình hoàn thành bằng cách đưa ra giá trị quyết toán tương đương với tình hình thực tế thi công công trình.
c. Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức của cán bộ cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng đối với công tác quản lý VĐTTNS. Cán bộ có phẩm chất tốt, chuyên tâm vào công việc, luôn chịu khó trao dồi kiến thức, cập nhật các quy định về quản lý VĐTTNS sẽ có cái nhìn tổng quan đối với tình hình thực hiện VĐTTNS tại địa phương; qua đó đưa ra những phương án quản lý tối ưu, kịp thời. Ngược lại, cán bộ không có trách nhiệm với công việc sẽ khiến cho công tác quản lý đi vào lối mòn, không phù hợp với xu hướng hiện tại, từ đó gây thất thoát, lãng phí vốn ngân sách. Ngoài ra, căn bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên; hạch sách, đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận, ... của cán bộ cũng ảnh hưởng rất xấu tới quá trình quản lý VĐTTNS. [15]
1.3.5. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB
Khoa học công nghệ đóng vai trò to lớn ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ngày nay. Trong lĩnh vực quản lý ngân sách nói chung và quản lý VĐTTNS nói riêng, việc ứng dụng khoa học công nghệ đã được triển khai sâu rộng vào hầu hết các quy trình, nội dung quản lý; nhờ đó tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu; tạo tiền đề cho việc cải cách nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì vậy, khoa
học công nghệ là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý VĐTTNS. [14]
1.4.KINH NGHIỆM QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG KHÁC NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG KHÁC
1.4.1. Kinh nghiệm của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Quận Liên Chiểu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung là một địa phương có thành tích về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý VĐTTNS. Qua các tài liệu và tiếp cận thực tế, tác giả nhận thấy quận Liên Chiểu có các vấn đề nổi bật trong công tác quản lý VĐTTNS như sau:
Thứ nhất, UBND quận Liên Chiểu đã cụ thể hóa các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý VĐTTNS của Trung ương và UBND thành phố Đà Nẵng thành các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân cấp. Thông qua các quy trình quản lý này, UBND quận Liên Chiểu hướng dẫn chi tiết các nội dung của quá trình quản lý VĐTTNS như: bố trí và đăng ký vốn đầu tư; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; thanh toán vốn đầu tư; quyết toán vốn đầu tư,… Việc cụ thể hóa quy trình quản lý VĐTTNS đã tạo bước đột phá của quận Liên Chiểu trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.
Thứ hai, bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp
nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng VĐTTNS. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Quận Liên Chiểu là điểm sáng của thành phố Đà Nẵng trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thời gian qua. Điển hình là việc giải phóng mặt bằng các công trình: Nút giao thông khác mức Ngã ba Huế, Khu số 2, Khu số 7 Trung tâm đô thi mới Tây Bắc. Thành công của địa phương này dựa vào các yếu tố:
- UBND quận Liên Chiểu đã vận dụng và thực hiện tốt quy định của UBND thành phố Đà Nẵng về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định này rất rõ ràng, chi tiết và phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục của quy định là bồi thường theo nguyên tắc “hài hòa lợi ích”, nghĩa là khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, sẽ làm tăng điều kiện môi trường sống của khu vực thì người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án phải hy