7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐ
VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
Để hoàn thiện công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn thì phải tiếp tục phát huy những thành công và khắc phục những hạn chế trong các khâu: Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS; lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình; đấu thầu; kiểm soát thanh toán VĐTTNS; quyết toán dự án hoàn thành; thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS. Dưới đây tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu ở mục 2.3.2.
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Năm 2015 và 2016, Điện Bàn đã đẩy mạnh việc trả nợ đọng XDCB, nhờ đó số nợ giảm còn 38.446 triệu đồng (Xem Bảng 2.8). Đây là một con số không nhỏ, vì vậy trong giai đoạn sắp tới, Điện Bàn cần tiếp tục tập trung nguồn lực bố trí vốn đầu tư xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng XDCB đã có khối lượng hoàn thành hoặc gần hoàn thành để đẩy nhanh việc bàn giao đưa công trình vào sử dụng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư. Nguồn vốn còn lại mới bố trí cho dự án khởi công mới; ưu tiên và tập trung vốn cho các dự án trọng điểm chứ không bố trí vốn dàn trải cho nhiều công trình, không để tình trạng nợ đọng lớn và tiếp tục kéo dài.
Việc bố trí vốn cho từng dự án phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; kiên quyết không bố trí vốn các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển KT- XH và phát triển đô thị của Thị xã. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không khả thi sang các dự án đảm bảo tiến độ nhưng còn thiếu vốn.
Việc xác định danh mục dự án để đưa vào kế hoạch VĐTTNS cần bám sát nhu cầu thực tế; các đơn vị sử dụng ngân sách rà soát kỹ nhu cầu đầu tư rồi gửi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét, tổng hợp. Đối với dự án có phần vốn đối ứng của xã, phường thì Phòng Tài chính - Kế hoạch phải kiểm tra, thẩm định kỹ phần vốn đối ứng của các xã, phường trước khi đưa vào kế hoạch vốn; tránh tình trạng công trình đã đưa vào kế hoạch vốn nhưng không thực hiện được do xã, phường không có vốn đối ứng.
Việc xây dựng kế hoạch VĐTTNS cần phải khách quan, công khai, minh bạch và cần khảo sát kỹ tình hình thực tế của các địa phương để tránh tình trạng đầu tư không hợp lý giữa các vùng hoặc đầu tư không hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn vốn. So với các địa phương khác, các xã phía Tây Điện Bàn như Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Thọ ít được quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nên thời gian tới Thị xã cần chú trọng đến các địa phương này hơn.
Công tác xác định tổng mức đầu tư của dự án để đưa vào kế hoạch VĐTTNS phải trên cơ sở các căn cứ khoa học, sát đúng với thực tế tại địa phương, tránh tình trạng do xác định tổng mức đầu tư không đúng phải điều chỉnh kế hoạch vốn.
Cần rà soát, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện về việc đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tại Thị xã trong giai đoạn trước, xem có những hạn chế, khuyết điểm nào, nguyên nhân hạn chế là ở đâu và việc đầu tư có mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương hay không. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch VĐTTNS cho Thị xã trong giai đoạn tới, có như vậy thì công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn mới hoàn thiện hơn.
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình
Hạn chế lớn nhất của công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình ở Điện Bàn trong thời gian qua là năng lực của đơn vị tư vấn
lập dự toán và năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư chưa đảm bảo. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán cần tập trung vào các nội dung sau:
Chủ đầu tư phải kiểm tra kỹ hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn và cá nhân tham gia lập thiết kế, dự toán xây dựng công trình trước khi ký hợp đồng; chỉ hợp đồng với các đơn vị tư vấn có đủ năng lực theo thông báo của Sở Xây dựng. Việc ký kết hợp đồng với tư vấn thiết kế phải quy định rõ tránh nhiệm bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sai sót. Đồng thời xử lý nghiêm các đơn vị tư vấn khi phát hiện sai sót dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Cuối mỗi năm, UBND Thị xã tổ chức đánh giá năng lực các đơn vị tư vấn đã thực hiện trong năm qua, không hợp đồng với các đơn vị tư vấn được đánh giá thấp và để xảy ra sai sót nhiều lần.
Chủ đầu tư phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với quy mô, nội dung dự án để kiểm tra, rà soát lại đơn vị tư vấn nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong quá trình lập dự toán. Đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp thì phải giao cho Ban Quản lý dự án Thị xã làm chủ đầu tư; chỉ giao cho các xã, phường làm chủ đầu tư các dự án có quy mô nhỏ, các dự án có phần vốn góp của dân. Những đơn vị chủ đầu tư lơ là trách nhiệm và thường xuyên để xảy ra sai sót thì cần xử lý nghiêm.
3.2.3. Hoàn thiện công tác đấu thầu
Hiện tượng thông thầu giữa các nhà thầu và hiện tượng bắt tay giữa chủ đầu tư với nhà thầu làm méo mó việc đấu thầu dẫn tới hệ lụy vừa không chọn được nhà thầu đúng năng lực, vừa không hạ được giá thầu để tiết kiệm ngân sách đầu tư. Đây là vấn đề nổi cộm trong công tác đấu thầu tại Điện Bàn, để hạn chế những tồn tại này và hoàn thiện hơn công tác đấu thầu thì Thị xã có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Giảm đến mức thấp nhất hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế. Nghiêm cấm việc chia nhỏ các gói thầu để chỉ định. Khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu được chỉ định.
Điện Bàn đã ban hành quy định gói thầu xây lắp nằm trong hạn mức chỉ định thầu thì yêu cầu nhà thầu phải giảm thầu tối thiểu 5% mới được xem xét trúng thầu. Để tăng tỷ lệ giảm thầu và tăng hiệu quả trong công tác đấu thầu thì các gói thầu đấu thầu rộng rãi cũng cần áp dụng cơ chế này với mức giảm thầu tối thiểu tùy quy mô gói thầu. Như vậy nếu có tình trạng tiêu cực thì vẫn tiết kiệm được một khoản kinh phí nhất định.
Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu, ngăn chặn sự bắt tay giữa chủ đầu tư với nhà thầu là điều không hề đơn giản, thực tế cho thấy đây không phải là căn bệnh chỉ có ở Điện Bàn mà phổ biến trong cả nước. Biện pháp duy nhất là phải tăng cường kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong công tác đấu thầu, giám sát ngay từ khi lập hồ sơ mời thầu. Nếu phát hiện các tiêu cực, sai phạm thì phải xử lý kịp thời và thẳng tay thì mới mong công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao; đồng thời công khai đăng tải thông tin về các trường hợp nhà thầu vi phạm, dàn xếp và các nhà thầu không đủ năng lực thi công để cấm tham gia đấu thầu trên địa bàn Thị xã và trong cả nước. Để việc kiểm tra, giám sát công tác đấu thầu được thường xuyên, liên tục thì UBND Thị xã cần lập một tổ kiểm tra chuyên trách thực hiện công việc này.
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Công tác kiểm soát thanh toán VĐTTNS tại Điện Bàn còn chậm, tỷ lệ vốn giải ngân của các dự án XDCB từ NSNN tương đối thấp. Khối lượng kiểm soát thanh toán của KBNN tập trung vào thời điểm cuối năm gây tình trạng quá tải và ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát thanh toán vốn. Việc thanh toán vốn nhiều khi chưa theo sát khối lượng thực tế thi công. Đây là
những hạn chế mà công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đang gặp phải, để cải thiện tình trạng này thì KBNN Điện Bàn cần thực hiện các giải pháp sau:
Ngay từ đầu năm, sau khi nhận được kế hoạch VĐTTNS của UBND Thị xã, KBNN Điện Bàn cần chủ động hướng dẫn các chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất các hồ sơ pháp lý để làm cơ sở tạm ứng và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các dự án.
Đôn đốc các chủ đầu tư lập thủ tục thanh toán vào quý I, II để tránh tình trạng thanh toán không đồng đều giữa các quý trong năm và giảm khối lượng thanh toán chuyển giao năm sau.
Thời điểm cuối năm, tiến hành rà soát tỷ lệ giải ngân, tổng hợp, đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch của từng dự án, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu, đề xuất UBND Thị xã điều chuyển kịp thời kế hoạch vốn từ các công trình thừa vốn sang các công trình đã có khối lượng hoàn thành nhưng thiếu vốn. Bên cạnh đó, đối với những nhà thầu chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vì lý do chủ quan thì phải xử lý nghiêm nhằm tạo lề lối làm việc nghiêm túc cho các nhà thầu thì vốn ngân sách mới được sử dụng hiệu quả.
Để việc thanh toán VĐTTNS sát với khối lượng thi công thực tế thì KBNN cần phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra tình hình thực tế. Việc này có thể kết hợp cùng công tác nghiệm thu của chủ đầu tư.
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành
Số lượng cán bộ thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành của Thị xã ít mà lượng hồ sơ cần quyết toán hằng năm lại quá nhiều nên đôi khi thời gian và chất lượng quyết toán chưa đảm bảo. Để giải quyết vấn đề này, UBND Thị xã có thể ký hợp đồng với người lao động có chuyên môn, kinh nghiệm hoặc điều chuyển cán bộ có chuyên môn phù hợp từ các Phòng, Ban khác sang Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Trong thẩm tra quyết toán phải chú ý đến đơn giá, khối lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán được duyệt và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, khối lượng phát sinh và các tài liệu liên quan khác. Không thẩm định quyết toán khi chưa đủ thủ tục theo quy định. Khi thực hiện thẩm tra quyết toán những dự án phức tạp mà năng lực của cán bộ chuyên môn không đáp ứng được, UBND Thị xã có thể mời những chuyên gia cũng như đơn vị tư vấn có kinh nghiệm cùng tham gia để đảm bảo chất lượng.
Phòng Tài chính - Kế hoạch khi thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành phải cử cán bộ chuyên môn đi kiểm tra thực tế nhằm tránh tình trạng nhà thầu xây dựng không đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định. Đồng thời, khi nghiệm thu các phần khuất của công trình, nên mời Phòng Tài chính - Kế hoạch chứng giám; lúc đó có thể xác định được các thông số, kích thước hình học của các cấu kiện bị che khuất, mà khi công trình hoàn thành không thể thấy được; nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát thông đồng với nhau, gây thất thoát vốn cho công trình.
Giao trách nhiệm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn các chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán và thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định. Không giao làm chủ đầu tư các dự án mới đối với các chủ đầu tư chậm quyết toán công trình; không cho tham gia đấu thầu thi công các dự án mới đối với các nhà thầu không phối hợp với chủ đầu tư trong việc hoàn thiện hồ sơ dự án để quyết toán.
Nên áp dụng tỷ lệ % tạm giữ chờ quyết toán, để khi tiến hành thẩm tra, phê duyệt công trình hoàn thành nếu có điều chỉnh tăng giảm chi phí thì các cơ quan quản lý đỡ mất thời gian kiểm tra tình hình thực hiện công nợ của chủ đầu tư đối với các đơn vị thụ hưởng (chưa nói đến việc thất thoát vốn của
Nhà nước khi nhà thầu tuyên bố phá sản, bỏ trốn). Ngoài ra, giải pháp này còn thúc đẩy các chủ đầu tư lập nhanh báo cáo quyết toán để thanh toán phần vốn tạm giữ. [22]
Một giải pháp quan trọng nữa để cải thiện chất lượng công tác quyết toán là phải gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác quyết toán và có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.
3.2.6. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Hoạt động thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS là chức năng quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí vốn ngân sách. Với mục đích đánh giá đúng thực trạng quản lý VĐTTNS tại Điện Bàn, cơ quan thanh tra cần phải thanh tra toàn diện, xuyên suốt cả quá trình đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; thanh tra theo chuyên đề diện rộng đối với tất cả các công trình, dự án trong một thời kỳ nhất định. Công tác thanh tra việc sử dụng VĐTTNS tại Điện Bàn cần chú trọng đến giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xem xét lại quyết định phê duyệt dự án có tuân thủ đúng quy hoạch được duyệt và nguồn vốn thực hiện, có phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; xử lý kiên quyết đối với những trường hợp phê duyệt dự án đầu tư khi chưa thực sự cần thiết đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư.
UBND Thị xã cần có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra công trình được đầu tư từ NSNN, hạn chế tối đa sự trùng lặp, chồng chéo trong thanh tra gây khó khăn, mất thời gian cho các đối tượng thanh tra. Đồng thời, phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan thanh tra nhằm đảm bảo thanh tra toàn diện, tiết kiệm thời gian, không chồng chéo, hạn chế lãng phí và đảm bảo hiệu quả.
Qua thanh tra, kiểm tra có những kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục kịp thời nhưng thiếu sót, sai phạm trong quản lý VĐTTNS. Xử lý nghiêm túc đối với những cán bộ, công chức thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, dẫn đến hậu quả chất lượng công trình kém.
Thường xuyên có những giải pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm thanh tra, đặc biệt là chấn chỉnh thái độ, đạo đức của cán bộ thanh tra, khi phát hiện ra hiện tượng có thỏa thuận giữa cán bộ thanh tra và chủ đầu tư, nhà thầu thì phải xử lý nghiêm.
UBND Thị xã tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư đi vào thực chất, tránh hình thức, đối phó. Khuyến khích dân cư sinh sống trên địa bàn tự nguyện tham gia hoạt động giám sát cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư để phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý VĐTTNS nhằm hạn chế lãng phí, thất thoát vốn ngân sách và tài sản nhà nước. Cụ thể như:
- Xử lý vi phạm hành chính đối với các chủ đầu tư và nhà thầu không