Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 73 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN CHƯ PĂH

2.2.3. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su quyết định rất nhiều tới sự phát triển của cây trồng này. Năm 2015 giá cao su xuống thấp, dao động từ 28 - 35 triệu đồng/tấn, chỉ bằng ba phần tư so với năm 2013 trong khi giá thành sản xuất hiện khoảng 30-31 triệu đồng/tấn khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến cao su đối mặt với thua lỗ. Tỉnh này có diện tích cao su đang kỳ khai thác lớn nhất Tây nguyên với trên 60.000 ha, sản lượng mủ trên 90.000 tấn/năm. Ngoài ra, hàng trăm héc ta cao su tiểu điền của người dân đang kỳ khai thác cũng gặp khó khăn vì thu khơng đủ chi, lại phải trả lãi ngân hàng...

Tình hình này do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự phát triển cây cao su quá nhanh vượt xa và phá vỡ quy hoạch khiến nguồn cung quá cao trong khi thị trường biến động nhiều. Sự phát triển của công nghiệp chế biến không theo kịp cộng với hệ thống tiêu thụ sản phẩm cịn nhiều nhược điểm. Hiện nay mơ hình tiêu thụ sản phẩm cao su như sau:

+ Thứ 1: Người trồng cao su-Thương lái-Cơ sở chế biến-Xuất khẩu

Đây là mơ hình có tham gia của nhiều bên như hộ gia đình, trang trại và doanh nghiệp. Sản phẩm mủ tươi của người dân sản xuất được Thương lái thu gom và cung cấp cho các cơ sở chế biến trong tỉnh, sau đó các cơ sở chế biến này tổ chức sơ chế và cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp thu mua ngồi tỉnh hoặc xuất khẩu. Do có yếu tố cơng nghiệp chế biến xuất hiện và tham gia vào nên tính ổn định và mối liên kết chặt chễ hơn vì chính khâu sản xuất này đã tạo ra “lực liên kết” cả phía trước và phía sau. Tuy nhiên mơ hình

này cũng địi hỏi có cơ chế ràng buộc giữa các nhà sản xuất tham gia từ người trồng cao su tới cơ sở chế biến và xuất khẩu.

+ Thứ 2: Người trồng cao su-Cơ sở chế biến- Xuất khẩu

Sản phẩm cao su sản xuất ra từ các hộ nông dân được cung ứng trực tiếp cho các cơ sở chế biến, các cơ sở chế biến thực hiện việc sơ chế sau đó cung cấp sản phẩm mủ cao su qua sơ chế cho các doanh nghiệp thu mua ngoài tỉnh để cung cấp cho xuất khẩu.

Với các mơ hình tiêu thụ như trên cho thấy sản phẩm cao su chủ yếu được thu mua gom lại và xuất khẩu là chính. Tỷ lệ tiêu thụ trên thị trường nội tỉnh rất thấp khơng đáng kể vì hệ thống chế biến cao su phần lớn là sơ chế cho các đối tác xuất khẩu trong và ngồi tỉnh, tỉnh Gia Lai có 2 nhà máy chế biến mủ tờ, 7 nhà máy chế biến mủ cao su khối cốm với cơng suất 100 ngàn tấn /năm, chưa có cơ sở chế biến sâu cho ra những sản phẩm cuối cùng.

Việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm của người trồng cao su trên địa bàn huyện chư păh đã cung ứng cho các cơ sở chế biến trong tỉnh năm 2015 khoảng 1.792 tấn mủ quy khô, chiếm 80% sản lượng mủ cao su tiểu điền của tồn huyện. 20% cịn lại là do các thương lái ngoài tỉnh thu gom và tiêu thụ.

Bên cạnh đó,phần lớn các thiết bị của các nhà máy sơ chế mủ cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều nhập từ các nước châu Á, chủ yếu Malaixia ở mức trung bình tiên tiến trở lên. Sản phẩm chế biến mủ cao su của các doanh nghiệp ở Gia lai chủng loại không nhiều, với các sản phẩm như mủ cốm, mủ kem (latex), mủ tờ (RSS), phần lớn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với giá thấp hơn nhiều so với xuất khẩu sang thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)