6. Kết cấu của luận án
3.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường bưu
3.3.1 Những lợi thế cạnh tranh của VNPost trong thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở kết quả phân tích năng lực cạnh tranh của VNPost, luận án tập hợp, xác định lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hiện nay. Các lợi thế cạnh tranh được sắp xếp theo thứ tự lợi thế vượt trội, tác động nhiều nhất được xếp thứ nhất, và cuối cùng là lợi thế tác động ít nhất vào năng lực cạnh tranh tổng thể của VNPost. Qua đây cho thấy, để tăng năng lực cạnh trạnh của VNPost trên thị trường Bưu chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nên tập trung tác động vào các lợi thế vượt trội.
Thứ nhất, Về hình ảnh và danh tiếng thương hiệu. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu gắn liền với công tác thúc đẩy, phát triển kinh doanh như: thiết kế tờ rơi giới thiệu dịch vụ, tham gia các gian hàng quảng bá, giới thiệu dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu của Tổng công ty tại các triển lãm, hội nghị quốc tế, thiết kế nhận diện thương hiệu trên toa tàu hỏa chuyên dùng của Bưu điện Việt Nam và trên xe gắn máy trang bị cho bưu tá, thùng chở hàng,... Các hoạt động an sinh, xã hội gắn với hình ảnh thương hiệu Bưu điện Việt Nam được triển khai tại bưu điện tỉnh thành trong cả nước. Điều này làm tăng sức mạnh thương hiệu của VNPost trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này đã được khẳng định từ việc đánh giá của khách hàng, khách hàng cá nhân đánh giá “danh tiếng và thương hiệu” của
VNPost cao nhất trong những doanh nghiệp tiêu biểu được khảo sát. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần phải duy trì và phát huy.
Thứ hai, Về nghiên cứu triển khai R&D. Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã bắt đầu trú trọng trong việc nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển dịch vụ mới. Việc nghiên cứu triển khai việc ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển các dịch vụ mới được VNPost triển bắt đầu từ các ban chuyên môn, viêc ứng dụng công nghệ vào sản xuất được nghiên cứu tại ban “Kỹ thuật công nghệ”, Nghiên cứu phát triển các dịch vụ tài chính bưu chính được triển từ ban “Dịch vụ tài chính bưu chính”; phát triển các dịch vụ bưu chính chuyển phát từ ban “ Dịch vụ bưu chính chuyển phát”, các dịch vụ phân phối truyền thông được triển khai tại ban “ phân phối truyền thông”. Với việc tổ chức và triển khai hoạt động nghiên cứu phát triển của VNPost mang tính chuyên môn hóa thống nhất với các nhóm dịch vụ của VNPost. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, triển các các dịch vụ theo từng nhóm thống nhất từ tổng công ty xuống các đơn vị thành viên. Theo kết quả khảo sát thì khách hàng đánh giá về khả năng phát triển các dịch vụ mới của VNPost là cao nhất trên thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay. Đây là lợi thế thể hiện năng lực của một doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường mà VNPost cần phải phát triển.
Thứ ba, Về mạng lưới marketing và phân phối. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam từ khi hoạt động độc lập đến nay đã tích cực cải thiện các hoạt động marketing hướng đến khách hàng. Các hoạt động cụ thể là: có chính sách giá linh hoạt với các gói dịch vụ theo đối tượng khách, tổ chức kiện toàn mạng lưới và kênh phân phối cho phù hợp với các đối tượng khách hàng. Tăng cường các hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm, quan hệ công chúng, các hoạt động chăm sóc khách hàng,... ngày càng được khách hàng hài lòng hơn. Theo kết quảđều tra khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng đạt trung bình là 3,78 điểm với khách hàng tổ chức và 3,59 điểm với khác hàng cá nhân, trên thang đo 5 điểm. Đây là điểm đánh giá khá cao so với các doah nghiệp bưu chính tại Việt Nam. Năng lực marketing cũng là một lợi thế của VNPost cần VNPost luân phát triển và duy trì nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiên nay.
Thứ tư, Về thị phần dịch vụ chiếm lĩnh trên thị trường.VNPost là doanh nghiệp có thị phần cung cấp dịch vụ bưu chính lớn nhất trên thị trường. Trong những năm vừa qua VNPost đã rất nỗ lực phát triển kinh doanh, phát triển nhiều dịch vụ mới đáp ứng tốt nhu cầu của khàng và duy trì được vị trí dẫn đầu thị trường về thị phần. Có thị phần doanh thu chuyển phát năm 2016 chiếm 38,18% lớn nhất trên thị trường Bưu chính
Việt Nam, đây là thế mạnh cho thấy VNPost có được số lượng khách hàng đông đảo, thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của mình.
Thứ năm, Về kỹ năng nhân sự và quản trị doanh nghiệp. Bộ máy lãnh đạo của VNPost đã được kiện toàn về cả số lượng và chất lượng. Những người lãnh đạo đều hành đều là những người chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản trị, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc tại VNPost, thấu hiểu truyền thống của Tổng công ty bưu điện Việt Nam và luôn quyết tâm vun đắp xây dựng VNPost ngày càng lớn mạnh. Chính vì có đội ngũ lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm và hoài bão như vậy, mà Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã vượt qua chính mình có tốc độ phát triển nhanh chóng như vậy. Theo kết quả khảo sát với cán bộ công nhân viên về “kỹ năng lãnh đạo điều hành”, thì VNPost được đánh giá là 3,5 điểm trên thang đo 5 điểm, ngang bằng và thậm trí còn cao hơn một số doanh nghiệp bưu chính tiêu biểu trên thị trường Việt Nam. Đây có thể nói cũng là lợi thế của VNPost vì tới thời điểm hiện nay VNPost vẫn là doanh nghiệp có quy mô lao động và mạng lưới cung cấp dịch vụ lớn nhất và rộng khắp Việt Nam.
Thứ sáu, Về trình độ công nghệ và hiệu suất quy trình dịch vụ. Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có quy mô lớn nhất trên thị trường bưu chính Việt Nam, VNPost luôn trú trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và cung cấp dịch vụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ của mình. VNPost đã tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc triển khai các quy định, quy trình dịch vụ, phát triển dịch vụ mới, hỗ trợ kịp thời cho việc quản lý, điều hành kinh doanh dịch vụ.VNPost cũng đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ SXKD như: hoàn thiệncơ sở dữ liệu phần mềm khai thác các dịch vụ bưu chính chuyển phát, thực hiện chuyển đổi dữ liệu, xây dựng hệ thống giám sát dịch vụ; sử dụng phần mềm quản lý trạng thái bưu gửi, xây dựng các báo cáo phục vụ quản lý và điều hành dịch vụ, xây dựng và triển hệ thống báo cáo online phục vụ quản lý điều hành kinh doanh; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ bưu tá;... Đây là thế mạnh để Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụđáp ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Thứ bẩy, Về chất lượng và giá dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty bưu điện Việt Nam đã thường xuyên kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ của mình, giải quyết các khiếu nại của khách hàng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ, giảm thời gian và các thủ tục trong cung cấp dịch vụ tới khách hàng làm cho khách hàng ngày càng hài lòng hơn
Thực hiện thương mại hóa sản phẩm - dịch vụ: Để thực hiện thành công việc này, cần sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thành viên trong VNPost từ bộ phận phát triển sản phẩm mới là các ban kinh doanh, ban kế hoạch đầu tư, ban tài chính kế toán tới 63 đơn vị tỉnh thành thuộc VNPost. Thực hiện đồng bộ thống nhất, theo đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, chính sách quảng cáo, xúc tiến bán, chính sách giá, chính sách phân phối đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thường xuyên cấp nhật, theo dõi quá trìnhcung cấp dịch vụ mới, báo cáo với bộ phận quản lý phát triển sản phẩm mới cấp trên để có thể xử lý, điều chỉnh kịp thời.
2) Phát triển các sản phẩm - dịch vụ mới của VNPost
a) Đối với nhóm dịch vụ Bưu chính chuyển phát: Để phát triển nhóm dịch vụ này, VNPost cần thực hiện phân đoạn thị trường, xác định được thị trường trọng điểm, xác định cơ cấu doanh thu theo từng thị trường, từng dịch vụ để có giải phát triển kinh doanh các dịch vụ này cho phù hợp với thị trường và khách hàng. Theo kết quả kinh doanh hiện nay của VNPost cũng như nhu cầu về dịch vụ bưu chính của Việt Nam, thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nên tập trung đẩy mạnh phát triển các dịch vụ: dịch vụ bưu phẩm kinh doanh, chuyển phát tài liệu, chú trọng các sản phẩm bưu phẩm bảo đảm, bưu phẩm quảng cáo, thư cổđông, thư tuyển sinh, hướng tới các đối tượng khách hàng là các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phân phối sản phẩm tiêu dùng. Việc phát triển các dịch vụ cần tập trung vào các thị trường trọng điểm, các khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng. Tổ chức và vận hành thống nhất nhịp nhàng giữa các lực lượng bán hàng, lực lượng thu gom bưu gửi, phát triển hệ thống điểm phục vụ để tăng khả năng cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát. Tăng cường các hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu chính chuyển phát quốc tế, cần xây dựng cơ chế bán hàng riêng cho từng loại khách hàng, và có cơ chế khuyến kích đối với lực lượng và nhân viên bán hàng. Phát động các phong trào thi đua trong việc bán hàng và chăm sóc khách hàng theo địa bàn, theo dịch vụ. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ. Ứng dụng các phầm mềm, mạng máy tính trong khai thác và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và quản lý quá trình cung ứng dịch vụ trên toàn bộ mạng lưới. Phối hợp chặt chẽ giữa tổng công ty, các đơn vị chủ quản dịch vụ và bưu điện tỉnh, thành phố trong việc triển khai cung cấp và phát triển các dịch vụ mới. Phát triển các dịch vụ mới: các dịch vụ Logistics, dịch vụ phục vụ cho thương mại điện tử, dịch vụ hoàn tất đơn hàng,...
b) Đối với nhóm dịch vụ Tài chính Bưu chính: Với các dịch vụ mà Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang cung cấp cụ thể là: với dịch vụ tiết kiệm bưu điện, đây là dịch vụ phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt triển khai thỏa thuận hợp tác cung
cấp các dịch vụ tiết kiệm bưu điện trên hệ thống các giao dịch của VNPost cần nâng cao chất lượng phục vụ để có thể cạnh tranh với các dịch vụ của các ngân hàng.VNPost cần phối hợp với ngân hàng Liên Việt Postbank để có thể triển khai thêm các điểm giao dịch trên toàn bộ mạng lưới điểm phục vụ của Bưu điện. Phát triển mở rộng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, tăng trưởng về quy mô, doanh số đối với các sản phẩm hiện có và đa dạng hóa dịch vụ, đối tượng cung cấp dịch vụ, triển khai các dịch vụ tín dụng với các đối tượng khách hàng mới. Đối với các dịch vụđại lý bảo hiểm, VNPost cần xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài, bền vững đối với việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên mạng lưới bưu điện; phối hợp với Tổng công ty PTI xây dựng và triển khai phương án hợp tác dài hạn, đầu tư nguồn lực, thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm triển khai trên mạng lưới bưu điện, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ để quản lý, kinh doanh dịch vụ. Cần phối hợp chặt chẽ với Công ty Dai-ichi, bảo hiểm xã hội,... xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. VNPost cần chủ động phối hợp, hợp tác với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước trong việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ, cơ chế tổ chức kinh doanh… đểđảm bảo kế hoạch, chiến lược kinh doanh của VNPost đã đề ra. Phát triển các dịch vụ thu hộ, chi hộ với các đối tác hiện có và mở rộng phạm vi, đối tác cung cấp dịch vụ. Tăng cường công tác truyền thông nhằm thu hút khách hàng thu nộp tiền qua kênh bưu điện. Nâng cao chất lượng các dịch vụ bảo hiểm xã hội qua Bưu điện, mở rộng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả, triển khai hiệu quả dịch vụ chi trả bảo trợ xã hội, mở rộng chi trả người có công trên toàn quốc. Mở rộng dịch vụ thu hộ thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, trên cơ sởđó, đề xuất việc mở rộng thu hộ đối với các sắc thuế khác. Phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, phát triển các dịch vụđại lý nhưđại lý bán vé với các hãng hàng không, đường sắt…
c) Đối với nhóm dịch vụ Phân phối Truyền thông: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần tăng cường đẩy mạnh phát triển các dịch vụ phân phối bán lẻ sim, thẻ điện thoại qua hệ thống sim bông sen. Thực hiện hợp tác với các đối tác như công ty Viễn thông - Tổng công ty Mobifone, Vinaphone, Vietnammobile, các đối tác triển khai cung cấp dịch vụ, mở rộng điểm bán hàng. Đa dạng hóa các dịch vụ trong lĩnh vực phân phối truyền thông, tìm kiếm và mở rộng đối tác cung cấp dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa,…Phát triển kinh doanh các dịch vụ truyền thông, quảng cáo trên toàn mạng lưới.Phát triển hệ thống bán lẻqua hệ thống BĐ-VHX, Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp dịch vụ của các điểm bưu điện để giao kế hoạch kinh doanh tới từng điểm, qua đó, khai thác triệt để thị trường bán lẻ tại nông thôn.Phát triển và mở rộng các cộng tác viên bán hàng và các kênh phân phối mới đặc biệt kênh bán hàng trực trực tiếp qua các Websie thương mại điện tử.
d) Phát triển thêm các dịch vụ khác: Tổng công ty Bưu chính Việt Nam kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, đòi hỏi luôn phải thích ứng theo nhu cầu thị trường. Để kinh doanh có hiệu quả thì phải tận dụng tốt các cơ hội của thị trường và phát huy lợi thế của doanh doanh nghiệp trên thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm phát triển cách dịch vụ bưu chính có hàm lượng công nghệ cao. Hơn thế, sự phát triển của các ngành kinh tế, thương mại dịch vụ, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, vận tải, kho vận... vừa cạnh tranh với dịch vụ bưu chính, vừa tạo ra cơ hội cho sự phát triển các dòng sản phẩm bưu chính mới. Các dòng sản phẩm mà VNPost có thể phát triển cụ thể là: sản phẩm lai ghép từ sự kết hợp giữa các phương thức bưu gửi vật lý, với công nghệ thông tin, viễn thông tạo ra thêm các sản phẩm dịch vụ như từ cơ sở dữ liệu của khách hàng, in dữ liệu, lồng gấp và chuyển đến địa chi khách hàng, bưu chính điện tử, xác nhận chữ kỹ số; Kết hợp giữa các dịch vụ bưu kiện với các dịch vụ lưu kho, vận chuyển hàng cho khách hàng tạo ra các dịch vụ kho vận; Sự kết hợp với các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm để thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, làm đại lý; Kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại cung cấp các sản phẩm hàng hóa thông qua mạng lưới bán hàng và điểm phục vụ của bưu chính; Kết hợp các công ty du lịch làm các dịch vụ hướng dẫn viên du lịch, cung cấp địa chỉ, thông tin về danh lam thắng cảnh ở các địa phương cho du khách và