Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 30 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU

1.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su là q trình mở rộng quy mơ khách hàng cũng như sản lượng và giá trị sản phẩm cây cao su trên thị trường. Quá trình này cũng là quá trình chiếm lĩnh thị trường bảo đảm và tăng dần thị phần của các nhà sản xuất cao su bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su địi hỏi phải có được các sản phẩm cao su có chất lượng cao, phong phú về chủng loại phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc là thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro; tiết giảm chi phí giá thành sản xuất để có giá bán cạnh tranh; hình thành một hệ thống kênh thu mua và phân phối sản phẩm được tổ chức tốt và có hiệu quả đi liền với công tác marketing tốt.

Thông thường các kênh thu mua và phân phối ở Việt Nam tổ chức tự phát và rất đơn giản, thiếu tính chuyên nghiệp và tổ chức bài bản. Do đó đã hạn chế rất nhiều tới khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhưng cũng phải thấy rằng sản phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu là mủ cao su mới qua sơ chế hay dạng

thô.Nhược điểm lớn này khiến khâu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới và tác động mạnh tới khâu sản xuất.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su quyết định đầu ra và trong điều kiện Việt Nam đây là điều kiện quyết định sự phát triển cây cao su. Trong những năm gần đây, do các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên nên một phần sản lượng mủ cao su cũng được sử dụng nhiều hơn tại thị trường trong nước để làm nguyên liệu cho các nhà máy này. Mặc dù thị phần cao su nguyên liệu thơ ở thị trường trong nước cịn khiêm tốn so với thị trường xuất khẩu, nhưng nếu các cơng ty được đầu tư thích đáng hơn nữa thì tỷ trọng xuất khẩu cao su nguyên liệu thô sẽ giảm xuống do các sản phẩm của công nghiệp chế biến cao su phát triển và có khả năng xuất khẩu được.

Bảng 1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Sản lượng xuất khẩu (ngàn tấn) 760 780 1.045 1.100 935,7 971,84

Giá trị xuất khẩu (tỷ đồng) 2,3 3,2 2,8 2,5 1,5 1,35

(Nguồn: website Tập đoàn CN Cao su Việt Nam và mạng Internet)

Cao su Việt Nam sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, với tỷ trọng 85-90% sản lượng tiêu thụ tại thị trường quốc tế. Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam, kể từ khi lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2006 và liên tục đạt trên dưới 1tỷ USD cho đến năm 2009. Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc 2 tỉ USD (đạt 2,3 tỉ USD). Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD. Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,5 tỷ USD. So với năm 2012, tăng 5,2% về lượng nhưng về kim ngạch lại giảm 12,9%. Năm 2014, xuất khẩu khoảng 935,7 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Năm 2015, giá trị

xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,35 tỷ USD tương đương 971,84 triệu tấn. Tuy giá cao su trong những năm qua có chiều hướng giảm, chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ nhưng cao su vẫn được đánh giá là mặt hàng chủ lực của nước ta. Xuất khẩu cao su đứng vị trí thứ hai sau gạo trong số các mặt hàng nơng sản và vị trí cây cao su ngày càng góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có thể nói, ngành cao su Việt Nam đang phát triển vững mạnh, có tiếng vang trên trường quốc tế và đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị phần sản lượng cao su của Việt Nam chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với tổng sản lượng thế giới và thị phần đóng góp của Việt Nam cũng tăng dần theo chuỗi thời gian. Năm 2005 sản lượng cao su của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng thế giới, nhưng đến năm 2014 sản lượng cao su của Việt Nam chiếm khoảng 7,9% tổng sản lượng cao su tự nhiên sản xuất trên thế giới. Năm 2015, sản lượng cao su của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng cao su của thế giới.

Tiêu chí phản ánh

- Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm cao su;

- Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm cao su trên thị trường; - Số các nhà phân phối tham gia;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)