6. Kết cấu của luận án
4.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của VNPost trên thị trường bưu chính
chính Việt Nam
Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp làm gia tăng các chỉ tiêu như: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước, lợi nhuận sau thuế,... Giá trị của các chỉ tiêu này càng lớn thể hiện quy mô và năng lực tài chính của các doanh nghiệp càng lớn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải cải thiện các chỉ tiêu an toàn tài chính như: mức tài trợ vốn (Tổng tài sản) cho kinh doanh của doanh nghiệp bằng chỉ tiêu như: Tỷ lệ tài trợ bằng vốn vay; Tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Độ an toàn trong kinh doanh tốt nhưng hiệu quả sử dụng vốn có thể chưa tốt. Mỗi doanh nghiệp, trong các điều kiện kinh doanh cụ thể cần lựa chọn cho mình một cơ cấu vốn và tài sản cho phù hợp để vừa kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm
được sự an toàn trong khinh doanh. Năng lực tài chính cũng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp như: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lơi nhuân /doanh thu thuần; Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản= Lợi nhuận/tổng tài sản; Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu). Giá trị các chỉ tiêu này càng lớn thể hiện doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả.
Chính vì vậy để nâng cao năng lực tài chính VNPost cần có các giải pháp cụ thể trong việc huy động và sử dụng vốn làm tăng quy mô vốn và tài sản của mình một cách tương đối trên thị trường. Bên cạnh đó cũng cần phải có các giải pháp làm tăng hiệu quả kinh doanh nhằm cải thiện các tỷ suất sinh lời của vốn và tài sản. Đồng thời cần chú trọng cải thiện các chỉ tiêu an toàn tài chính của VNPost cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của VNPost trên thị trường.
Theo kết quả phân tích năng lực tài chính của các doanh nghiệp bưu chính chi phối thị trường Việt Nam với các (bảng 3.10, 3.11; 3.12; 3.13) cho thấy quy mô vốn và tài sản của VNPost là lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, nhưng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản chỉ dao động từ 7% -10% trên năm, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp bưu chính trạnh tranh khác, chỉ tiêu này trung bình là 15%/năm. Trong khi đó, chỉ tiêu (Nợ phải trả /Tổng tài sản) phản ánh sự an toàn về vốn trong kinh doanh năm 2017 của VNPost là 42,47%; chỉ tiêu (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) là 57,53%, điều này cho thấy mức an toàn về tài chính trong kinh doanh của VNPost là khá cao. Bên cạnh đó, kết quả điều tra về “Đánh giá của cán bộ công nhân viên làm việc trong ngành Bưu chính Việt Nam về hiệu quả kinh doanh doanh của nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam” ở (phụ lục 4.3), thì hiệu quả kinh doanh của VNPost chỉ đạt 2,95/5 điểm, thấp hơn nhiều so các doanh nghiệp bưu chính nước ngoài DHL,
Fedex (UPS), TNT, ViettelPost; HNC-Vinlinks- Phát Lộc Express- Sagawa Express,
chỉ cao hơn SPT,...
Theo năng lực tài chính thực tiễn hiện nay của VNPost trên thị trường, thì để nâng cao năng lực tài chính Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp phát triển quy mô vốn và tài sản đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Các giải pháp cụ thể là:
4.3.2.1 Giải pháp tăng quy mô về vốn và tài sản của VNPost
Để tăng cường năng lực tài chính, thì việc tăng quy mô về vốn và tài sản hiện nay của VNPost là hết sức cần thiết. Có nguồn vốn đảm bảo, VNPost mới có khả năng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng lưới, đầu tư mua săm các trang thiết bị máy mọc,
tựđộng hóa quy trình sản xuất, trang bị các thiết bị chuyên dùng của ngành bưu chính. Để tăng thêm nguồn vốn đầu tư, VNPost có thể thực hiện bằng cánh:
(1)Cổ phần hóa các công ty con, việc này sẽ làm tăng nguồn vốn hoạt động cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
(2) VNPost cần trú trọng trong việc liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực bưu chính, Logistics, để có thể nâng cao năng lực mạng lưới.
(3)VNPost có thể nghiên cứu thực hiện tăng nguồn vốn đầu tư của mình từ việc phát hành cách trái phiếu vay dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
(4)VNPost cần tăng cường hoạt động tài trợ vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước với các dự án đầu tự cụ thể của mình.
Việc tăng quy mô về vốn cần được đặt trong điều kiện sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay. Các nguồn vốn phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích, theo đúng tiến độ, thời gian hoàn hoàn vốn.
4.3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần hoàn thiện, điều chỉnh, sửa đổi một số quy chế quy định, xây dựng và ban hành các quy chế, quy định quản lý trong lĩnh vực tài chính nhằm sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của VNPost như: (1) Quy định chung toàn Tổng công ty về quản lý điều hành dòng tiền; (2) Các quy định về quản lý tài chính của Tổng công ty và tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong tổng công ty; (3) Thống nhất quy chế quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng phúc lợi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các đơn vị hạch toán phụ thuộc; (4) Hoàn thiện quy chế quản lý tài
chính với các công ty trực thuộc như: Công ty TNHH MTV Tem Bưu chính, In Tem
Bưu điện; quy chế quản lý hoạt động kiểm soát viên Công ty TNHH MTV Tem Bưu chính, In Tem Bưu điện; quy chế quản lý nợ của Tổng công ty,…
VNPost cần bảo đảm việc cân đối nguồn lực tài chính toàn Tổng công ty đảm bảo cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng tiến độ, cấp vốn kinh doanh, vốn lưu động, cấp vốn cho hoạt động tài chính bưu chính kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh trên toàn mạng lưới của Tổng công ty.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện hoạt động tài chính trên toàn tổng công ty và tại các đơn vị thành viên, từđó có các biện pháp xử lý kịp thời phù hợp với tình hình hoạt động của các đơn vị thành viên và của VNPost.
Đối với đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắn trạng thiết bị mạng lưới, VNPost cần đảm bảo việc tài trợ vốn theo đúng tiến độ đi đôi với việc, kiểm tra giám sát, đánh giá việc hoàn thành về khối lượng và chất lượng các công trình và các trang thiết bị.
Đối với công tác quản lý nợ phải thu, phải trả cần có quy chế thống nhất, và quy chế đặc thu theo từng nhóm đối tượng khách hàng vừa bảo đảm quản lý vốn hiệu quả vừa duy trì và phát triển khách hàng cho Tổng công ty.