Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 102 - 106)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

a. Tình hình kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Điện Bàn nói riêng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều khó khăn, có năm thu ngân sách không đạt kế hoạch nên việc giải ngân theo tiến độ của các dự án nhiều khi bị động, tăng nợ đọng XDCB, làm giảm hiệu quả KT-XH của các dự án.

Điện Bàn đặt mục tiêu trở thành thị xã vào năm 2015 nên nhu cầu đầu tư XDCB rất cao, trước năm 2015 là đầu tư để đạt các tiêu chí lên thị xã, từ năm 2015 trở về sau thì việc đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ là một yêu cầu quan trọng cần thực hiện. Tuy nhiên, vốn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng hạn hẹp nên xảy ra tình trạng đầu tư bị dàn trải cho nhiều mục tiêu làm hiệu quả kinh tế khơng cao. Tình trạng này đã dần được khắc phục từ khi Luật đầu tư cơng năm 2014 có hiệu lực nhưng vẫn cịn tồn tại.

b. Pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Luật và các quy định về quản lý VĐTTNS chưa được đồng bộ và hoàn thiện, thường xuyên thay đổi, bổ sung làm ảnh hưởng đến tính ổn định, gây khó khăn, phức tạp trong cơng tác quản lý VĐTTNS. Mặt khác, một số chính

sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý vốn đầu tư.

- Chưa có một văn bản luật thống nhất về VĐTTNS làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện và quản lý VĐTTNS. Các quy định hiện hành có ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên gây khó khăn trong việc tra cứu và thi hành.

- Sau khi Quốc hội ban hành các luật liên quan đến công tác quản lý VĐTTNS thì Chính phủ và các Bộ cịn chậm trong việc hướng dẫn thực hiện các quy định của luật, do đó q trình thực hiện VĐTTNS ở địa phương chưa kịp thời và còn lúng túng.

- Đối với các vấn đề cụ thể nêu ở các luật hiện hành cịn có những nội dung chưa rõ và chưa đủ, quy định chưa nhất quán trong việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình sử dụng, quản lý VĐTTNS.

c. Nguyên nhân từ việc xử lý các vi phạm trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Thiếu chế tài đủ mạnh đối với các vi phạm trong quản lý VĐTTNS như: Quyết định đầu tư thiếu căn cứ và không đúng với quy hoạch, phê duyệt dự toán thiếu chính xác, chủ đầu tư theo dõi giám sát q trình thi cơng tại hiện trường khơng kịp thời mà phó mặt cho bên nhận thầu, thanh tốn khơng đúng khối lượng thực tế thi công, ...

- Các kết luận, kiến nghị của thanh tra chủ yếu chỉ tập trung vào xử lý các vấn đề tài chính, chưa quan tâm xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. Như vậy, việc xử lý các vi phạm trong quản lý VĐTTNS chưa kiên quyết vì vẫn cịn tồn tại tư tưởng nể nang, né tránh.

d. Nguyên nhân từ con người

Công tác quản lý VĐTTNS còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng bản chất của các nguyên nhân đó là do hạn chế

trong năng lực quản lý điều hành, năng lực thực hiện công việc chuyên môn, tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đạo đức của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động sử dụng, quản lý VĐTTNS, cụ thể:

- Năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, dẫn đến những sai phạm trong q trình sử dụng VĐTTNS. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đơi khi áp đặt chủ quan mà không lắng nghe tư vấn chuyên môn; việc bàn bạc cân nhắc, tính tốn các khía cạnh về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, mơi trường đầu tư khi phê duyệt dự án còn hời hợt, thiếu cụ thể.

- Trình độ chun mơn của một bộ phận cán bộ chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan được giao chủ đầu tư lại khơng có chun mơn nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng.

- Năng lực của các tổ chức tư vấn lập dự toán và thiết kế kỹ thuật cịn yếu, đa phần chỉ làm việc rập khn, dẫn tới chất lượng hồ sơ dự án thấp.

- Tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, của cán bộ, của các ban quản lý dự án và nhà thầu tư vấn, xây dựng chưa cao.

- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí cơng tác để tham nhũng, trục lợi bất chính, làm thất thốt, lãng phí VĐTTNS.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nêu ở chương 1, tác giả thu thập hệ thống dữ liệu và tiến hành phân loại để sử dụng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng 06 nội dung của công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016. Tác giả đã sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và chính xác nhất về các thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý VĐTTNS trên địa bàn Thị xã. Có thể khẳng định rằng, kết quả có được của chương 2 chính là những căn cứ thực tế cho việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý VĐTTNS tại Điện Bàn trong thời gian tới.

3. CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QLNN

ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)