CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 106)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Các dự báo

“Theo một nghiên cứu của PwC cho biết, Indonesia, Việt Nam và Philippines - là những quốc gia có thể dành được sự tập trung của nhiều nhà đầu tư phát triển. Hơn 50% của tất cả các công ty xây dựng lớn trên thế giới đã bắt đầu tiến hành tấn công tại các thị trường mới nổi.”[25] Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mong muốn hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế khi tham gia nhiều tổ chức, hiệp định, diễn đàn như WTO, TPP, APEC, ... Gần đây nhất là sự kiện Việt Nam tổ chức APEC năm 2017 và đã cực kỳ thành công, dự báo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước sẽ ngày càng sâu rộng. Các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư XDCB nói riêng sẽ có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên công tác quản lý vốn đầu tư sẽ ngày càng phức tạp khi có yếu tố nước ngoài tham gia vào các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Dẫn đến hệ thống pháp luật của Việt Nam phải ngày càng hoàn thiện, tiệm cận với pháp luật quốc tế và đội ngũ quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ năng lực để thành công trong xu thế hội nhập.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Mà ngành xây dựng lại có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Vì vậy trong tương lai, việc đầu tư xây dựng sẽ bị chi phối không ít bởi yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu. Các vật liệu xây dựng có hại cho môi trường sẽ dần được thay thế bởi những vật liệu sạch, thân thiện với môi trường. Thiết kế xây dựng cũng

phải thích ứng với điều kiện thời tiết ngày càng bất ổn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu tư cũng như công tác quản lý vốn đầu tư.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Nó chi phối mọi hoạt động của con người, mọi lĩnh vực trong cuộc sống; và hoạt động đầu tư, quản lý VĐTTNS cũng không ngoại lệ. Do đó, công tác quản lý VĐTTNS phải thường xuyên đổi mới, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại thì việc quản lý mới đạt hiệu quả cao.

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đang tăng cao. Vì vậy, việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cần được định hình lại, đảm bảo huy động có hiệu quả nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

Trình độ hiểu biết của người dân và các doanh nghiệp ngày càng tăng. Sự giám sát, phản biện xã hội, giám sát đầu tư cộng đồng ngày càng phát triển, năng lực giám sát ngày càng cao. Thế nên hoạt động quản lý VĐTTNS phải luôn công khai, minh bạch.

3.1.2. Các văn bản pháp luật

a. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Việc ban hành Luật Đầu tư công được đánh giá là đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải trong đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc ban hành Luật Đầu tư công cũng tạo ra công cụ quan trọng để bảo đảm việc quản lý đầu tư công được công khai, minh bạch, góp phần tích cực vào việc chống thất thoát, lãng phí. Đồng thời, cũng là căn cứ pháp lý để tăng

cường công tác phòng chống tham nhũng, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu trong quản lý đầu tư công.

Việc triển khai Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn thi hành đã ngăn ngừa được sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí trong việc quyết định chủ trương đầu tư. Bởi vì Luật Đầu tư công đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư; tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; và đổi mới, hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công, phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp.

b. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Ngày 18/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Đây là luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng với những đổi mới căn bản, có tính đột phá. Luật Xây dựng năm 2014 đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo tiền khả thi, lập báo cáo khả thi, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; sự điều chỉnh này áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn. [23]

Luật Xây dựng năm 2014 phân định rõ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau phải có phương thức và phạm vi quản lý khác nhau. Trong đó, đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước thì các cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình đầu tư trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Luật cũng đã đổi mới mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng chuyên nghiệp hóa, áp dụng các mô hình ban quản lý dự án đầu tư xây

dựng chuyên nghiệp hoặc theo khu vực để quản lý các dự án có sử dụng vốn nhà nước.

c. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định cụ thể về công tác đấu thầu và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động đấu thầu. Về cơ bản, Luật Đấu thầu năm 2013 đã thay đổi toàn diện Luật Đấu thầu năm 2005 và phạm vi điều chỉnh của luật được mở rộng tối đa nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước. Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể. [26]

Luật còn quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung một số phương pháp mới trong đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.

d. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn

Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Đây là đạo luật quan trọng tạo bước ngoặt mới trong quản lý ngân sách nhà nước theo hành lang pháp lý mới, đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tài chính công theo hướng hiện đại. Trên cơ sở tổng kết 13 năm thực hiện, để khắc phục các tồn tại, bất cập của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Luật NSNN mới đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng. [35]

Nội dung về phân cấp quản lý NSNN phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền cũng được rà soát để phù hợp với quy định hiện hành, đồng bộ với Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đặc biệt, Luật NSNN mới đã bám sát quy định tại Điều 55 của Hiến pháp năm 2013, đó là: “NSNN, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật”.

3.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Điện Bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Theo quy hoạch, để thực hiện thành công các định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 tầm nhìn năm 2030 thì thị xã Điện Bàn cần tập trung vào các trọng điểm đột phá sau:

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; coi trọng kiến trúc cảnh quan thiên nhiên trong phương án quy hoạch khu trung tâm Thị xã, một số trung tâm văn hóa - kinh tế - kỹ thuật, các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung đi kèm các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả điều hành quản lý nhà nước của chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, tạo tiền đề cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư.

- Tạo bước phát triển đột phá về dịch vụ, nhất là du lịch. Chủ động xúc tiến, kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng của Thị xã, không bị động trông chờ.

- Khai thác hiệu quả đầu tư của khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với đô thị hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, chú trọng tới tăng trưởng kinh tế ổn định dựa trên chiến lược công nghiệp hóa phù hợp. [44]

3.1.4. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐTTNS cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội. Bời vì, mục tiêu đầu tư của tư nhân là lợi nhuận về kinh tế, còn mục tiêu đầu tư của Nhà nước không phải dừng lại ở lợi ích kinh tế thuần tuý mà gắn liền với hiệu quả xã hội.

Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn NSNN bằng cách tăng cường các biện pháp huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác vào những dự án kết cấu hạ tầng tại địa phương. Nguồn vốn ngân sách chỉ mang tính chất “châm ngòi” để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Thứ ba, quản lý VĐTTNS phải phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đáp ứng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Thứ tư, công khai, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư, thường xuyên đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chặt chẽ theo quy định, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quản lý vốn đầu tư.

Thứ năm, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong quản lý VĐTTNS theo hướng đơn giản, rõ ràng, giảm bớt các khâu trung gian.

Thứ sáu, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ; đồng thời cải thiện bộ máy quản lý VĐTTNS để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý, vận hành vốn.

3.2.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

Để hoàn thiện công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn thì phải tiếp tục phát huy những thành công và khắc phục những hạn chế trong các khâu: Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS; lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình; đấu thầu; kiểm soát thanh toán VĐTTNS; quyết toán dự án hoàn thành; thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS. Dưới đây tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu ở mục 2.3.2.

3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

Năm 2015 và 2016, Điện Bàn đã đẩy mạnh việc trả nợ đọng XDCB, nhờ đó số nợ giảm còn 38.446 triệu đồng (Xem Bảng 2.8). Đây là một con số không nhỏ, vì vậy trong giai đoạn sắp tới, Điện Bàn cần tiếp tục tập trung nguồn lực bố trí vốn đầu tư xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng XDCB đã có khối lượng hoàn thành hoặc gần hoàn thành để đẩy nhanh việc bàn giao đưa công trình vào sử dụng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư. Nguồn vốn còn lại mới bố trí cho dự án khởi công mới; ưu tiên và tập trung vốn cho các dự án trọng điểm chứ không bố trí vốn dàn trải cho nhiều công trình, không để tình trạng nợ đọng lớn và tiếp tục kéo dài.

Việc bố trí vốn cho từng dự án phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; kiên quyết không bố trí vốn các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển KT- XH và phát triển đô thị của Thị xã. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không khả thi sang các dự án đảm bảo tiến độ nhưng còn thiếu vốn.

Việc xác định danh mục dự án để đưa vào kế hoạch VĐTTNS cần bám sát nhu cầu thực tế; các đơn vị sử dụng ngân sách rà soát kỹ nhu cầu đầu tư rồi gửi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét, tổng hợp. Đối với dự án có phần vốn đối ứng của xã, phường thì Phòng Tài chính - Kế hoạch phải kiểm tra, thẩm định kỹ phần vốn đối ứng của các xã, phường trước khi đưa vào kế hoạch vốn; tránh tình trạng công trình đã đưa vào kế hoạch vốn nhưng không thực hiện được do xã, phường không có vốn đối ứng.

Việc xây dựng kế hoạch VĐTTNS cần phải khách quan, công khai, minh bạch và cần khảo sát kỹ tình hình thực tế của các địa phương để tránh tình trạng đầu tư không hợp lý giữa các vùng hoặc đầu tư không hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn vốn. So với các địa phương khác, các xã phía Tây Điện Bàn như Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Thọ ít được quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nên thời gian tới Thị xã cần chú trọng đến các địa phương này hơn.

Công tác xác định tổng mức đầu tư của dự án để đưa vào kế hoạch VĐTTNS phải trên cơ sở các căn cứ khoa học, sát đúng với thực tế tại địa phương, tránh tình trạng do xác định tổng mức đầu tư không đúng phải điều chỉnh kế hoạch vốn.

Cần rà soát, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện về việc đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tại Thị xã trong giai đoạn trước, xem có những hạn chế, khuyết điểm nào, nguyên nhân hạn chế là ở đâu và việc đầu tư có mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương hay không. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch VĐTTNS cho Thị xã trong giai đoạn tới, có như vậy thì công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn mới hoàn thiện hơn.

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình

Hạn chế lớn nhất của công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình ở Điện Bàn trong thời gian qua là năng lực của đơn vị tư vấn

lập dự toán và năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư chưa đảm bảo. Vì vậy,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)