6. Kết cấu của luận án
1.2.4 Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu
Từ các dữ liệu thứ cấp, đề tài vận dụng các phương pháp tập hợp dữ liệu, so sánh đối chiếu, phân tích hệ thống, nhằm phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong thời gian (2014 -2017). Trên cơ sở các thông tin rút ra từ dữ liệu thứ cấp, để khẳng định và bổ sung thêm dữ liệu, thông tin cho các hoạt động nghiên của đề tài, đề tài thực hiện nghiên cứu bổ sung thông qua việc điều tra xã hội học. Để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đề tài sử dụng một số mô hình phân tích, mô hình dự báo, phần mềm thống kê SPSS version 19, Excel.
Để bảo đảm được độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra xã hội học, nghiên cứu sinh đã thực hiện theo một quá trình nghiên cứu nghiêm ngặt và chặt chẽ. Quá trình nghiên cứu được khái quát tóm tắt như sau:
1) Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu định tính sơ bộ
Việc nghiên cứu này nhằm mục đích thu thập thêm thông tin để xây dựng bảng hỏi cho phù hợp, nội dung các câu hỏi trong bảng cho phù hợp với điều kiện thực tế của
thị trường. Chính vì vậy, phương pháp lựa chọn trong giai đoạn này của người nghiên cứu là phỏng vấn cá nhân chuyên sâu và thảo luận nhóm mục tiêu. Kỹ thuật phỏng vấn là phỏng vấn bán cấu trúc, theo đó, người được phỏng vấn sẽ trả lời một cách tự do những câu hỏi được đặt ra bởi người phỏng vấn gắn liền với các chủđề phỏng vấn về vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam hiện nay (các chủ để phỏng vấn xem phụ lục 2.4). Việc sử dụng kỹ thuật này đã cho phép người nghiên cứu tập trung nội dung trả lời của người được phỏng vấn xung quang vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh và doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam hiện nay. Các câu hỏi tương đồng với các tiếu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được mô tả tại (bảng 2.1). Cụ thể là: Thị phần doanh nghiệp; Tăng trưởng thị phần và lợi nhuận; Năng lực, vị thế tài chính; Năng lực quản lý và lãnh đạo; Chất lượng, giá dịch vụ; Trình độ công nghệ và hiệu suất các quy trình dịch vụ; Hình ảnh và danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp; Chi phí đơn vị đơn vị sản phẩm; Mạng marketing phân phối của doanh nghiệp; Hiệu suất xúc tiến của doanh nghiệp; Hiệu suất R&D; Kỹ năng nhân sự quản trị và kinh doanh bưu chính.Đây là các chỉ tiêu bộ phận phản ánh năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam hiện nay. Có được các thông tin từ phỏng vấn các cá nhân, người nghiên cứu tiến hành thảo luận nhóm mục tiêu. Việc này, nhằm khẳng định thêm những sở cứđể xây dựng bảng hỏi cho phù hợp.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ
a) Thiết kế bảng hỏi và thang đo
Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ, tìm hiểu các yếu tố ảnh hướng tới năng lực canh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam, NCS tiến hành xây dựng bảng hỏi. Các nội dung câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế theo những tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính. Với thời gian và kinh phí hạn hẹp, nên người nghiên cứu chỉ nghiên cứu với hai đối tượng là khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính trên thị trường Việt Nam và cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực bưu chính
ở Việt Nam nhằm thu thập các thông tin đánh giá về năng lực cạnh tranh cuả các doanh nghiệp bưu chính từ khách hàng và từ cán bộ công nhân viên làm việc trong ngành bưu.Với mục đích như vậy nên các câu hỏi và nội dung câu hỏi trong bảng hỏi cũng được thiết kế riêng cho 2 đối tượng hồi đáp này. Nội dung bảng hỏi được trình bày (Xem Phụ lục 2.1, 2.2, 2.3). Các nội dung câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế theo những tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính của Việt Nam, phù hợp với các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại (bảng 2.1). Thang đo được sẽ sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả biến quan sát.
b)Thực hiện việc điều tra thử
Thực hiện việc điều tra thử nhằm hiệu chỉnh lại ngữ, nghĩa của các câu hỏi trong bảng hỏi, đâu là những câu hỏi mà người hồi đáp dễ hiểu lầm. Vấn đề này giúp người nghiên cứu hiệu chỉnh lại bảng hỏi và là cơ sở để tập huấn cho các phỏng vấn viên, giảm bớt những sai sót trong quá trình thu thập thông tin. Thông qua việc điều tra thử, giúp cho người nghiên cứu hoàn tất nội dung, ngữ, nghĩa các câu hỏi trong bảng hỏi cho phù hợp với người hồi đáp.
Hoàn tất việc nghiên cứu sơ bộ, người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu định lượng, thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn, theo mục tiêu nghiên cứu.
2) Nghiên cứu chính thức
Bảng hỏi chính thức
Sau khi thực hiện điều tra thử, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hồi đáp cụ thể, đã giúp cho người nghiên cứu chỉnh sửa về mặt nội dung, ngữ, nghĩa trong các câu hỏi. Và bảng hỏi chính thức được thiết kế với 3 loại đối tượng hồi đáp là khách hàng cá nhân, khách hàng là tổ chức và cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực bưu chính. Bảng hỏi chính thức được thể hiện tại (Phụ lục 2.1, 2.2, 2.3).
a) Mô tả mẫu nghiên cứu
Đối với đối tượng hồi đáp là cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực bưu chính mẫu được lựa chọn theo tiêu chí lứa tuối và vị trí công tác cụ thể là:
Theo độ tuổi: 25% mẫu lựa chọn từ 20 tới 30 tuổi; 30% mẫu từ 31 tới 40 tuổi; 30% mẫu từ 41 tới 50 tuổi; 15% mẫu từ 51 tới 60 tuổi.
Theo vị trí công tác: 2% mẫu lựa chọn làm vị trí công việc tại Bộ Thông tin Truyền Thông; 5% mẫu lựa chọn làm việc tại Sở Thông tin Truyền Thông; 15% mẫu lựa chọn là lãnh đạo doanh nghiệp bưu chính; 33% mẫu lựa chọn là lãnh đạo cấp khu vực trong doanh nghiệp bưu chính; 45% mẫu lựa chọn là cán bộ công nhân viên làm trong các doanh nghiệp Bưu chính.
-Đối với đối tượng hồi đáp là khách hàng mẫu được phân chia cho 2 đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Với tỷ lệ mẫu chọn đối với khách hàng tổ chức là 33%, khách hàng cá nhân là 67% mẫu được chọn. Đối với khách hàng là tổ chức mẫu được lấy theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Đối với khách hàng cá nhân mẫu được lấy theo độ tuổi, nghề nghiệp và mục đích sử dụng.
b)Xác định cỡ mẫu
Có nhiều quan điểm khác nhau về kích thước mẫu, chẳng hạn Hair (1998), cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 100 -150, còn Guilford (1954) đề nghị con số đó là 200. Trong khi Comrey và Lee (1992) thì đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng 100 = tệ, 200=khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Do thời gian và nguồn lực hạn chế, nên NCS lựa chọn kích thức mẫu là 200 đối với đối
tượng hồi đáp là cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực Bưu chính. Đối với đối tượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ bưu chính trên thị trường Việt Nam mẫu được chọn là 350.
c) Thu thập dữ dữ liệu
Bảng hỏi được gửi trực tiếp đến các đối tượng hồi đáp, sau khi bảng hồi đáp quay về đủ số lượng theo mẫu điều tra với từng đối tượng hồi đáp, người nghiên cứu sẽ chọn lọc và làm sạch nhằm loại bỏ những bảng hỏi không phù hợp với yêu cầu phân tích. Sau đó bảng hỏi sẽ được mã hóa và nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0 để dữ liệu được phân tích, tập hợp nhanh chóng, chính xác.
d) Kết quảđiều tra
Tổng số bảng hỏi được thu về là 210 đối với đối tượng hồi đáp là cán bộ công nhân viên trong đó số bảng hỏi hợp lệ là 200 bản. Đối với đối tượng hồi đáp là khách hàng, số bảng hỏi thu được từ khách hàng tổ chức là 121, số bảng hỏi hợp lệ là 115. Đối với đối tượng khách hàng cá nhân số bảng hỏi thu về là 231 trong đó số bảng hỏi hợp lệ là 218. Số phiếu hồi đáp hợp lệđảm bảo theo yêu cầu của mẫu điều tra. Vậy số bảng hỏi thu thập thực tế hợp lệ dùng để phân tích mẫu tương đồng với cơ mẫu theo tiêu chuẩn mà mục tiêu nghiên cứu mà nhà nghiên cứu đề ra. (Phụ lục 3.1, 3.2, 3.3)
e) Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu chính thức được NCS xử lý theo một quá trình: Giá trị hóa dữ liệu bằng phần mềm Excel; Kiểm tra tính chính xác của dữ liệu; Kiểm tra sơ bộ dữ liệu nhập liệu trên phầm mềm Excel; Kiểm tra chất lượng các tiêu chí điều tra. Việc kiểm tra chất lượng các tiêu chí điều tra thông quan phân tích thống kê mô tả với sự trợ giúp của SPSS với kiểm định phân phối chuẩn. Kiểm tra các tiêu chí nhưđã được trình bày trong phần nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Thực hiện phân tích kết quả điều tra theo các tiêu chí phản ánh nhu cầu khác hàng đã được trình bày trong phân nghiên cứu định lượng sơ bộ. Với sự trợ giúp của SPSS với chức năng thống kê phân tích, đã giúp cho NCS có được các số liệu phản ánh tình hình năng lực canh tranh của các doanh nghiệp bưu chính theo đánh giá của khách hàng và của cán bộ công nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực bưu chính.
Từ kết xử lý dữ liệu và phương pháp phân tính, phương pháp thống kê và phép tư duy biện chứng NCS đã đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính tiêu biểu trên thị trường Việt Nam hiện nay. Đây là các thông tin quan trong bổ sung cho việc nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường Việt Nam trong thời gian vừa qua.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP 2.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh
2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định. Tuy nhiên đểđịnh nghĩa được khái niệm cạnh tranh lại không phải là một vấn đề đơn giản do nó được sử dụng trong những phạm vi khác nhau từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia cho đến quốc tế; trong khi đó những mục tiêu cơ bản của việc cạnh tranh lại được đặt ra khác nhau phụ thuộc đối tượng được xem xét là một doanh nghiệp hay một quốc gia. Vì vậy đã có nhiều định nghĩa về cạnh tranh.
a) Khái niệm dưới tiếp cận truyền thống
Xuất phát từ giữa thế kỷ thứ 17 cho đến những thập niên cuối của thế kỷ 20 gắn liền với những tên tuổi của các trường phái cạnh tranh cổđiển như các nhà kinh tế học Adam Smith, David Ricardo, Joh Stuart Mill, C. Mark; trường phái cạnh tranh tân cổ điển của W.S. Jevons, A. Marshal. L. Walras; trường phái cạnh tranh dựa vào lý luận tổ chức ngành của E Chamberlin và J. Robinson; trường phái cạnh tranh Áo của C.Menger, L. V. Mises, J. Chumpeter và F. Hayek. Tuy nhiên, dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, hình thức biểu đạt của những quan niệm cạnh tranh này có những sự khác nhau nhất định.
Tiếp cận dưới góc độ chủ thể của cạnh tranh, từ điện bách khóa Việt Nam (tập1) ghi nhận “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua gữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thị, thị trường có lợi nhất” (Nguyễn Đức Dy ,2002, tr.257)
Tiếp cận dưới góc độ phương thức cạnh tranh, từ điển kinh tế kinh doanh Anh – Việt ghi nhận: “Cạnh tranh là sựđối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hoặc cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất” (Nguyễn Đức Dy ,2002, tr.263)
Tiếp cận dưới góc độ mục đích của cạnh tranh giáo trình kinh tế học chính trị Mác –Lênin viết: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sựđấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụđể thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” (Trần Văn Tùng ,2004, tr,27)
Như vậy, mặc dù biểu đạt chưa thống nhất, nhưng nội hàm của khái niệm cạnh tranh theo quan niệm truyền thống đều phản ánh: Bản chất của cạnh tranh là quan hệđối kháng. Bởi thế, các doanh nghiệp thường gọi “Thương trường là chiến trường”. Các bên tham gia cạnh tranh là các chủ thể kinh tế; Không gian diễn ra cạnh tranh là thị trường; Phương thức cạnh tranh là giá cả thấp hoặc hàng hóa có chất lượng tốt nhất; Mục đích của cạnh tranh là giành cho mình lợi ích nhiều hơn sơ với các đối thủ cạnh tranh.
Vì vậy, một cách khái quát có thể hiểu: cạnh tranh kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan hệđối kháng diễn ra trên thị trường giữa những chủ thể có cùng mục đích là giành cho mình lợi ích nhiều hơn so với các đối thủ khác. Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc chiến diễn ra trên thương trường giữa các chủ thể kinh tế (gọi là đối thủ).
Mục đích của cạnh tranh theo Michael E. Porter (1985) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá bán có thể giảm đi.
b) Khái niệm cạnh tranh theo tiếp cận hiện đại
Xuất hiện vào thập nên 90 của thế kỷ XX trên cơ sở tổng kết thực tiễn cạnh tranh và dự báo những điều chỉnh của môi trường cạnh tranh trong điều kiện mới đó là:
- Giá cả không còn là tiêu chuẩn cao nhất của cạnh tranh, là phương thức của cạnh tranh trong mọi trường hợp. Dưới tác động của khoa học và công nghệ, sự phân công lao động phát triển làm cho ngành nghề kinh doanh có tính chất tương đối gắn liền với một không gian và thời gian cụ thể.
- Thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế lấy công nghệ cao làm trụ cột. Vì thế, cạnh tranh quốc tế sẽ chuyển từ cạnh tranh chủ yếu dự vào lợi thế và tài nguyên, nguồn vốn, lao động rẻ sang cạnh tranh dựa vào lợi thế về công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao; định hướng kinh tế chiến lược là sản xuất những ý tưởng mới chứ không chỉ là những sản phẩm cụ thể. Đặc trưng sản phẩm không con là riêng lẻ mà nằm trong một cấu trúc mạng, do đó phát triển sản phẩm phải gắn liền với xây dựng và phát triển hệ thống mạng, vấn đề liên kết
và hợp tác trong cạnh tranh sẽ trở thành khuynh hướng tất yếu của thời đại.
- Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhưng toàn cầu hóa cũng làm cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo mô hình xuất khẩu gặp bất lợi trước sức ép buộc các