Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 109 - 112)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯ PĂH

3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su

Bảo đảm cho việc tiêu thụ sản phẩm cây cao su một cách chủ động hạn chế tình trạng thị trường biến động do tư thương chi phối hiện này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất khẩu và người sản xuất theo hợp đồng bảo đảm và có sự giảm sát của chính quyền để giảm dần việc xuất khẩu sản phẩm chưa qua chế biến. Đồng thời bảo đảm lợi ích cho người sản xuất và doanh nghiệp.

Ngoài ra việc tiêu thụ sản phẩm này còn cần phải được kết hợp với việc bảo đảm nguồn vốn sản xuất cho người sản xuất. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày cần nhiều vốn. Nhu cầu vốn cao khiến người sản xuất phải vay tín dụng từ tư thương thu mua hay chấp nhận bán sớm. Điều này vừa thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản, đồng thời tăng sức mua của thị trường nông thôn. Tăng cường hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ theo

hướng hiện đại, phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và hợp tác xã cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh, mở rộng mạng lưới phục vụ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đủ các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội.

Chính quyền tỉnh cần quy định điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su khi họ có kho dự trữ sản phẩm với dung lượng ít nhất khoảng 1000 tấn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn châu Âu đồng thời sử dụng công nghệ chế biến hiện đại và thân thiện môi trường bảo đảm cho chất lượng và thương hiệu. Với hệ thống kho chứa này sẽ giúp cho việc điều tiết thị trường tránh tình trạng bị ép giá.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp này cũng cần phải tham gia vào Hiệp hội cao su Việt Nam như vậy sẽ bảo đảm kênh tiêu thụ sản phẩm chủ động hơn và nhiều thuận lợi hơn trong giao dịch.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, tập trung khai thác các thị trường tiềm năng, ít cạnh tranh. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mới vào các thị trường mới. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận chiến lược thị trường, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường. Xây dựng các trung tâm thương mại ở cấp huyện và các trung tâm tiểu vùng, giúp các xã xây dựng mới hoặc mở rộng chợ, nhằm tạo điều kiện tốt cho tiêu thụ .

Điều quan trọng nhất để tiêu thụ tốt thì cần phải có một chiến lược sản phẩm thích hợp. Cụ thể: Để đạt được mục tiêu xuất khẩu, cần cải tiến công nghệ, cơ cấu sản phẩm hợp lý: mủ cốm SVR 10, RSS3 chiếm tỷ trọng chủ yếu; đặc biệt ưu tiên đầu tư sản xuất mủ Latex, đồng thời kết hợp sản xuất các sản phẩm cao su như: Găng tay y tế, bao bì cao su và những sản phẩm chỉ dùng một lần, nhu cầu còn rất lớn và gia tăng mạnh. Góp phần cùng cả nước đưa thị

phần chế biến sản phẩm cao su công nghiệp, dân dụng và y tế trong nước từ 20% hiện nay lên 30% vào năm 2015 và khoảng 50% vào năm 2020.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để dủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với thị trường xuất khẩu, bên cạnh củng cố thị trường Trung Quốc bằng quan hệ mậu dịch xuất khẩu chính ngạch, cần mở rộng xuất khẩu mủ khơ sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.

Đổi mới thiết bị, tăng cường đầu tư thiết bị kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng cao su đồng đều theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế, để đảm bảo uy tín ngày càng cao trên thương trường.

Hầu hết các hộ được điều tra đều khơng thấy gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên chúng tơi nhận thấy khâu thị trường cịn tồn tại những hạn chế cơ bản như: không biết chắc giá cả, phần lớn do tư thương cung cấp khi thu mua...Do vậy cần có những giải pháp cụ thể sau:

- Chính quyền các xã cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: thông báo qua bảng tin của xã một cách định kỳ, thông qua hệ thống loa phát thanh... để người dân kịp thời nắm bắt các thơng tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất.

- Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tránh tình trạng sản phẩm thu về khơng có người thu mua, bị ép giá .v.v.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận chiến lược thị trường, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về

thị trường.

- Xây dựng các trung tâm thương mại ở cấp huyện và các trung tâm tiểu vùng, giúp các xã xây dựng mới hoặc mở rộng chợ, nhằm tạo điều kiện tốt cho tiêu thụ .

Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản, đồng thời tăng sức mua của thị trường nông thôn. Tăng cường hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và hợp tác xã cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh, mở rộng mạng lưới phục vụ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đủ các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, chú trọng giữ ổn định và kiểm soát tốt thị phần tại thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng khai thác các thị trường mới. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mới vào các thị trường mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 109 - 112)