7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Hiệu quả sử dụng, quản lý VĐTTNS có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội. Thông thường, điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và đời sống của người dân được đảm bảo thì nguồn ngân sách cho đầu tư XDCB sẽ được cấp đầy đủ theo kế hoạch. Điều kiện kinh tế - xã hội cùng với mặt bằng dân trí khá thì cơng tác giám sát cộng đồng đối với việc sử dụng VĐTTNS sẽ tốt hơn, đồng thời cũng thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách về giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, từ đó hiệu quả sử dụng và quản lý VĐTTNS được nâng cao. [16]
Ngược lại, nếu nền kinh tế mất ổn định, tăng trưởng kinh tế chậm lại thì Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, cắt giảm vốn, giãn tiến độ thực hiện. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao, dẫn đến tăng chi phí đầu vào và đẩy giá thành xây dựng tăng, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VĐTTNS và gây khó khăn cho cơng tác quản lý VĐTTNS. [14]
1.3.3. Môi trƣờng pháp lý cho quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Các văn bản pháp luật về quản lý VĐTTNS là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý VĐTTNS. Nó hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng, quản lý VĐTTNS. Do đó, hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hồn chỉnh, khơng chồng chéo sẽ hạn chế tình trạng thất thoát VĐTTNS, tạo ra sức hút lớn trong đầu tư và giúp công tác quản lý VĐTTNS được thuận lợi. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách thường xuyên thay đổi hoặc không phù hợp với thực tế sẽ làm
giảm hiệu quả quản lý VĐTTNS, gây cản trở việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3.4. Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng đối với công tác quản lý VĐTTNS, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, mơi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý yếu kém, ln có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì cơng tác quản lý VĐTTNS sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý VĐTTNS thể hiện ở các khía cạnh sau:
a. Năng lực quản lý của người lãnh đạo
Năng lực quản lý của người lãnh đạo thể hiện ở chỗ: (1) Đề ra chiến lược, kế hoạch VĐTTNS phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; (2) Lập kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; (3) Tạo một cơ cấu tổ chức hợp lý, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, các cơ quan quản lý VĐTTNS. Người lãnh đạo có năng lực quản lý cao, thực hiện tốt các công việc kể trên thì cơng tác quản lý VĐTTNS sẽ đạt chất lượng và hiệu quả. Ngược lại, nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức khơng hợp lý thì việc triển khai thực hiện VĐTTNS sẽ kém hiệu quả; dễ gây tình trạng vốn đầu tư dàn trải, phân bổ vốn khơng hợp lý; có thể dẫn đến thất thốt, lãng phí NSNN; khơng thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
b. Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham mưu
Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham mưu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quản lý VĐTTNS. Cán bộ có năng lực chun mơn cao sẽ góp phần làm giảm thất thốt VĐTTNS. Trong công tác xây dựng kế hoạch vốn, nếu cán bộ có trình độ tốt sẽ giúp phân bổ vốn phù hợp với tình hình
thực tế của các cơng trình, ưu tiên cho các cơng trình chuyển tiếp và đặc biệt quan trọng, qua đó đẩy nhanh tiến độ thi cơng dự án và hồn thành các mục tiêu Nhà nước đặt ra. Trong công tác cấp phát vốn cũng vậy, cán bộ có chuyên môn giỏi sẽ cấp vốn đúng đối tượng, đúng việc, tránh tình trạng cơng trình cần vốn thì chưa được cấp, cơng trình chưa thật sự cần vốn lại được giải ngân ồ ạt. Bên cạnh đó, cán bộ có năng lực cũng sẽ giúp Nhà nước tránh thất thốt vốn trong khâu thanh, quyết tốn cơng trình hồn thành bằng cách đưa ra giá trị quyết tốn tương đương với tình hình thực tế thi cơng cơng trình.
c. Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức của cán bộ cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng đối với công tác quản lý VĐTTNS. Cán bộ có phẩm chất tốt, chuyên tâm vào cơng việc, ln chịu khó trao dồi kiến thức, cập nhật các quy định về quản lý VĐTTNS sẽ có cái nhìn tổng quan đối với tình hình thực hiện VĐTTNS tại địa phương; qua đó đưa ra những phương án quản lý tối ưu, kịp thời. Ngược lại, cán bộ khơng có trách nhiệm với công việc sẽ khiến cho công tác quản lý đi vào lối mịn, khơng phù hợp với xu hướng hiện tại, từ đó gây thất thốt, lãng phí vốn ngân sách. Ngồi ra, căn bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên; hạch sách, địi hối lộ, đưa đút lót, thơng đồng, móc ngoặc, gian lận, ... của cán bộ cũng ảnh hưởng rất xấu tới quá trình quản lý VĐTTNS. [15]
1.3.5. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB
Khoa học cơng nghệ đóng vai trị to lớn ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ngày nay. Trong lĩnh vực quản lý ngân sách nói chung và quản lý VĐTTNS nói riêng, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ đã được triển khai sâu rộng vào hầu hết các quy trình, nội dung quản lý; nhờ đó tiết kiệm thời gian xử lý cơng việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu; tạo tiền đề cho việc cải cách nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì vậy, khoa
học cơng nghệ là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý VĐTTNS. [14]
1.4. KINH NGHIỆM QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG KHÁC NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG KHÁC
1.4.1. Kinh nghiệm của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Quận Liên Chiểu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung là một địa phương có thành tích về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý VĐTTNS. Qua các tài liệu và tiếp cận thực tế, tác giả nhận thấy quận Liên Chiểu có các vấn đề nổi bật trong công tác quản lý VĐTTNS như sau:
Thứ nhất, UBND quận Liên Chiểu đã cụ thể hóa các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý VĐTTNS của Trung ương và UBND thành phố Đà Nẵng thành các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân cấp. Thông qua các quy trình quản lý này, UBND quận Liên Chiểu hướng dẫn chi tiết các nội dung của quá trình quản lý VĐTTNS như: bố trí và đăng ký vốn đầu tư; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; thanh toán vốn đầu tư; quyết toán vốn đầu tư,… Việc cụ thể hóa quy trình quản lý VĐTTNS đã tạo bước đột phá của quận Liên Chiểu trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.
Thứ hai, bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp
nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sử dụng VĐTTNS. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Quận Liên Chiểu là điểm sáng của thành phố Đà Nẵng trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng thời gian qua. Điển hình là việc giải phóng mặt bằng các cơng trình: Nút giao thơng khác mức Ngã ba Huế, Khu số 2, Khu số 7 Trung tâm đô thi mới Tây Bắc. Thành công của địa phương này dựa vào các yếu tố:
- UBND quận Liên Chiểu đã vận dụng và thực hiện tốt quy định của UBND thành phố Đà Nẵng về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định này rất rõ ràng, chi tiết và phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục của quy định là bồi thường theo ngun tắc “hài hịa lợi ích”, nghĩa là khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, sẽ làm tăng điều kiện mơi trường sống của khu vực thì người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình. Cơ chế này được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết riêng.
- UBND quận Liên Chiểu rất coi trọng công tác tuyên truyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngoài ra, UBND quận có chính sách khen thưởng các đối tượng thực hiện giải phóng mặt bằng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối khơng thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Hằng năm, UBND quận ký chương trình triển khai cơng tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về VĐTTNS nói chung.
- Phát huy vai trị, trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo chủ chốt, nhất là đối với các trường hợp phức tạp, điểm nóng trong triển khai dự án. Cá nhân đồng chí Chủ tịch UBND quận đã đối thoại trực tiếp với từng người dân một cách thấu tình đạt lý để giải quyết vướng mắc theo quy định của pháp luật. Điều này làm tăng niềm tin của nhân dân với Nhà nước.
1.4.2. Kinh nghiệm của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và có vị trí quan trọng đối với thủ đô Hà Nội. Tận dụng ưu thế đó, những năm qua, thị xã Phúc Yên tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng từ nguồn ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH. Chính vì vậy, Phúc Yên rất chú trọng đến
việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý VĐTTNS và có những điểm đáng học hỏi như sau:
- Thị xã Phúc Yên kiểm soát rất chặt chẽ việc phê duyệt dự án đầu tư, chỉ phê duyệt dự án đầu tư khi xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; đánh giá các dự án đầu tư, tập trung bố trí nguồn lực đối với các dự án có hiệu quả; cắt giảm, dừng các dự án khơng có hiệu quả; chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án có khả năng chuyển đổi để huy động các nguồn lực khác và giảm áp lực cho NSNN.
- Thị xã coi NSNN là nguồn vốn mồi, tập trung vốn ngân sách cho các cơng trình trọng điểm để thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng cho địa phương. Do đó, đi đôi với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý VĐTTNS, Phúc Yên rất quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Những năm gần đây, Phúc Yên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo quảng bá tiềm năng của Thị xã nhằm kêu gọi các nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước.
- Ưu tiên và tập trung phân bổ vốn ngân sách cho những cơng trình quan trọng, bức xúc, cơng trình đã hồn thành và cơng trình chuyển tiếp; giảm các dự án khởi cơng mới. Nhờ vậy mà hiệu quả đầu tư tại thị xã Phúc Yên tăng cao, nợ đọng XDCB dần được kiểm soát.
- UBND thị xã Phúc Yên tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong cơng tác giải phóng mặt bằng; xử lý các phát sinh trong q trình thanh quyết tốn vốn; chủ động rà sốt, xử lý, điều chỉnh các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách để có biện pháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tăng cường sự phối hợp của các ngành với chủ đầu tư, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện VĐTTNS.
- Việc phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư cơng trình trong hạn mức quy định đã tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án đầu tư, chủ động thực hiện dự án của cấp xã và giảm bớt các thủ
tục hành chính. Đồng thời, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin cho”, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phân bổ và quản lý VĐTTNS. Công tác quản lý ngân sách đầu tư và khả năng cân đối ngân sách của cấp xã từng bước được nâng lên.
- Thị xã Phúc Yên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng VĐTTNS. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư, các nhà thầu, các cơ quan quản lý thực hiện sai quy định về thực hiện, quản lý VĐTTNS.
1.4.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách của các địa phƣơng khác
- Đẩy mạnh cải cách hành chính và cơng khai các quy trình của q trình sử dụng, quản lý VĐTTNS tại địa phương.
- Coi trọng cơng tác tun truyền của các đồn thể gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về sử dụng VĐTTNS nói chung.
- Song song với việc quản lý VĐTTNS, cần phải thực hiện tốt việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để tiến tới xã hội hố cơng tác đầu tư xây dựng, giảm tải các cơng trình đầu tư từ NSNN.
- Tập trung bố trí vốn ngân sách cho các dự án trọng điểm, các dự án mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội của địa phương, hạn chế đầu tư xây dựng dàn trải.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng VĐTTNS nhằm phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định về quản lý VĐTTNS.
- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý VĐTTNS bằng cách làm rõ những nội dung cơ bản sau:
- Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc quản lý VĐTTNS.
- Nội dung quản lý VĐTTNS cấp huyện, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS; Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng cơng trình; Đấu thầu; Kiểm sốt thanh tốn VĐTTNS; Quyết tốn dự án hồn thành; Thanh tra, kiểm tra q trình sử dụng VĐTTNS. Ở mỗi nội dung tác giả nêu ra khái niệm, nguyên tắc thực hiện, quy trình thực hiện và tiêu chí đánh giá nội dung đó.
- Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý VĐTTNS, gồm: Điều kiện tự nhiên; Điều kiện kinh tế - xã hội; Môi trường pháp lý cho quản lý VĐTTNS; Chất lượng nguồn nhân lực quản lý VĐTTNS; Sự tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý vốn đầu tư XDCB.
- Tác giả đã xem xét và lựa chọn những địa phương có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với thị xã Điện Bàn để học hỏi kinh nghiệm quản lý VĐTTNS. Qua đó rút ra nhiều bài học về quản lý VĐTTNS rất hữu ích.
Nội dung của chương 1 là những căn cứ có giá trị khoa học, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 trong chương 2.
2. CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH
TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM