6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Vietinbank Khánh Hòa 2010-2014
Kể từ khi chi nhánh đi vào hoạt động đến nay, NHTMCPCTVN- CN Khánh Hòa đã khẳng định đƣợc vị trí dẫn đầu của mình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và đóng góp vào sự tăng trƣởng chung của toàn hệ thống NHCT.
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Vietinbank Khánh Hòa giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Nguồn vốn huy động 2.711.378 3.066.081 4.447.094 4.483.480 4.506.462 + Tiền gửi doanh
nghiệp
1.404.059 1.587.738 2.264.104 2.308.992 2.333.625
+ Tiền gửi tiết kiệm 1.287.840 1,456,316 2.139.942 2.152.070 2.140.462 + Tiền gửi vốn chuyên dùng 19.479 22.027 43.048 22.417 32.375 Dƣ Nợ cho vay 2.399.103 2.581.352 2.853.973 2.944.090 3.142.365 Dƣ nợ xấu 2.399 2.323 2.540 2.061 1.885 Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,1 0,09 0,089 0,07 0,06 Tổng thu nhập 610.634 689.015 677.173 716,405 737,586 Tổng chi phí 521.291 578.328 583.912 617.209 628.192 Lợi nhuận đã trích lập DPRR 89.343 110.687 93.261 99.196 109.394 Tăng trƣởng lợi nhuận 21.344 (17.061) 5.570 10.194 (Nguồn: Phòng tổng hợp VTB CN Khánh Hòa) Tình hình huy động: Trong những năm gần đây, trên thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động mạnh và sự thay đổi liên tục của chính sách tiền tệ, cộng thêm sự xuất hiện nhiều Chi nhánh các NHTM trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,
làm cho tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt. Mặc dù vậy, với vị thế của mình, nguồn vốn huy động của VTB Khánh Hòa vẫn tăng trƣởng đều đặn qua các năm, năm 2012 nguồn vốn đạt 4.447 tỷ đồng, sang năm 2013 nguồn vốn tăng 8,18% lên mức 4.483 tỷ đồng và đạt mức 4.506 tỷ đồng ( tăng so với 2013 là 5,13%) vào cuối năm 2014. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn từ tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, mức độ khá ổn định. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm chiếm gần 50% tổng nguồn vốn chi nhánh và tăng nhẹ qua các năm trong tổng cơ cấu nguồn vốn, góp phần chủ yếu vào hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng của nguồn vốn qua các năm không đều và không cao so với trƣớc đây. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, dẫn tới nhiều ngành nghề hoạt động khó khăn, ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hƣởng trực tiếp và lớn nhất từ nền kinh tế, cũng nhƣ chính sách lãi suất tiền gửi của NHNN. Vietinbank là một trong những ngân hàng TMCP có vốn nhà nƣớc chiếm đa số, vì vậy, lãi suất tiền gửi không cao nhƣ các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác. Đây là bất lợi khá lớn cũng chính là nguyên nhân nguồn vốn tăng chậm những năm gần đây. Tuy nhiên, nhìn chung chi nhánh vẫn giữ đƣợc xu thế ổn định và chiều hƣớng tăng nguồn qua các năm.
Tình hình cho vay: Dƣ nợ của chi nhánh luôn đạt mức cao trên địa bàn và gia tăng qua các năm. Với lợi thế là một NHTMCP nhà nƣớc, Vietinbank có nguồn vốn rẻ và dồi dào, cùng các chính sách ƣu đãi lãi suất đối với khách hàng, điều này chính là điều kiện thuận lợi của chi nhánh trong việc phát triển dƣ nợ. Năm 2010 dƣ nợ của chinh nhánh mới đạt 2.399 tỷ đồng, năm 2011 tổng dƣ nợ của chi nhánh đạt 2.581 tỷ đồng tăng 7,06% so với năm 2010, năm 2013 tổng dƣ nợ đạt mức 2.944 tỷ đồng, đến năm 2014 dƣ nợ đã tăng lên 3.142 tỷ đồng ( tăng so với 2013 là 6,73%). Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế nên hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng gặp khó khăn, cụ thể tỷ lệ nợ xấu
trong năm 2012 khá cao ở mức 0,89%, sau đó có chiều hƣớng giảm dần xuống mức 0,7% năm 2013 và 0,6% năm 2014 do chi nhánh chủ động rà soát khoản vay, chặt chẽ hơn trong thẩm định khách hàng và tiến hành xử lý thu hồi nợ triệt để. Tuy trong những năm gần đây, lãi suất liên tục điều chỉnh giảm, nhƣng tình hình cho vay chƣa đạt đƣợc kỳ vọng, khi mà dƣ nợ còn thấp, các doanh nghiệp có nhu cầu đi vay nhƣng không đủ điều kiện cho vay do còn chịu ảnh hƣởng từ tình hình kinh tế. Tình hình khả quan hơn khi xem xét số liệu năm 2014, khi mà tỷ lệ nợ xấu giảm xuống, dƣ nợ tăng nhanh hơn, tạo điều kiện ngân hàng tăng trƣởng dƣ nợ, các doanh nghiệp tăng trƣởng kinh doanh, phục hồi kinh tế tốt hơn.
Kết quả hoạt động kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua lợi nhuận mà chi nhánh đạt đƣợc qua các năm. Lợi nhuận của VTB CN Khánh Hòa qua các năm đều ở mức cao, cao nhất phải kể đến năm 2014 với lợi nhuận đạt trên 100 tỷ đồng. Năm 2014 đánh dấu một năm nhiều biến động và đầy khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau quá trình khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam- một nền kinh tế đã có sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đối phó với việc suy thoái, vực kinh tế phát triển, ngày 09/01/2014, thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02 yêu cầu các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện triệt để các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo cân đối nền kinh tế. Có thể nói các giải pháp trên của Chính phủ đã “giải cứu” nền kinh tế và đem lại tốc độc tăng trƣởng GDP 5,89% trong năm 2014. Đây là mức tăng trƣởng khá trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, mức thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, kinh tế có phần khởi sắc trở lại. Cũng nhƣ các đơn vị kinh tế khác trên địa bàn, VTB CN Khánh Hòa vẫn cố gắng duy trì tốt khả năng thanh khoản, sử
dụng vốn có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời, tích cực triển khai thu phí từ hoạt động dịch vụ ít rủi ro, vƣợt qua đƣợc khó khăn và đạt đƣợc con số lợi nhuận ấn tƣợng. VTB Khánh Hòa trở thành chi nhánh loại 1 của Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, dẫn đầu trong các chi nhánh khu vực Miền trung Tây nguyên.