Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 55)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC

2.1.3. Đặc điểm xã hội

Tổng dân số của thị xã Điện Bàn năm 2012 là 202.173 người, năm 2016 tăng lên 208.178 người (+6.005 người). Cùng với sự gia tăng dân số là gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, dân số trong đổ tuổi lao động năm 2012 là 122.846 người chiếm 60,76% tổng dân số, năm 2016 tăng lên 129.841 người chiếm 62,37% tổng dân số. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số khá cao cho thấy nguồn lao động ở Điện Bàn rất dồi dào. Mặc dù lượng lao động này vẫn chưa được khai thác hết, nhưng số lao động đang làm

việc tăng qua các năm là một dấu hiệu khả quan của phát triển kinh tế - xã hội ở Điện Bàn, cụ thể: Lao động đang làm việc năm 2012 là 115.235 người chiếm 93,80% dân số trong độ tuổi lao động, đến năm 2016 tăng lên 123.582 người chiếm 95,18% dân số trong độ tuổi lao động.

Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm ở thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dân số 202.173 203.956 205.701 207.563 208.178 Dân số trong độ tuổi LĐ 122.846 124.605 126.450 128.283 129.841 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi

LĐ so với tổng dân số (%) 60,76 61,09 61,47 61,80 62,37 LĐ đang làm việc 115.235 116.994 118.780 120.791 123.582 Tỷ lệ LĐ đang làm việc so

với dân số trong độ tuổi LĐ (%)

93,80 93,89 93,93 94,16 95,18

LĐ được tạo việc làm 3.552 3.408 5.600 5.750 5.850

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)

Thông qua một số chỉ tiêu xã hội ở Bảng 2.4, ta thấy đời sống của người dân Điện Bàn ngày càng được nâng cao. Năm 2012, Thị xã có 3.125 hộ nghèo, chiếm 6,03% tổng số hộ; đến năm 2016 số hộ nghèo giảm đi một nửa, chỉ còn 1.498 hộ nghèo, chiếm 2,71% tổng số hộ. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu như: Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, tỷ lệ hộ dùng điện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu xã hội của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số hộ dân (Hộ) 51.101 51.655 52.329 53.531 55.172 Hộ nghèo (Hộ) 3.125 2.349 1.832 1.463 1.498 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 6,03 4,48 3,43 2,70 2,71 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch (%) 98,54 98,84 99,36 99,34 99,50 Tỷ lệ hộ dùng điện (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Thu nhập bình quân đầu người

(triệu đồng/ năm) 24 29 32 35 39

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)

Công tác giáo dục ở Điện Bàn thời gian qua có nhiều tiến bộ. Giai đoạn 2012 - 2016, Thị xã đầu tư thêm 19 trường học (trung học cơ sở, tiểu học, mầm non), nâng số trường học do Thị xã quản lý lên 84 trường, trong đó có 68/84 trường đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, 20/20 xã, phường đã hoàn thành phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nghề, hướng nghiệp, giáo dục cộng đồng được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, ngành giáo dục cịn gặp khó khăn là ở một số địa phương cơ sở vật chất trường học bị xuống cấp, thiếu các phòng chức năng, thiếu trang thiết bị dạy và học…

Cơng tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, đặc biệt công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, bà mẹ và trẻ em được đảm bảo duy trì tốt. Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường. Cơ sở vật chất y tế được chú trọng đầu tư, số cơ sở y tế và số giường bệnh ngày càng tăng; năm 2012 Thị xã quản lý 22 cơ sở y tế, 455 giường bệnh; đến năm 2016 tăng lên 24 cơ sở y tế và 680 giường bệnh. Hiện nay tồn Thị xã đã có

20/20 xã, phường có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, chất lượng khám, chữa bệnh cũng được nâng cao. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh được chú trọng. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, từ 241 người năm 2012 tăng lên 369 người năm 2016.

Bảng 2.5. Cơ sở vật chất giáo dục và y tế do thị xã Điện Bàn quản lý giai đoạn 2012 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số trường mầm non, tiểu học,

trung học cơ sở (Trường) 65 69 69 70 84

Số lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Lớp) 1.117 1.165 1.177 1.210 1.325 Số phòng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Phòng) 1.028 1.079 1.093 1.109 1.264 Số cơ sở y tế (Cơ sở) 22 22 22 24 24 Số giường (Giường) 455 492 455 541 680

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)

Với những đặc điểm xã hội nêu trên, công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn có những điều kiện thuận lợi như: Nguồn lao động ở Điện Bàn dồi dào nên giá nhân công tương đối thấp so với địa phương khác, điều kiện sống và mặt bằng dân trí ngày càng nâng cao thì cơng tác tuyên truyền khi thực hiện quản lý VĐTTNS sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh những thuận lợi là khó khăn: Tuy nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động của Thị xã còn thấp, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp xây dựng, số lao động có trình độ chun mơn cịn ít.

2.1.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

a. Kết quả đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

Với chủ trương đẩy nhanh q trình đơ thị hóa, trong thời gian qua thị xã Điện Bàn đã tích cực huy động nguồn lực từ sự hỗ trợ của tỉnh, từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và từ nguồn nội lực của Thị xã để tập trung đầu tư hồn thành nhiều cơng trình, tiêu biểu như:

Về hạ tầng giao thơng: Thị xã đã hồn thành và đưa vào sử dụng các

tuyến đường chính như: Tuyến ĐH9, tuyến ĐH8, đường trung tâm hành chính, đường trung tâm hành chính nối dài, đường từ trạm bơm Vĩnh Điện đến giáp ĐH8, tuyến đường vào bệnh viện đa khoa khu vực, đường từ Quốc lộ 1A vào trung tâm các xã ngập lụt. Song song với việc đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng trọng điểm, việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn cũng được chú trọng thông qua việc triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn Thị xã với tổng chiều dài 142,13 km. Ngồi ra, Thị xã cịn phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh và TW để hoàn chỉnh một số dự án trên địa bàn như: Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A, ĐT603, ĐT607, ĐT610B; xây dựng mới cầu Tứ Câu, cầu Cống Lỡ, cầu Gị Nổi. Hệ thống giao thơng ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông giữa các vùng trên địa bàn Thị xã, thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần ứng phó với tác động của mơi trường do thiên tai lũ lụt.

Về hạ tầng công nghiệp: Nhằm đạt mục tiêu Điện Bàn trở thành thị xã

công nghiệp vào năm 2020, địa phương đã tập trung đầu tư phát triển các CCN, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng sạch thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư như: CCN Trảng Nhật 1, CCN Trảng Nhật 2, CCN Thương Tín 1, CCN Thương tín 2, CCN An Lưu, ...

Về hạ tầng nông nghiệp: Mặc dù chủ trương đẩy mạnh quá trình cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa, nhưng Thị xã vẫn chú trọng đầu tư hạ tầng để phục vụ nông nghiệp như: Trạm bơm Đông Lãnh; trạm bơm Hà Đông; trạm bơm Lâm thái; trạm bơm Hạ Nông; trạm bơm Điện Bình; đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sơng Vĩnh Điện; ... Bên cạnh đó, Thị xã cịn tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ giao thông nông thôn, hệ thống giao thông nội đồng, bê tơng kênh mương, thủy lợi hóa đất màu để đạt và giữ chuẩn nông thôn mới.

Về hạ tầng văn hóa, du lịch: Để khai thác du lịch, bảo tồn văn hóa và

quảng bá hình ảnh của thị xã Điện Bàn, nhiều cơng trình văn hóa, hạ tầng làng nghề du lịch đã được Thị xã tập trung đầu tư trong những năm qua như: Bảo tàng thị xã, hạ tầng làng nghề Đông Khương, hạ tầng làng đúc đồng Phước Kiều, di tích Cấm Lớn, khu di tích lịch sử Miếu Thất Vị, nhà cổ ông Nguyễn Nho Phán, khu tưởng niệm doanh nhân Hoàng Diệu, nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn, nhà anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, ... Nhờ vậy mà giai đoạn 2012 - 2016 ngành Thương mại - Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất trong nền kinh tế Thị xã.

Về hạ tầng giáo dục: Từ năm 2012 đến nay, Điện Bàn thực hiện đề án

kiên cố hóa trường lớp học cho 43 trường (trong đó 34 trường do Thị xã làm chủ đầu tư gồm: 18 trường mẫu giáo, 12 trường tiểu học, 04 trường trung học cơ sở; 09 trường do xã, phường làm chủ đầu tư gồm: 8 trường mẫu giáo, 01 trường trung học cơ sở) với tổng vốn đầu tư được duyệt là 173,878 tỷ đồng. Hệ thống trường lớp ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học.

Về hạ tầng khu dân cư: Điện Bàn đã triển khai thực hiện các dự án khu

dân cư mới gắn với khai thác quỹ đất như: Khu 2A (Điện Ngọc), khu dân cư khối 3 (Vĩnh Điện), khu phố chợ (Vĩnh Điện), khu phố chợ Thanh Quýt (Điện

Thắng Trung), khu phố chợ Thống Nhất (Điện Dương), khu dân cư thôn 1 (Điện Dương), khu 1A (Điện Dương), ... Hiện nay, toàn Thị xã có gần 40 khu dân cư đơ thị được quy hoạch đầu tư xây dựng với tổng diện tích hơn 1.117 ha, trong đó có 10 khu dân cư đơ thị được đầu tư xây dựng hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Các khu dân cư được tập trung đầu tư sẽ góp phần tạo sự lan tỏa hình thành đơ thị.

Kết cấu hạ tầng của thị xã Điện Bàn ngày càng hồn thiện hơn đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã, thu nhập bình quân đầu người được tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.

b. Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

Bảng 2.6. Tình hình thực hiện VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2012 - 2016 Tổng chi ngân sách 1.278 1.544 1.479 2.116 1.956 8.373 Chi XDCB 259 220 230 310 427 1.446 Tỷ lệ chi XDCB so với tổng chi ngân sách (%) 20,23 14,26 15,56 14,65 21,82 17,27

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2016)

Giai đoạn 2012 - 2016, thị xã Điện Bàn đã chi 1.446 tỷ đồng cho đầu tư XDCB. Quy mô VĐTTNS biến động qua các năm, nhưng xu hướng chung là tăng với tốc độ bình quân 13,34%. VĐTTNS năm 2012 là 259 tỷ đồng, chiếm 20,23% tổng chi ngân sách của Thị xã. Năm 2013, VĐTTNS chỉ còn 220 tỷ đồng, giảm 39 tỷ đồng so với năm 2012, và chỉ chiếm 14,26% tổng chi ngân sách. Ngân sách chi cho XDCB ở năm 2013 là thấp nhất trong giai đoạn 2012

- 2016. Sang năm 2014, VĐTTNS là 230 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng nhẹ 10 tỷ đồng, chiếm 15,56% tổng chi ngân sách. Nguyên nhân việc Thị xã cắt giảm ngân sách chi cho XDCB ở năm 2013 - 2014 là vì kinh tế Điện Bàn nói riêng và kinh tế cả nước nói chung giai đoạn này gặp khó khăn, chính sách thắt chặt đầu tư công ngày càng được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ hơn. Những năm tiếp theo, kinh tế Điện Bàn dần hồi phục nên ngân sách chi cho XDCB tăng mạnh; VĐTTNS năm 2015 là 310 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng so với năm 2014, nhưng cũng chỉ chiếm 14,65% tổng chi ngân sách; năm 2016 VĐTTNS tiếp tục tăng lên 427 tỷ đồng, hơn 117 tỷ đồng so với năm 2015, gấp 1,6 lần so với VĐTTNS năm 2012 và chiếm đến 21,82% tổng chi ngân sách. Sở dĩ ngân sách chi cho XDCB ở năm 2015, 2016 tăng cao cịn bởi vì Điện Bàn tập trung nguồn lực trả nợ đọng XDCB sau khi đẩy mạnh đầu tư ở giai đoạn 2012 - 2015 để đạt các tiêu chí lên thị xã.

Bên cạnh đó, cơ cấu VĐTTNS theo lĩnh vực hợp lý đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 theo hướng tích cực, đó là giảm tỷ trọng ngành Nông lâm thủy sản và tăng tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ. Hình 2.2 cho thấy thị xã Điện Bàn ưu tiên bố trí vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở giáo dục, hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong VĐTTNS, vốn cho hạ tầng giao thông chiếm 33,85%/năm, còn vốn cho hạ tầng giáo dục chiếm 21,14%/năm. Điều này thể hiện rõ chủ trương của Thị xã là phát triển nhanh và đồng bộ mạng lưới giao thông trên địa bàn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó đầu tư cho giáo dục cũng là mối quan tâm hàng đầu của Thị xã. Không chỉ tập trung vào hai lĩnh vực kể trên, hàng năm VĐTTNS của thị xã Điện Bàn còn phân bổ vào một số lĩnh vực khác như: Nơng nghiệp, cơng nghiệp, y tế, văn hóa, du lịch, ...

Hình 2.2. Cơ cấu VĐTTNS theo từng lĩnh vực của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

2.2.1. Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện Bàn thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể như sau: 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 2015 2016 Bình quân 2012 - 2016 Khác Giáo dục Văn hóa, du lịch Nơng nghiệp Cơng nghiệp Giao thơng

Hình 2.3. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện Bàn

Bên cạnh đó, hiện nay việc phân bổ và quản lý thực hiện VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn tuân thủ theo các nguyên tắc: Ưu tiên bố trí vốn ngân sách thanh tốn dứt điểm các dự án đã quyết toán dự án hoàn thành. Nguồn vốn cịn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp rồi mới đến dự án khởi công mới theo nguyên tắc: Năm đầu bố trí vốn khoảng 30% so với tổng mức đầu tư của dự án, từ năm thứ 2 trở đi bố trí vốn đạt 60% - 70% so với tổng mức đầu tư của dự án, sau khi quyết tốn dự án hồn thành sẽ bố trí vốn thanh tốn dứt điểm trong thời gian khơng q 3 năm. Điều này thể hiện rõ ở Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Kế hoạch VĐTTNS (Triệu đồng) 258.582 220.128 230.025 310.080 426.658 Vốn cho dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng 46.415 36.849 42.233 136.156 219.345 Vốn cho dự án chuyển tiếp 60.224 45.522 59.599 93.706 134.952 Vốn cho dự án

khởi công mới 151.943 137.756 128.193 80.218 72.361 2. Cơ cấu VĐTTNS (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Vốn cho dự án đã hoàn

thành đưa vào sử dụng 17,95 16,74 18,36 43,91 51,41 Vốn cho dự án chuyển tiếp 23,29 20,68 25,91 30,22 31,63 Vốn cho dự án

khởi công mới 58,76 62,58 55,73 25,87 16,96

(Nguồn: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của UBND thị xã Điện Bàn)

Mặc dù kế hoạch VĐTTNS năm 2012 - 2014 thấp nhưng vốn cho dự án chuyển tiếp và khởi công mới chiếm đến 82% trong kế hoạch vốn. Ngược lại, kế hoạch VĐTTNS năm 2015, 2016 tăng mạnh so với những năm trước, nhưng vốn cho dự án chuyển tiếp và khởi công mới giảm (chiếm khoản 52% trong kế hoạch vốn), thay vào đó vốn chủ yếu được bố trí cho dự án đã hoàn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)