6. Kết cấu của luận án
4.3.6 Giải pháp tăng cường hình ảnh và danh tiếng thương hiệu củaTổng công ty
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong thời gian vừa qua đã thực hiện nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu tăng cường hình ảnh của mình trên thị trường như: Trên các tờ rơi giới thiệu dịch vụ, trên các phương tiện vận chuyển chuyên ngành, trên bao gói dịch vụ, tại các điểm phục vụ, trên đồng phục của cán bộ công nhân viên đều thống nhất về hình ảnh, mầu sắc Logo, thương hiệu của Tổng công ty bưu điện Việt Nam điều này làm cho khách hàng, đối tác dễ dàng nhận diện dịch vụ, điểm phục vụ, nhân viên phục vụ, phương tiện, các trang thiết bị của VNPost. Tổng công ty Bưu điện Việt Namđã tích cực giới thiệu dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu của Tổng công ty tại các triển lãm, hội nghị trong nước và quốc tế....Tích cực trong các hoạt động an sinh, xã hội gắn với hình ảnh thương hiệu Bưu điện Việt Nam tại bưu điện tỉnh thành trong cả nước. Điều này làm tăng sức mạnh thương hiệu của VNPost trên thị trường trong nước và quốc tế.
Với kết quả điều tra NCS tại (phụ lục 4.7) cho thấy đánh giá của khách hàng về danh tiếng và thương hiệu của VNPost trên thị trường bưu chính Việt Nam Khách hàng cá nhân đánh giá cao nhất với VNPost với 3,963/5,0 điểm, ViettelPost với 3,839 điểm. Còn khách hàng tổ chức đánh giá VNPost là 3,983 điểm thấp hơn các doanh nghiệp bưu chính nước ngoài như Fedex điểm trung bình là: 4,026; DHL là 3,957 điểm. Điều này cũng thể hiện khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp bưu chính nước ngoài thường là các khách hàng tổ chức, với đòi hỏi chất lượng cung cấp dịch vụ tốt. Vớí thực tế này cho thấy VNPost vẫn duy trì được hình ảnh của mình đối với khách hàng trong nước, nhưng để ngày càng củng cố và nâng cao vị thế hình ảnh dánh tiếng của mình trên thị trường, thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần tăng cường các giải pháp nhằm tăng cường hình ảnh và danh tiếng của mình trên thị trường. Các giải pháp mà VNPost có thể thực hiện là:
Thứ nhất, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần xây dựng một chiến lược về xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh thương hiệu của mình một cách đồng bộ nhất quán và thống nhất trong toàn tổng công ty. Vì hình ảnh và thương hiệu của của doanh nghiệp không phải câu chuyện một sớm một chiều của các doanh nghiệp. Nó là một quá trình dài mang tính liên tục và không có điểm kết thúc.Một thương hiệu cần được xây dựng và phát triển bền vững, dài hạn.
Thứ hai, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần thống nhất về tư tưởng, mục tiêu, hình ảnh thương hiệu của VNPost tới tất cả các thành viên đơn vị và tới tận cán bộ công nhân viên của mình, để mọi người thấu hiểu và thực hiện nghiêm ngặt. Hình ảnh,
thông điệp, Logo của VNPost cần thống nhất đồng bộ trên các điểm giao dịch, các phương tiện vận chuyển, các dịch vụ cung cấp của VNPost.
Thứ ba, VNPost cần thống nhất cách thức, phương thức giao tiếp thông điệp của doanh nghiệp với khách hàng ở mọi hình thức bán hàng, mọi tình huống bán hàng, như vậy khách hàng mới nhận diện đúng và đánh giá đúng hình ảnh của doanh nghiệp.
Thứ tư, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần phải định kỳ nghiên cứu đánh giá phản hồi của khạch hàng về thương hiệu và danh tiếng của mình, trên cơ sởđó có các giải pháp phát triển và duy trì cho phù hợp với đánh giá của khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ năm, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần trú trọng tới việc tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các sự kiện, hội nghị khách hàng, các hoạt động xã hội vừa củng cố uy tín của mình với xã hội và cộng đồng, từđó nâng cao hình ảnh và danh tiếng của mình trên thị trường.
Thứ sáu, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần duy trì một nguồn kinh phí phù hợp để có thể xây dựng, duy trì phát triển thương hiệu, hình ảnh của. Với nguồn kinh phí hữu hạn, thì Vnpost cần phải có sự lựa chọn cẩn thận sao cho hiệu quảđạt được là tối ưu so với lượng chi phí bỏ ra. Với nguồn lực có hạn nên xây dựng chiến lược phải tính toán kỹ càng. Ý thức được xây dựng thương hiệu là cần thiết và quan trọng và có quyết tâm thực hiện là rất tốt nhưng không thể thực hiện bằng mọi giá, vượt quá điều kiện hiện có của doanh nghiệp. Chiến lược đó doanh nghiệp có đủ khả năng thực hiện hay không? Đây là câu hỏi mà các nhà hoạch định, xây dựng chiến lược cần đặt ra trước khi lựa chọn chiến lược.