Quy mô dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 69 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.1. Quy mô dịch vụ thẻ

a. Số lượng thẻ phát hành tại VTB Khánh Hòa

Vietinbank là một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, thế mạnh tiềm lực kinh tế lớn, đồng thời mục tiêu hình thành nên một ngân hàng bán lẻ đang dạng các hoạt động dịch vụ, định hƣớng phát triển mảng dịch vụ thẻ dẫn đầu, trong các năm qua, ngoài việc đầu tƣ công nghệ, thì số lƣợng phát hành và doanh số thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của VTB Khánh hòangày càng tăng cao:

Bảng 2.3. Số lượng thẻ tín dụng phát hành từ năm 2012-2014 ĐVT: Thẻ Số lƣợng thẻ tín dụng(cái) Tốc độ tăng(%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Kê hoạch 3000 3900 2300 130.00% 58.97% Thực hiện 3146 1065 2265 33.85% 212.68% - Visa card 1621 612 1192 37.75% 194.77% - Master Card 1321 311 829 23.54% 266.56% - JCB 204 142 244 69.61% 171.83% Số lƣợng thẻ kích hoạt 540 708 402 131.11% 56.78%

Chỉ tiêu thẻ tín dụng phát hành qua các năm đƣợc giao với chi nhánh là khá cao. Năm 2012 là 3000 thẻ, năm 2013 lên mức 3.900 thẻ ( tăng 130%), tới năm 2014 giảm chỉ tiêu xuống còn 2.300 thẻ ( chiếm 58%) chỉ tiêu kế hoạch năm 2013. Nguyên nhân điều chỉnh giảm chỉ tiêu là do tình hình thực hiện phát hành thẻ ở chi nhánh. Cụ thể, năm 2012 chi nhánh hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu đề ra ( ở mức 104.5%). Chính vì vậy năm 2013 chỉ tiêu giao cho chi nhánh tăng lên mức 130%.

Tuy nhiên, 2013 chi nhánh thực hiện chỉ đạt 1.065 thẻ ( tức là thực hiện đƣợc 27,3%)- đây là mức rất thấp và không hoàn thành kế hoạch đƣợc giao. Trƣớc tình hình đó, Trung tâm thẻ điều chỉnh giảm kế hoạch đƣợc giao năm 2014 xuống còn 2.300 thẻ, giảm so với năm 2013 hơn 40%. Năm 2013, chi nhánh đã thực hiện phát hành đƣợc 2.265 thẻ, tức là đạt đƣợc 98,5% kế hoạch đƣợc giao, số lƣợng thẻ thực tế phát hành gấp đôi năm 2013. Điều này cho thấy, chỉ tiêu đã đƣợc giao phù hợp với năng lực thực tế của chi nhánh.

Tỷ trọng các loại thẻ phát hành cũng khá ổn định trong cơ cấu thẻ. Cụ thể năm 2012 phát hành tổng cộng 3.146 thẻ (trong đó Visa chiếm 51,5%, thẻ Master chiếm 41,9%, thẻ JCB chiếm 6,4%), năm 2013 số thẻ phát hành giảm xuống còn 1065 thẻ (trong đó Visa chiếm 57,4%, thẻ Master chiếm 29,9%, thẻ JCB chiếm 13,3%), tỷ lệ này năm 2014 là Visa chiếm 52,63%, thẻ Master chiếm 36,6%, thẻ JCB chiếm 10,7%. Trong số 03 loại thẻ tín dụng chính đã phát hành thì ta thấy thẻ Visa chiếm ƣu thế lớn hơn cả, do Visa là thƣơng hiệu thẻ mạnh ở khu vực Châu Á, còn Master mạnh hơn ở khu vực Châu Âu, còn với thẻ JCB là một thƣơng hiệu còn rất mới mẻ đến từ Nhật Bản nên tỷ trọng của nó còn thấp. Vietinbank là một trong những ngân hàng đầu tiên ký kết với thƣơng hiệu thẻ tín dụng JCB.

Khi về hiệu quả thì ta phải xem xét đến phần trăm số thẻ phát hành ra đã đƣợc kích hoạt sử dụng. Thực tế số thẻ phát hành và đƣợc khách hàng sử

dụng lần lƣợt các năm 2012, 2013, 2014 là 540, 708, 420 thẻ. Hầu hết số lƣợng kích hoạt chỉ chiếm 18%. Riêng năm 2013 số lƣợng thẻ thực tế đƣợc kích hoạt là 67%, đây là mức khá cao so với các năm, mặc dù năm 2013 chi nhánh chỉ đạt mức kế hoạch phát hành là hơn 27%. Chính vì vậy, chi nhánh cần đảm bảo đƣợc tăng chỉ tiêu phù hợp với thực tế hơn nữa, có hƣớng đề xuất lên Trung tâm thẻ. Tránh trƣờng hợp giao chỉ tiêu quá nhiều, chi nhánh lại phải lo phát triển số lƣợng mà không đảm bảo đƣợc hiệu quả thực sự thu đƣợc từ việc phát hành.

Bảng 2.4. Số lượng thẻ ghi nợ phát hành từ năm 2012-2014

Số lƣợng thẻ ATM( cái) Tốc độ tăng(%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Kê hoạch 30000 37000 22000 123.33% 59.46% Thực hiện 34571 16113 21099 46.61% 130.94% - Thẻ S-card 6676 3163 4220 47.38% 133.41% - Thẻ C- Card 13420 5962 8043 44.42% 134.91% - Thẻ G- Card 1798 790 1013 43.92% 128.27% - Thẻ Liên kết 9680 4028 5486 41.61% 136.18% - Thẻ 12 con giáp 2420 1370 1899 56.60% 138.65% - Thẻ Pink- Card 577 801 439 138.71% 54.80% Số lƣợng thẻ kích hoạt 13830 8865 14137 64.10% 159.47%

(Nguồn: Trung tâm thẻ Miền Trung)

Qua bảng trên ta thấy đƣợc tỷ lệ thẻ để rút tiền mặt chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thẻ mà ngân hàng phát hành. Điều này cũng dễ hiểu vì đối tƣợng sử dụng thẻ ATM là đối tƣợng phổ thông, với thói quen dùng thẻ để rút tiền. Thị trƣờng này còn tiềm năng nhờ các loại thẻ liên kết, thị trƣờng trả lƣơng qua thẻ. Năm 2012 chi nhánh đã phát hành đƣợc 34.751 thẻ nội địa, tƣơng ứng với mức hoàn thành kế hoạch là 115,2%, năm 2013 hoàn thành 43,5 và năm 2014 hoàn thành 95,9 % kế hoạch. Tuy nhiên, mức độ thẻ phát

hành giảm xuống do thị trƣờng thẻ ở Khánh Hòa đã bắt đầu bƣớc sang giai đoạn bão hòa, cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng gay gắt.

Trong tổng số các loại thẻ ghi nợ mà VTB Khánh Hòađã phát hành thì thẻ C-Card chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình khoảng 38% trong cơ cấu thẻ ghi nợ của ngân hàng. Đây là loại thẻ ATM chuẩn, đƣợc thiết kế chủ yếu dành cho khách hàng phổ thông, là cán bộ công nhân viên tại các cơ quan đơn vị, khách hàng cá nhân. Tiếp theo trong cơ cấu thẻ ghi nợ, thẻ liên kết là thẻ chiếm tỷ trọng lớn thứ nhì. Với thế mạnh khả năng liên kết hợp tác với các đơn vị sự nghiệp, cơ quan trƣờng học quy mô lớn, VTB Khánh Hòađã phát hành thẻ liên kết cho các trƣờng học: Trƣờng Đại Học Nha Trang, Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Nha trang, Trƣờng cao đẳng văn hóa nghệ thuật Nha Trang, .. hợp đồngliên kết trả lƣơng qua tài khoản các doanh nghiệp, tổ chức, trƣờng học trên địa bàn nhƣ Khatoko, Đại Học Nha trang, Cao Đẳng sƣ phạm, Yến sào Khánh Hòa…

Thẻ chiếm tỷ trọng thấp hơn cả trong các loại thẻ chính là G-card và Pink- Card. Do đối tƣợng của hai loại thẻ này là các khách hàng VIP, số dƣ tối thiểu yêu cầu lớn hơn các thẻ khác, phí duy trì thƣờng niên cũng cao hơn với hạn mức rút tiền và giao dịch cao hơn những thẻ thông thƣờng khác. Chính vì vậy, có nhiều đối tƣợng khách hàng phổ thông không có nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, nhân viên ngân hàng còn chƣa tích cực quảng cáo hai loại thẻ này tới khách hàng, thƣờng chủ yếu tập trung phát hành thẻ thông thƣờng. Về số lƣợng thẻ đƣợc kích hoạt thì số lƣợng thẻ ATM đƣợc kích hoạt chỉ chiếm khoảng hơn 50% số lƣợng thẻ phát hành thực tế hàng năm, chi nhánh cần phải cải thiện tình trạng phát hành thẻ ảo để tránh gây lãng phí cho ngân hàng.

Bên cạnh số lƣợng thẻ phát hành thì số lƣợng giao dịch cũng đƣợc đánh giá là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc kinh doanh dịch

vụ thẻ tại ngân hàng.

Bảng 2.5. Số lượng giao dịch thực hiện trên máy ATM và máy POS qua các năm

Đvt: Giao dịch

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng(%)

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Giao dịch trên máy ATM 423,821 542,312 876,424 128.0% 161.6% Trong đó: Rút tiền mặt 254,293 352,503 595,968 138.6% 169.1% Giao dịch trên máy POS 34,201 41,936 63,072 122.6% 150.4% Tổng cộng 458,022 584,248 939,496 127.6% 160.8% (Nguồn: Phòng tổng hợp VTBKhánh Hòa.)

Số lƣợng thẻ phát hành gia tăng, bên cạnh đó số lƣợng giao dịch đƣợc thực hiện qua ATM và POS có những kết quả đáng ghi nhận. Số lƣợng giao dịch qua các năm tăng mạnh, đặc biệt 2014. Năm 2012 số lƣợng giao dịch trên máy ATM là 423.821 giao dịch, trong đó rút tiền mặt là 254.293 giao dịch, chiếm gần 60% tổng số giao dịch tại máy ATM. Trong khi đó, số lƣợng giao dịch trên máy POS chỉ có 34.201 giao dịch, đây là con số khá nhỏ, chỉ chiếm 7,46% trong tổng số giao dịch. Điều này chứng tỏ thời gian này khách hàng vẫn chƣa có thói quan mua hàng hóa dịch vụ bằng thẻ, mạng lƣới các ĐVCNT chƣa nhiều, các ĐVCNT chƣa khai thác tốt công cụ thanh toán này.

Đến năm 2013 tình hình giao dịch thẻ trên ATM và POS tăng khá nhanh, đặc biệt tới năm 2014 thì số lƣợng giao dịch tăng nhanh hơn cả. Tổng số lƣợng giao dịch là 939.496 giao dịch, tăng 60% so với năm 2013, tỷ lệ thanh toán qua máy POS cũng tăng nhanh so với 2013 từ mức 41.936 giao

dịch năm 2013 lên mức 63.07 giao dịch 2014 tức là tăng hơn 50%. Tuy nhiên, số lƣợng giao dịch trên ATM vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu đƣợc dùng để rút tiền mặt. Có nhiều nguyên nhân của trƣờng hợp này, là do ngƣời dân chƣa thực sự biết hết các tiện ích của thẻ ATM, các dịch vụ gia tăng của ATM, chƣa quen thanh toán hàng hóa qua POS. Đồng thời, số lƣợng máy POS và ĐVCNT chƣa rộng khắp. Những nguyên nhân này làm cho thị trƣờng thẻ của Việt Nam chƣa phát triển mạnh tƣơng xứng với tiềm năng, đa số ngƣời dân khi cần chi tiêu thanh toán thì thƣờng tới ATM rút tiền để chi tiêu chứ không thanh toán qua POS. Tuy nhiên, lƣợng giao dịch qua ATM, thanh toán qua POS ngày càng tăng cao, chứng tỏ đã có một bộ phận ngƣời dân nhận thấy tiện ích trong thanh toán thẻ, việc thanh toán thẻ đã gần gũi hơn với đời sống. Đây cũng nhƣ một bƣớc đầu thành công của ngân hàng trong việc đƣa thanh toán thẻ vào đời sống.

Số lƣợng thẻ phát hành cũng nhƣ số lƣợng giao dịch phát sinh trong kỳ ảnh hƣởng khá lớn đến doanh số thanh toán thẻ của chi nhánh. Doanh số thanh toán thẻ càng cao thì chứng tỏ việc kinh doanh dịch vụ thẻ của chi nhánh càng có điều kiện phát triển và lợi nhuận thu đƣợc càng lớn.

Bảng 2.6. Doanh số thanh toán thẻ

Doanh số thanh toán thẻ

(tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Kế hoạch 130 400 605,5 307,6 151,3 Thực hiện 162 336,6 321 207,7 95,3 Phần trăm thực hiện kế hoạch 124,6% 84,1% 53,0%

Chi nhánh có doanh số thanh toán thẻ rất cao. Cụ thể năm 2012 doanh số thanh toán thẻ là 162 tỷ đồng, tới năm 2013 tăng gấp đôi lên 336,6 tỷ đồng (mức tăng 207,75%). Năm 2014 doanh số thanh toán thẻ có giảm nhẹ xuống mức 321 tỷ đồng. Để đạt đƣợc kết quả này, VTB Khánh Hòađã chứng tỏ đƣợc nỗ lực gia tăng mạng lƣới thanh toán ATM và POS trên địa bàn, bên cạnh đó, nhà nƣớc đẩy mạnh việc cán bộ- công nhân viên nhận lƣơng qua tài khoản ngân hàng cũng góp phần nâng cao đƣợc việc ngƣời dân sử dụng thẻ để thanh toán. Một bộ phận khách hàng cũng đã dần biết đƣợc những tiện ích do thẻ thanh toán mang lại, tiếp cận đƣợc những tiệc ích này để phục vụ nhu cầu thanh toán của mình. Ngoài ra, VTB Khánh Hòa đã không ngừng nâng cấp hệ thống ATM, POS, triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi, khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ vì vậy doanh số thanh toán thẻ tăng liên tục qua các năm. Điều này cho thấy thẻ thanh toán của Vietinbank đã phát huy đƣợc hiệu quả của mình, đem lại lợi ích kinh doanh cho ngân hàng.

Tuy nhiên, so với mức kế hoạch đặt ra, chi nhánh vẫn chƣa đạt đƣợc. Lý do, thời gian này có nhiều ngân hàng cùng tham gia cạnh tranh làm giảm thị phần. Riêng đối với Nha Trang, lƣợng khách du lịch quốc tế giảm xuống đặc biệt là các khách hàng truyền thống đến từ Nga, điều này cũng dẫn tới tình hình thanh toán bị sụt giảm so với năm trƣớc. Chi nhánh cần đẩy mạnh thêm các hoạt động phát triển dịch vụ, quảng bá về hình ảnh, cũng nhƣ tạo niềm tin cho các đơn vị chấp nhận thẻ.

Tóm lại, về quy mô kinh doanh dịch vụ thẻ của VTB Khánh Hòa đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, tăng về cả chiều rộng và chiều sâu, số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng thẻ phát hành tăng nhanh qua các năm, tỷ trọng các thẻ phát hành cũng khá ổn định qua các năm với các loại thẻ đa dạng theo nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên hiệu quả vẫn chƣa cao do tình trạng thẻ phát hành ra không đƣợc sử dụng, thậm chí không đƣợc kích hoạt

chiếm đến 80% ( đối với thẻ tín dụng) và 50% ( đối với thẻ ghi nợ) gây ra lãng phí rất lớn. Số lƣợng giao dịch tăng đáng kể cùng với đà tăng của số thẻ phát hành, tuy nhiên, vẫn chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt, vì vậy, kinh doanh thẻ chƣa phát huy đƣợc hiệu quả cao, chƣa tận dụng đƣợc ƣu thế thực sựcủa việc thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, điểm sáng là doanh số thanh toán thẻ rất cao. Mặc dù số lƣợng thẻ đƣợc kích hoạt còn thấp, tỷ lệ giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm ƣu thế hơn, nhƣng doanh số thanh toán thẻ chứng tỏ thị trƣờng thanh toán thẻ đầy tiềm năng, và có khả năng mang lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)