7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Kinh tế của thị xã Điện Bàn những năm qua có bước tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 của Thị xã ngày càng tăng, từ mức 13.572 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 19.106 tỷ đồng năm 2016, riêng năm 2013 giá trị sản xuất giảm do chịu ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế chung trên tồn quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Thị xã giai đoạn 2012 - 2016 đạt 8,93%, trong đó: Ngành Thương mại - Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn nhất, đạt 22,26%, đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thị xã; Ngành Công nghiệp - Xây dựng cũng giúp nền kinh tế Thị xã phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình qn
4,90%; Ngành Nơng lâm thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình qn thấp nhất, chỉ đạt 2,76%.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 2012-2016 1. GTSX theo giá so sánh 2010 13.572 13.165 15.324 17.102 19.106 15.654 CN-XD 9.581 8.358 9.885 10.632 11.601 10.011 Trong đó: Xây dựng 461 654 863 1.113 1.234 865 TM-DV 2.730 3.579 4.097 5.116 6.099 4.324
Nông lâm thủy sản 1.261 1.228 1.342 1.354 1.406 1.318 2. Tốc độ tăng trưởng
(Giá so sánh 2010) (%) 41,35 -3,00 16,40 11,60 11,72 8,93
CN-XD (%) 60,16 -12,76 18,27 7,56 9,11 4,90
TM-DV (%) 13,94 31,10 14,47 24,87 19,21 22,26 Nông lâm thủy sản (%) 3,02 -2,62 9,28 0,89 3,83 2,76
(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)
Trong những năm qua, thị xã Điện Bàn chủ trương đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa và đơ thị hố. Thị xã ưu tiên đầu tư phát triển Thương mại - Dịch vụ, coi phát triển dịch vụ là lĩnh vực đột phá của nền kinh tế, trong đó phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra, địa phương cịn có chính sách thu hút, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, chiếm ít diện tích đất, thu hút nhiều lao động tham gia; chuyển dịch ngành Nông lâm thủy sản theo hướng phù hợp với q trình đơ thị hóa, sản xuất hàng hố có giá trị cao, bảo đảm mơi trường sinh thái. Do đó, cơ cấu
kinh tế của Thị xã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông lâm thủy sản. Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ từ 20,11% năm 2012 tăng lên 31,92% năm 2016. Ngược lại, tỷ trọng Nông lâm thủy sản từ 9,29% giảm xuống cịn 7,36%. Tuy Cơng nghiệp - Xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Thị xã, nhưng ngành này cũng có xu hướng giảm, năm 2012 chiếm 70,59%, năm 2016 giảm cịn 60,72%; trong đó, tỷ trọng ngành Xây dựng lại tăng, từ 3,40% năm 2012 lên 6,46% năm 2016.
Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của nền kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016
Tình hình thu chi ngân sách của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 có nhiều tiến bộ, thu ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng do nguồn thu trên địa bàn chưa đảm bảo chi, nên NSNN phải cân đối hàng năm để đáp ứng được các nhiệm vụ thường xuyên và các công tác đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Thị xã.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ trọng Nông lâm thủy sản Tỷ trọng TM-DV
Bảng 2.2. Thu chi ngân sách của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Tổng thu ngân sách 1.044,1 1.287,7 1.386,7 1.729,0 1.961,0 Thu cân đối ngân sách 413,4 514,1 645,0 767,7 928,8 Thuế xuất, nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng do hải quan thu
113,5 193,3 121,9 110,2 196,6
Thu kết dư ngân sách
năm trước 7,0 32,2 17,0 5,3 11,9
Thu chuyển nguồn 131,6 35,8 110,3 56,3 156,3
Các khoản thu để lại đơn vị
chi quản lý qua NSNN 20,2 27,8 26,1 21,3 24,6
Thu khác 358,4 484,5 466,4 768,2 642,8
2. Tổng chi ngân sách 1.278,0 1.544,1 1.478,6 2.115,9 1.955,5 Chi đầu tư phát triển 258,6 220,1 230,0 310,1 426,7 Trong đó chi XDCB 258,6 220,1 230,0 310,1 426,7 Chi thường xuyên 627,3 727,6 754,6 881,2 875,2 Chi bổ sung cho ngân sách
cấp dưới 358,3 486,1 452,8 768,1 653,6
Chi chuyển nguồn 33,7 110,3 0 156,3 0
Chi khác 0,1 0 41,2 0,2 0
(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)
Số liệu Bảng 2.2 cho thấy thu ngân sách của Thị xã tăng qua các năm, từ 1.044,1 tỷ đồng năm 2012 lên 1.961,0 tỷ đồng năm 2016, tăng 916,9 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối ngân sách tăng 515,4 tỷ đồng là nhiều nhất; thu khác
tăng 284,4 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 83,1 tỷ đồng; các khoản thu còn lại tăng khơng đáng kể. Qua đó thấy được thu ngân sách của Thị xã tăng chủ yếu nhờ thu cân đối ngân sách như: Thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ; các khoản thu về nhà, đất; ...
Mặt khác, chi ngân sách của Thị xã tăng 677,5 tỷ đồng trong 5 năm, từ 1.278,0 tỷ đồng năm 2012 lên 1.955,5 tỷ đồng năm 2016. Đối với chi XDCB, năm 2012 đạt 258,6 tỷ đồng; đến năm 2013 và 2014 chỉ còn 220,1 tỷ đồng và 230,0 tỷ đồng, nguyên nhân là do giai đoạn này kinh tế Điện Bàn nói riêng và kinh tế cả nước nói chung bị suy yếu; sau đó ngân sách chi cho XDCB lại tăng mạnh ở những năm 2015, 2016 với mức 310,1 tỷ đồng và 426,7 tỷ đồng.
Từ những đặc điểm kinh tế nêu trên, ta thấy thị xã Điện Bàn có những điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng và quản lý VĐTTNS như: Nền kinh tế của Thị xã phát triển tương đối tốt nên nguồn thu ngân sách được đảm bảo, nhờ vậy vốn ngân sách chi cho đầu tư XDCB đáp ứng được kế hoạch VĐTTNS đã đề ra; Thị xã dễ dàng huy động các nguồn vốn xã hội trong đầu tư các cơng trình cơng cộng; … Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn khó khăn như: Nhu cầu đầu tư xây dựng nhiều nhưng nguồn vốn ngân sách hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn dự án ưu tiên đầu tư.