Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 106 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất cây cao su

Trước hết cần phải hoàn thiện tổ chức sản xuất của các hộ gia đình. Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù

hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được.Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Các đơn vị này cần tập trung vào khâu sản xuất trồng trọt và tăng đầu tư thâm canh cải tiến thổ chức sản xuất để nâng dần hiệu quả sản xuất góp phần tăng tích lũy để mở rộng quy mô sản xuất. Các hộ này cũng cần định phướng phát triển của mình và lựa chọn mô hình trang trại để phát triển.Ngoài ra có thể liên kết nhiều hộ sản xuất với nhau trên tình thần hợp tác tự nguyện cũng là một mô hình có thể áp dụng. Hợp tác sản xuất có thể lựa chọn từng khâu sản xuất nào đó hay toàn bộ quá trình. Điều này sẽ tạo ra sức mạnh chung cho phát triển.

Kinh tế trang trại cần chú trọng phát huy và tập trung vào mô hình chuyên canh cây công nghiệp.Cần phấn đấu mở rộng quy mô và nâng cao trình độ thâm canh để đạt được các tiêu chí KTTT mới. Các trang trại cần được định hướng để làm hạt nhân liên kết các hộ gia đình lại trong một tổ chức chung. Trên cơ sở đó hình thành mô hình hợp tác xã sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong những năm tới.

Khuyến khích các doanh nghiệp lớn như Binh đoàn 15, Hoàng Anh Gia Lai, Công Ty Quang Đức, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phát huy vai trò của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm để tiến hành tổ chức liên kết các trang trại và hộ gia đình lại. Trong đó chú trọng các Công ty cao su đang đứng chân trên địa bàn huyện Chư Păh. Các doanh nghiệp này phải đi đầu trong công tác giống, phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến và tổ chức kênh phân phối để cung cấp dịch vụ sản xuất cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện. Hay nói cách khác, họ phải tổ chức để trở thành hạt nhân tập hợp các cơ sở sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở huyện. Các doanh nghiệp này phải trở thành trung tâm cung cấp

các dịch vụ cho sản xuất cây công nghiệp bao gồm dịch vụ cung cấp đầu vào, dịch vụ kỹ thuật và bảo vệ thực vật, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm… Ngoài ra còn định hướng các trang trại và hộ gia đình sản xuất phát triển mô hình hợp tác xã trong kinh doanh.

Tạo điều kiện tốt cho mọi thành phần tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch được duyệt, trong đó nòng cốt là các Công ty ngành đã đầu tư sản xuất cao su lâu năm, các doanh nghiệp làm đầu mối trung tâm tạo điều kiện để các hộ gia đình phát triển cao su tiểu điền.

Đẩy nhanh áp dụng mô hình 4 nhà “ nhà nước, nhà nông - người sản xuất cây công nghiệp lâu năm, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” trên địa bàn huyện. Trước hết, Chính quyền huyện phải làm đúng vai trò quản lý nhà nước, bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động liên kết tổ chức sản xuất cây công nghiệp lâu năm. Chính quyền còn là chất xúc tác cho sự liên kết 4 nhà. Cần tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của các nhà khoa học trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm trên tất cả các khâu. Nhưng trước hết tập trung vào những khâu quan trọng nhất như giống cây trồng mà tập trung vào hình thành bộ giống cây cho vùng. Lĩnh vực phòng chống dịch bệnh và công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch cũng cần quan tâm. Nhưng muốn thu hút các nhà khoa học cần tạo ra cơ chế tài chính phù hợp với hoạt động này. Ngoài ra chính quyền cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính để giải thoát cho trung tâm khuyến nông và trạm bảo vệ thực vật có thể làm tốt vai trò của các tổ chức này trong cung cấp dịch vụ có liên quan đến kỹ thuật sản xuất và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng. Thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ mọi mặt cho quá trình sản xuất này. Nhưng chính quyền cần phải kiếm soát được chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp và tổ chức cung ứng. Ngoài ra, cần nâng cao

nhận thức của các hộ sản xuất, các trang trại.

Điều quan trọng có tính chất quyết định để liên kết sản xuất, người sản xuất cây cao su cần phải phải thực hiện phát triển theo hướng chuyên canh tập trung. Đó điều kiện để thực hiện liên kết, chỉ có tập trung chuyên canh thì mới có nhu cầu liên kết sản xuất.

Để khắc phục tình trạng được mùa thì mất giá cần khuyến khích các doanh nghiệp có đủ tiềm lực về vốn xây dựng các khó chứa làm dịch vụ qua đó điều tiết nguồn cung. Chính quyền tỉnh cũng cần kiến nghị với chính phủ và ngành ngân hàng cung cấp tín dụng lãi suất thấp cho hoạt động mua hàng trữ. Đi cùng với điều đó cần phải phát triển mạnh công nghiệp chế biến cũng rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 106 - 109)