Thị phần của các doanh nghiệp bưu chính hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 94 - 96)

6. Kết cấu của luận án

3.2.1 Thị phần của các doanh nghiệp bưu chính hiện nay

Thị phần là một trong các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính, thị phần càng cao thì mức bao phủ thị trường càng lớn, và do đó năng lực cạnh tranh càng cao.

Bảng 3.8 Doanh thu và thị phần bưu chính chuyển phát của các doanh nghiệp Bưu chính trên thị trường Việt Nam 2014 và 2017

Doanh nghiệp Năm 2014 Năm 2017 Doanh thu (tỷđồng) Thị phần (%) Doanh thu (tỷđồng) Thị phần (%) VNPost 3331 42,74 6557 38,14 ViettelPost 846 10,86 2928 17,03 SPT 641 8,23 803 4,67 HNC-Vinlinks- Phát Lộc

Express- Sagawa Express 412 5,29 1104 6,42

DHL 1130 14,50 2231 12,98

Fedex (UPS) 529 6,79 1173 6,82

TNT 523 6,71 1058 6,15

Các DN Bưu chính Khác 381 4,89 1336 7,77

Tổng 7793 100 17190 100

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Hình 3.1a Thị phần bưu chính chuyển phát theo doanh thu của các doanh nghệp bưu chính trên thị trường Việt

Nam năm 2014

Hình 3.1b Thị phần bưu chính chuyển phát theo doanh thu của các doanh nghệp bưu chính trên thị trường Việt

Theo số liệu thống kê của bộ Thông tin và Truyền thông về doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phá mà các doanh nghiệp bưu chính báo cáo hàng năm thì thị phần của các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam tính theo tín theo doanh thu được thể hiện trong bảng 3.8 dưới đây. Với các dữ liệu thể hiện tại bảng 3.8 cho thấy thị phần theo doanh thu bưu chính chuyển phát năm 2014 là 42,74%, 2017 là 38,14% của VNPost là lớn nhất, nhưng có xu hướng giảm dần. Trên thị trường bưu chính chuyển phát từ 2014 tới 2017 đã có sự thay đổi rõ rệt giữa các doanh nghiệp trong ngành. VNPost vẫn duy trì ở vị trí dẫn đầu, còn ViettelPost đã từ vị trí thứ 3 năm 2014 lên vị trí thứ 2 năm 2017.

Hình 3.2a Điểm trung bình về khả

năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam theo

đánh giá của khách hàng tổ chức

Hình 3.2b Điểm trung bình về khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam theo đánh giá của khách

hàng cá nhân

Nguồn: Điều tra của tác giả

Để thêm dữ liệu đánh giá về thị phần và khả năng cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường, NCS thu thập thêm số liệu sơ cấp bằng khảo sát thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn. Với câu hỏi “Đánh giá về khả năng cung cấp dịch vụ bưu chính của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam” với đối tượng hồi đáp là khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ chức (Phụ lục 2.1; 2.2) , kết quả được tập hợp (phụ lục 4.1), hình 3.2a,b cho thấy có sự đánh giá khác nhau giữa khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức về khả năng cung cấp dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông qua thang đo 5 điểm, điểm số đánh giá của khách hàng cũng có phần thống nhất với các số liệu thị phần ở bảng 3.8. Mặt khác lại cho thấy VNPost mặc dù thị phần lớn nhất, sự đánh giá về khả năng cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng lại thấp hơn một số doanh nghiệp khác như ViettelPost.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)