Định hướng phát triển cây cao su của huyện ChưPăh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 93 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.3. Định hướng phát triển cây cao su của huyện ChưPăh

Để phát huy lợi thế về đất đai, đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững, huyện chư păh đã xây dựng lộ trình phát triển cây cao su đến năm 2017 và tầm nhìn đến năm 2020.

Nhằm đạt được diện tích trên 6.500 ha cao su có chất lượng và hiệu quả kinh tế.Định hướng của Huyện cho hoạt động sản suất cao su hàng hóa trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ chủ yếu sau:

- Cần chú trọng đến các dịch vụ cung ứng giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng các loại máy móc, vật tư, phân bón…

- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su tăng cường sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa

- Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mơ hình cao su tiểu điền. Tồn huyện có khoảng 22.644,3 ha diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích cây cao su là 4.938 ha.Như vậy, phần lớn diện tích trồng cây lâu năm của huyện là cà phê, thứ hai là cây cao su, bên cạnh đó cịn có 6.557,65 ha đất chưa sử dụng.Đây sẽ là lợi thế rất lớn nếu chính quyền huyện có phương pháp khai hoang, cải tạo để có thể quy hoạch thành vùng trồng cây cơng nghiệp trong đó có cây cao su.Tuy nhiên, trong điều kiện giá cả như hiện nay, việc mở rộng diện tích trồng cao su thực sự khơng khả quan tại thời điểm này.Mặc dù nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế đã dự báo khả quan về thị trường cao su trong thời gian tới.Trước mắt, cần xây dựng một chiến lược và định hướng lâu dài về phát triển sản xuất cây cao su, hiện tại

không nên mở rộng diện tích cao su theo đúng lộ trình và quy hoạch trước đây mà cần phải áp dụng tùy thời điểm, tại thời điểm này khuyến cáo tạm thời không mở rộng diện tích, khuyến khích trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày trên những vùng đất đã quy hoạch trồng cao su để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên đơn vị diện tích. Sẽ đầu tư, phát triển mở rộng nhanh diện tích trồng cao su trên vùng quy hoạch khi giá cả thị trường thực sự khả quan, không chạy theo số lượng mà phải tính đến hiệu quả và sự bền vững lâu dài.

- Đứng trước tình hình thị trường giá cả sụt giảm và chưa ổn định, khuyến khích người dân tiếp tục chăm sóc diện tích cao su đang trong thời gian KTCB và các vườn cây đang trong thời kỳ kinh doanh, không nên chuyển đổi cây trồng một cách tự phát, không định hướng. Với dự báo, ngành cao su sẽ phục hồi trong vài năm tới, cây cao su vẫn là cây có tiềm năng và là cây vẫn mang lại hiệu quả kinh tế từ mủ cao su và gỗ cao su. Tạo cơng ăn việc làm và góp phần ổn định kinh tế - chính trị tại địa phương. Ngồi hiệu quả đóng góp về mặt kinh tế, phát triển sản xuất cây cao su cịn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo đảm quốc phịngan ninh. Do đó, việc duy trì và định hướng tiếp tục trồng mới diện tích cao su để đảm bảo kế hoạch đặt ra của Huyện đến năm 2020 sẽ có tổng diện tích là 6.547 ha vẫn là định hướng phù hợp trong thời gian tới.

- Sự liên kết giữa các hộ trồng cao su với chính quyền địa phương và các Cơng ty cao su khơng phải mang tính cơ hội như hiện nay mà phải thực sự bền chặt và có quy ước rõ ràng để người dân yên tâm sản xuất. Đồng thời sản phẩm của họ làm ra sẽ không bị tư thương ép giá.

- Chăm sóc và cải tạo tốt vườn cây đã trồng để nhằm nâng cao chất lượng mủ và ổn định sản xuất.

- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là nâng cao giá trị sản xuất cây cao su trên đơn vị diện tích, tăng

cường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

- Tận dụng nguồn lao động dư thừa tại địa phương vào sản xuất cao su. Như vậy, định hướng chính sách thời gian tới của Huyện là tiếp tục chăm sóc cải tạo tốt để vườn cây hiện có phát triển và nâng cao năng suất mủ, tận dụng các thế mạnh hiện có.Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển để cây cao su thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện.Về quy hoạch mở rộng diện tích cao su đến năm 2020 khoảng 1.609 (500 ha năm 2017 và 1.109 ha đến năm 2020).Cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng hiện có, việc mở rộng diện tích phải phù hợp từng giai đoạn, từng thời điểm, phải gắn liền với hiệu quả và lợi ích kinh tế - chính trị. Có thể khơng đạt chỉ tiêu về mặt số lượng diện tích trồng và phát triển cao su từ nay đến 2020 nhưng việc phát triển ổn định, chậm mà chắc, chú trọng chất lượng hơn số lượng sẽ là một định hướng đúng đắn góp phần vào phát triển sản xuất cây cao su một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)