6. Kết cấu của luận án
2.2.3 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nghiệp bưu chính
Từ 3 nhóm yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, được cụ thể hóa bằng 12 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có trọng số nhất định tạo nên năng lực cạnh tranh của mỗi một doanh nghiệp trên thị trường.
2.2.3.1 Mô tả các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1. Thị phần của doanh nghiệp: Thị phần là phần thị trường của doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh càng cao. Do đó thị phần là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. TP =DDN/∑Di*100 (%); TP : Thị phần của doanh nghiệp; DDN: Doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường; ∑Di: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường
2. Mức tăng trưởng của thị phần: Mức tăng trưởng của thị phần là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Mức tăng trưởng thị phần càng lớn thể hiện sực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao, cho biết các chính sách phát triển của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường, có lợi thế hơn so với đối thu cạnh tranh. ∆Tp =TPn –PP(n-1); ∆Tp : Mức tăng thị phần của doanh nghiệp năm nay so với năm trước; TPn : Thị phần của doanh nghiệp năm nay; PP(n-1) : Thị phần của doanh nghiệp năm trước
3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Năng lực tài chính của doanh nghiệp là yếu tố rất qua trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay yếu. Để phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp, có thể đo bằng 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản gồm (1) Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp (Thanh toán hiện hành; thanh toán nhanh; thanh toán tức thời) (2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn. (3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp (3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
4. Quản lý và lãnh đạo: Nhiều nhà kinh tế học cho rằng một tổ chức mạnh quyết định tới 70% đến 80% thành công trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó nói nên vai trò của quản lý lãnh đạo trong doanh nghiệp. Thực tế, trong mọi lĩnh vực, chúng ta đều thấy rõ điều đó. Trong tiêu chí này có thể phân nhóm như sau: (1) Hoạt động theo pháp luật, (2) Hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng, (3) Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mọi bộ phận, mọi thành viên. (4) Có chính sách, chiến lược, mục đích, mục tiêu hoạt động cụ thể. (5) Có thể tổ chức gọn nhẹ.
QT =∑miqi Trong đó: QT là chất lượng tổ chức quản lý điều hành của doanh nghiệp ( điểm); mi : Hệ số quan trong của tiêu chí thứ i; qi : Điểm số của tiêu chí thứ i
5. Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Chất lượng và giá của sản phẩm dịch vụ là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Mà năng lực canh tranh của sản phẩm là yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nên chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các tiêu chí chất lượng sản phẩm được chia thành 4 nhóm. Nhóm tiêu chí thẩm mỹ; an toàn - vệ sinh, kỹ thuật và nhóm chỉ tiêu kinh tế. Hội đồng đánh giá sẽ xác định hệ số quan trọng của từng chỉ tiêu và được tổng hợp lại theo công thức. Qa =∑miqi Trong đó: Qa là chất lượng tổng hợp của một sản phẩm của doanh nghiệp (điểm); mi : Hệ số quan trong của tiêu chí thứ i; qi : Điểm số của tiêu chí thứ i. So sánh các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp với nhau, chúng ta có thể xác định được doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao nhất. Doanh nghiệp nào có nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp lớn hơn.
6. Trình độ công nghệ và hiệu suất các quy trình dịch vụ: Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệ thống cung cấp năng lượng, công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất, quy trình sản xuất, mang lưới phục vụ, hệ thống thông tin,...Tiêu chí đánh giá yếu tố này có thể là:Công nghệ quản lý; Mạng thông tin nội bộ doanh nghiệp. Qc =∑miqi Trong đó: Qc Chất lượng về trình độ công nghệ và hiệu suất quy trình dịch vụ của doanh nghiệp ( điểm) mi : Hệ số quan trọng của tiêu chí thứ i; qi : Điểm số của tiêu chí thứ i.
7. Hình ảnh danh tiếng và thương hiệu: Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, là tiêu chí mạng tính tổng hợp. Giá trị này có được là do quá trình phân đấu bền bỉ theo hướng và chiến lược phát triển đúng đắn của doanh nghiệp, được cộng đồng và xã hội thừa nhận. Hình ảnh và danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận: (1) Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở “ Văn hóa doanh nghiệp”, trang phục, văn hóa ứng xử, mức hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước và xã hội, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch,...(2) Giá trị của tài sản nhãn hiệu. Những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì giá trị cao.
Muốn có được giá trị thương hiệu cao cho doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và phong cách cung cấp sản phẩm.
8. Chi phí đơn vị : Đây là tiêu chí quan trọng trong thời đại hiện nay mà việc cạnh tranh trong tiêu thu sản phẩm trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có chi phí trên sản phẩm thấp thì doanh nghiệp đó có cơ hội bán giá thấp, có lợi thế cạnh tranh chi phí thấp. Các tiêu chí đánh giá bộ phận được thể hiện: (1) Năng suất lao động cao; (2) Nguồn cung đầu vào ứng ổn định; (3) Logistics đầu vào Logistics đầu ra; (4) Tận dụng công suất máy móc thiết bị.
9. Marketing phân phối: Marketing phân phối là tiêu chí quan trong trong việc đưa sản phẩm từ doanh nghiệp đến với khách hàng. Mạng phân phối có hiệu quả thế hiện qua các tiêu chí sau đây :(1) Chi phí khâu tiêu thụ thấp; (2) Mạng phân phối rộng khắp; (3) Đa dạng của kênh phân phố;(4) Mật độ tiếp xúc với khách hàng ;(5) Sản phẩm từ doanh nghiệp đến với khách hàng nhanh chóng chính xác. Tập hợp các tiêu chí bộ phần thành tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này tốt thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao.
10. Hiệu suất xúc tiến :Xúc tiến là một công cụ trong Marketing, để đánh giá hiệu suất xúc tiến chúng ta cũng có thể sử dụng các tiêu chí bộ phận như : (1) Chi phí cho hoạt động xúc tiến; (2) Sựđa dạng của công cụ xúc tiến ;(3) Số lượng bán tăng sau xúc tiến;(4) Phản ứng của khách hàng sau khi thực hiện xúc tiến. Tập hợp các tiêu chí bộ phần thành tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này tốt thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao.
11. Hiệu suất R&D : Hoạt động này ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, còn rất yếu và thậm chí nhiều doanh nghiệp chưa có bộ phận nghiên cứu triển khai. Nên ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các tiêu chí đánh giá năng lực hiệu suất nghiên cứu và triển khai cụ thể là: (1) Ngân quy cho R&D; (2) Công tác tổ chức triển khai; (3) Ứng dụng công nghệ mới vào sản suất ; (4) Nghiên
cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ sản xuất; (5) Đào tạo phát triển nâng cao trình độ; (6) Nghiên cứu triển khai phát triển sản phẩm mới,...
12. Kỹ năng nhân sự, quản trị và kinh doanh : Một doanh nghiệp hoạt động được phải có đội ngũ lãnh đạo. Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng chiến lược, chính sách, điều hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, trình độ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Có thểđánh giá theo các tiêu chí bộ phận như sau (1) Trình độ tư tưởng chính trị, đạo đức; (2)Trình độ văn hóa; (3)Trình độ học vấn; (4) Trình độ quản trị kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào có kỹ năng nhân sự quản trị và kinh doanh cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó cao.
2.2.3.2 Đo lường các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính
Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đo lường bằng định tính hoặc định lượng dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp hoặc sơ cấp, nhưng thang đo thì rất khác nhau. Nên để đo lường chúng cần sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau thích hợp với từng loại tiêu chí.
Bảng 2.1 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh trang của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Trọng số 1. Thị phần doanh nghiệp 2. Tăng trưởng thị phần và lợi nhuận 3. Năng lực tài tài chính 4. Quản lý và lãnh đạo 5. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 6. Trình độ công nghệ và hiệu suất các quy trình dịch vụ 7. Hình ảnh danh tiếng và thương hiệu 8. Chi phí đơn vị 9. Marketing phân phối 10. Hiệu suất xúc tiến 11. Hiệu suất R&D
12. Kỹ năng nhân sự quản trị và kinh doanh
Sức cạnh tranh tổng thể (Tổng trọng số của 12 tiêu chí) 1,0
Nguồn : Tác giả Tập hợp
Đối với những tiêu chí giá trị có thể tính toán định lượng bằng các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước,…nhưng khi đánh giá cũng cần bổ sung thêm các thông tin, dữ liệu sơ cấp từ thị trường. Đối với những
tiêu chí phải đánh giá thông qua dữ liệu sơ cấp, cần có phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu phù hợp đồng thời khi đánh giá tiêu chí cũng cần bổ sung thêm thông tin, dữ liệu thứ cấp. Giá trị của từng tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho biết lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thụ cạnh tranh trên thị trường. Việc đo lường giá trị của từng tiêu chí phải đồng nhất giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp, cần phải xác định được mức độảnh hưởng (trọng số) của từng tiêu chí tới sức cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp. Tổng sựảnh hưởng của các tiêu chí tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp bằng 1. Mỗi loại doanh nghiệp, hoạt động trên các thị trường khác nhau thì mức độ ảnh hưởng (trọng số) của các tiêu chí tới sức cạnh tranh tổng thể khác nhau. Để xác định trọng số của các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì các nhà nghiên cứu thường dùng phương pháp cho điểm. Thông quan việc cho điểm và thảo luận nhóm của nhóm chuyên gia xác định trọng số của từng tiêu chí trong năng lực cạnh tranh tổng thể.
Đối với các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam, NCS đo lường mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí (trọng số) tới sức cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính thông qua việc cho điểm và thảo luận nhóm chuyên gia, những người am hiểu thị trường bưu chính Viện Nam hiện nay. Bên cạnh đó, NCS đã tham khảo từ các tài liệu chuyên khảo của các tác giả: P.Kotler, Day & Winsley, Reed, Jain… và vận dụng vào đặc điểm của doanh nghiệp bưu chính, điều kiện của Việt Nam, NCS xây dựng hệ tham số xác định sức cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam như bảng 2.2. Phương pháp xác định xem (phụ lục 2, 2.4).
Qua 12 tiêu chí và (trọng số) mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí tới năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam, NCS vận dụng kỹ thuật thang 5 điểm (trong đó: 5- tốt; 4- khá; 3- trung bình; 2- yếu; 1- kém) lập bảng câu hỏi, theo từng đối tượng hỏi nhằm đánh giá, đo lường năng lực cạnh tranh theo từng tiêu chí và năng lực cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp chi phối thị trường Bưu chính Việt Nam hiện nay. Mỗi tiêu chí phản ánh năng lực canh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam được đánh giá bởi các đại diện có liên quan (nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp, những cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực bưu chính, các khách hàng của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam) và tính điểm bình quân. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính được xác định và xếp loại thông qua điểm đánh giá tổng hợp theo công thức trên. Trong đó: Pi - Điểm trung bình tham số i của doanh
∑ = = 12 1 i SCTDN KiPi D
nghiệp đánh giá; Ki- Hệ sốđộ quan trọng của tham số i
Bảng 2.2 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh trang của doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam
Chỉ tiêu Kí hiệu (Pi) Hệ số quan trọng (Ki) 1. Thị phần doanh nghiệp 2. Tăng trưởng thị phần và lợi nhuận 3. Năng lực tài tài chính 4. Quản lý và lãnh đạo 5. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 6. Trình độ công nghệ và hiệu suất các quy trình dịch vụ 7. Hình ảnh danh tiếng và thương hiệu 8. Chi phí đơn vị 9. Marketing phân phối 10. Hiệu suất xúc tiến 11. Hiệu suất R&D
12. Kỹ năng nhân sự quản trị và kinh doanh
P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 P2 0.05 0.05 0.05 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.05 0.1 0.1 Sức cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam 1,0
Nguồn : Tác giả Tập hợp
Từ số liệu hồi đáp của mẫu khảo sát đánh giá về các tiêu chí, trọng số của từng tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính, NCS xác định
được sức cạnh tranh tổng thể của từng doanh nghiệp bưu chính. Điểm số trung bình của tiêu chí phán ảnh mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đó đến sức cạnh tranh tổng thể.
Điểm trung bình chung của các tiêu chỉ phản ánh sức cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính. Sức cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính nào cao hơn thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính đó cao hơn trên thị trường.