Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 28 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU

1.2.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây cao su

Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn, do vậy, việc tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽ làm tăng chi phí vận chuyển. Mặt khác quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chun mơn hóa cao, mang cả đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp và công nghiệp với quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến phức tạp nên việc tổ chức sản xuất lại càng quan trọng.

Trong phát triển sản xuất cây cao su cần lựa chọn và hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ. Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất cao su hiện nay bao gồm: Hộ sản xuất cao su, trang trại cao su, công ty, nông trường cao su…).

- Hộ sản xuất cao su: Kinh tế nông hộ thực sự phát triển nhanh từ khi có chính sách giao quyền sử dụng đất đến hộ gia đình. Nhà nước cần tạo ra cơ chế thích hợp nhằm thúc đẩy loại hình này phát triển và kết hợp với nhiều loại hình phi nơng nghiệp để tạo ra các hình thức phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện tự nhiên và tập quán từng vùng, nhằm phát huy lợi

thế của cộng đồng, hạn chế nhược điểm sản xuất nhỏ, manh mún của kinh tế hộ gia đình.

- Trang trại cao su: Là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, được hình thành và phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hóa. Quy mơ sản xuất và vốn đầu tư lớn hơn hộ gia đình, trình độ sản xuất cao hơn.Ở Gia Lai kinh tế trang trại đang đà phát triển, đây là chủ trương phát triển kinh tế đúng hướng phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn, các trang trại gắn sản xuất với chế biến nông sản; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, để từng bước đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội trên điạ bàn tỉnh. Nâng doanh thu trên ha đất canh tác, đi đầu trong việc sử dụng đất đai có hiệu quả.

- Nơng trường trồng cao su: Đây là hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao. Quy mô sản xuất tương đối lớn và tập trung, bộ máy tổ chức sản xuất khá hoàn chỉnh với đầy đủ các phòng bộ phận chuyên trách, phụ trách được cơ cấu bao gồm các đội sản xuất trực tiếp là công nhân, nông dân. Bộ máy gián tiếp và ban điều hành phụ trách các hoạt động về kỹ thuật, tài chính, chế biến và kinh doanh. Mơ hình này phát triển mạnh trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 21.Đặc điểm của mơ hình tổ chức này là từ khâu sản xuất đến chế biến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được tổ chức bài bản và chuyên mơn hóa.Tồn bộ bộ máy nơng trường bao gồm trụ sở thường gắn với khu vực sản xuất (vườn cây). Ưu điểm gần với nơi trồng sản xuất sản phẩm, gần gũi với người công nhân, nơng dân. Nắm bắt tình hình sản xuất một cách nhanh chóng và thực hiện hết các cơng cơng đoạn từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, được tổ chức cao hơn và quy mơ hơn so với mơ hình trang trại.

- Công ty cao su: Trong những năm gần đây, việc xây dựng các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên. Đây là mơ hình

sản xuất hiện đại và đang được triển khai mạnh trong những năm gần đây.Ưu điểm của mơ hình này là có thể quản lý sản xuất quy mô lớn, bao gồm nhiều nông trường sản xuất.Kỹ năng quản lý sản xuất tiêu thụ, marketing được nâng tầm cao hơn. Trụ sở Công ty thường ở khu vực trung tâm kinh tế hoặc giao thông thuận lợi, không nhất thiết phải bám sát vùng sản xuất.

Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh

- Số hộ và tỷ lệ thay đổi số hộ sản xuất cao su;

- Số lượng trang trại, mức tăng số lượng trạng trại sản xuất cao su; - Tỷ lệ trang trại trong tổng số;

- Số lượng doanh nghiệp sản xuất cao su.

- Tỷ lệ các doanh nghiệp trong tổng số các cơ sở sản xuất cao su;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)