CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Nhu cầu về sản phẩm cây cao su

* Tình hình thị trường cao su thế giới:

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới.Ngành cao su thế giới đang phải chịu đựng những đợt suy giảm nặng nề về giá do ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự suy thoái của ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, “đêm đen” của ngành cao su có thể sắp kết thúc khi giá cao su thế giới được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quí 4 năm 2015 trước khi phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025. Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RSS3 năm 2015 sẽ chạm đáy với mức giá bình quân là 1,5 đô la Mỹ/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 đô la Mỹ/kg, đến 2025 là 2,09 đô la Mỹ/kg.

Theo phân tích của IMF và WB, giá cao su thiên nhiên hồi phục nhờ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, nguồn cung cao su thế giới được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do các quốc gia sản xuất cao su lớn trên thế giới đã có những chính sách kìm hãm sản lượng.

Tổng sản lượng của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (chiếm khoảng 92% tổng sản lượng toàn cầu) năm 2014 giảm 1,9% so với năm 2013 và năm 2015 tiếp tục thấp hơn 0,9% so với năm 2014. Đây là lần đầu tiên trong vòng ít nhất một thập kỷ, sản lượng giảm trong 2 năm liên tiếp.

Trong năm 2015, Thái Lan đã vận động Việt Nam tham gia Công ty Cao su Quốc tế (IRCo) nhằm bình ổn giá cao su trên thị trường thế giới. IRCo được thành lập năm 2004 bởi Thái Lan, Indonesia và Malaysia với số vốn 225 triệu USD. Năm 2015, chỉ riêng ba nước này đã sản xuất hơn 8 triệu tấn cao su thiên nhiên, chiếm 66,5% thị phần toàn cầu. Trong khi đó, sản lượng cao su của Việt Nam năm 2015 đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn, xếp thứ 3 toàn cầu.

Thứ hai, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới đang tổ chức thực hiện liên kết, quản lý nguồn cung cân đối phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và các tác nhân khác trong ngành cao su.

Thứ ba, tồn kho cao su thế giới đã giảm đáng kể. Tính tới cuối tháng 10/2015, lượng tồn kho cao su thế giới là 1,84 triệu tấn, giảm từ 2,06 triệu tấn từ cuối năm 2014.

Thứ tư, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang dần phục hồi sẽ có tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới.

Với tương lai khả quan của ngành cao su thế giới, xuất khẩu cao su của Việt Nam được kỳ vọng có triển vọng tốt hơn trong năm 2016, sau khi sụt giảm trong 2015. Trong năm 2015, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt xấp xỉ 1 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,35 tỉ USD. Lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng chủ yếu nhờ sự phục hồi của thị trường Trung Quốc.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), sản xuất cao su tự nhiên của Trung Quốc trong năm 2016 dự báo giảm 0,5% so với năm 2015, xuống còn 790 nghìn tấn. Trong năm 2015, sản lượng cao su tự nhiên của Trung Quốc cũng đã giảm 5,5%. Ngoài ra, ANRPC dự báo nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2016 (bao gồm cả cao su hỗn hợp và latex) giảm 3,9%, mức tiêu thụ cũng tăng nhẹ 0,6%.

Hiệp hội này có sản lượng cao su thiên nhiên tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, sản lượng cao su tự nhiên của các thành viên ANRPC tăng nhẹ 1,8% trong quý I/2016; xuất khẩu tăng 7,7% và nhập khẩu tăng 9,9%; tiêu thụ tăng 1%.

Trong quý I/2016, sản lượng khai thác cao su của Thái Lan tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên của Trung Quốc lại giảm mạnh 38%.

Hiện tượng El Nino dẫn đến khô hạn ở một số nước sản xuất cao su chủ chốt như Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ có thể làm sụt giảm sản lượng cao su thế giới trong năm 2016. Thêm vào đó, thời tiết khô hạn cũng gián tiếp gây ra sương mù ở Malaysia và Indonesia, khiến cây cao su thiếu nắng và ảnh hưởng đến chất lượng mủ.Hiện tượng La Nina được dự báo sẽ xuất hiện vào cuối năm 2016 cũng ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất cao su.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, doanh số bán xe hơi tại Trung Quốc trong tháng 3/2016 tăng 8,8% và dự kiến sẽ tăng 5% trong quý II/2016. Nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc cũng dự báo sẽ tăng mạnh do lo ngại nguồn cung bị ảnh hưởng bởi El Nino.

Theo dữ liệu của chuyên viên phân tích thuộc công ty Freedonia Group, nhu cầu thế giới với cao su đến năm 2019 sẽ tăng 3,9% mỗi năm. Sở dĩ như vậy phần lớn là do sự tăng trưởng trong ngành sản xuất lốp xe trên thế giới. Các chuyên viên của Freedonia Group cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt nhịp độ tăng trưởng toàn cầu và phô trương mức tăng 4,8% về nhu cầu. Như vậy là gấp đôi chỉ số dự kiến của Bắc Mỹ và vượt trội gấp năm lần so với mức tăng trưởng nhu cầu dự tính ở Tây Âu. Đến năm 2019, theo dự báo, các quốc gia phát triển nhanh nhất trên thị trường cao su là Việt Nam , Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia.

Nguồn cung cao su sẽ khan hiếm, đây là cảnh báo của Các quan chức trong ngành, việc chậm trồng mới và trồng lại cây cao su có thể khiến nguồn

cung cao su trở nên khan hiếm kể từ năm 2020, bởi cây cao su chỉ cho khai thác mủ sau khi trồng từ 6 đến 7 năm. “Đó là lý do khiến nguồn cung sẽ giảm sút, trong bối cảnh nhu cầu luôn gia tăng từ các hãng sản xuất lốp xe”, nhà kinh doanh cao su Ấn Độ, N. Radhakrishnan – cựu chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Cao su Cochin cho biết.

Sản lượng của những nước sản xuất nhỏ như Campuchia và Việt Nam đang tăng, trong khi sản lượng của các nước sản xuất lớn không đổi hoặc đang giảm, đây chính là điều kiện để nước ta tiếp tục mục tiêu phát triển cây cao su trong thời gian tới.

Hình 3.1. Sản lượng cao su thiên nhiên các nước Châu Á

(Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên 4/2/2016)

Tổ chức Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG) và Công ty LMC Internationnal Ltd Luân Đôn đã thực hiện các nghiên cứu, phân tích và dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến năm 2035; Trong đó dự đoán sản lượng của các nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới như sau:

Bảng 3.1. Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên các nước hàng đầu ĐVT: 1000 tấn

Các nước 2015 2020 2025 2030 2035

Thái lan 3.163 3.306 3.446 3.645 3.825

Indonesia 2.625 3.425 3.775 4.400 4.975

Các nước 2015 2020 2025 2030 2035

Ấn độ 918 998 1.089 1.173 1.268

Trung quốc 709 774 843 917 996

Việt Nam 634 728 827 936 1.054

Tổng cộng 9.106 10.231 10.878 11.872 12.811

Nguồn: LMC Internationnal and Forest, (Rubber Eco Project of IRSG)

*Tình hình thị trường cao su trong nước:

Việt Nam sẽ tham gia vào nhóm các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, để cắt giảm xuất khẩu, trong 1 nỗ lực nhằm đẩy mạnh giá cao su.Việt Nam sẽ cùng với Thái Lan, Indonesia và Malaysia để cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên thêm 15% bắt đầu từ ngày 1/3 đến 31/8/2016, Hiệp hội các công ty cao su Indonesia (Gapkindo) cho biết. Trước đó, 3 nước thành viên của Tổ chức cao su quốc tế 3 bên (ITRO), kiểm soát 70% nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu, đã thỏa thuận sẽ cắt giảm xuất khẩu thêm 615.000 tấn từ tháng 3 đến tháng 8/2016. Với Việt Nam tham gia, giá cao su tự nhiên được dự kiến sẽ tăng trên thị trường quốc tế, giám đốc điều hành chi nhánh North Sumatra của Gapkindo Edy Irwansyah cho biết. Theo thỏa thuận, Thái Lan – nước sản xuất lớn nhất thế giới – sẽ giảm xuất khẩu cao su tự nhiên thêm 324.005 tấn, Indonesia – nước sản xuất lớn thứ hai – thêm 238.736 tấn, và Malaysia – nước sản xuất lớn thứ ba – thêm 52.259 tấn. Khu vực North Sumatra – một trong những tỉnh sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất Indonesia – góp phần cắt giảm xuất khẩu 38.000 tấn. Quyết định của 4 nước ASEAN sẽ tác động đến thị trường cao su, do những nước này kiểm soát hơn 70% nguồn cung cao su tự nhiên trên thế giới, Edy cho biết. Edy cho biết, giá cao su duy trì ở mức thấp, nhưng trong tháng 3/2016 giá bắt đầu tăng, và ông tin chắc rằng, giá hàng hóa này sẽ tiếp tục tăng.

năm 2016 đạt 80 nghìn tấn với giá trị đạt 105 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm 2016 đạt 318 nghìn tấn với 376 triệu USD, tăng 28,9% về khối lượng và tăng 9,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Cũng theo Bộ NN&PTNT, ở thị trường trong nước, giá cao su diễn biến theo xu hướng tăng trong 20 ngày đầu tháng 4/2016. Nguyên nhân là do giá cao su thế giới tăng trong bối cảnh giá dầu hồi phục. Xuất khẩu cao su thiên nhiên sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tương đối khả quan trong tháng 4/2016, mặc dù tuần đầu tháng hoạt động giao dịch cầm chừng. Sản phẩm cao su xuất khẩu chủ yếu là cao su thiên nhiên được chế biến thành dạng hỗn hợp, loại I giá tăng từ 9.910 NDT/tấn lên 10.000 NDT/tấn, loại II tăng từ 9.000 NDT/tấn lên 9.700 NDT/tấn.Theo thống kê sơ bộ, khoảng 1.500 tấn cao su Việt Nam đã được giao cho Trung Quốc trong tuần thứ hai của tháng 4/2016 với mức giá đạt hơn 10.000 NDT/tấn.

Theo số liệu Tổng cục hải quan, trong quý I/2016, Trung Quốc, Malaysia và Ấn độ tiếp tục là những thị trường tiêu thụ cao su chính của Việt Nam. Trong đó xuất khẩu cao su sang Trung quốc tăng mạnh. Tính chung quý I/2016, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc chiếm 54,2% thị phần cao su xuất khẩu của Việt Nam. Riêng trong tháng 3/2016, xuất khẩu cao su đạt 51,29 ngàn tấn, tăng mạnh 87,6% so với tháng 2/2016 và tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2015. Trong tháng 3/2016, giá xuất khẩu của nước ta đã có sự chuyển biến tích cực và tăng khá mạnh trở lại sau khi đã liên tục giảm trong thời gian qua. Tính bình quân tháng 3/2016, giá xuất khẩu cao su ở mức 1.478 USD/tấn, tăng 6,18% so với tháng trước. Trong quý 2/2016, giá cao su được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng do thị trường được hỗ trợ đáng kể bởi các biện pháp cắt giảm sản lượng của các nước Đông Nam á trong khi tiêu thụ cao su của một số thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ đang có chiều hướng tăng.

Như vậy, thị trường cao su trong nước đã có tín hiệu khả quan và dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài sụt giá.

Mặc dù giá cao su gần đây sụt giảm so với những năm trước, nhưng nhiều nước vẫn có xu hướng mở rộng diện tích cao su. Indonesia, Thái lan có những chương trình khuyến khích phát triển cây cao su ngay cả vùng ngoài truyền thống. Malaysia đưa cây cao su phát triển trong các dự án trồng rừng. Tuy nhiên các nước này khó khăn nhiều do hạn chế về đất đai, lao động. Một số nước Đông Nam Á khác có điều kiện phát triển cây cao su như: Philippin, Campuchia, Lào, Miến Điện và Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng cao su.

- Sự phát triển về mặt lượng trong sản xuất cao su là việc làm gia tăng khối lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia tăng sản hượng hàng hóa cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ... điều đó được thực hiện thông qua sự gia tăng các yếu tố đầu vào như: Gia tăng quy mô diện tích cây trồng (Thông qua khai hoang, phục hóa), tuy nhiên khả năng này có giới hạn do quỹ đất bị hạn chế; gia tăng số lượng lao động; gia tăng vốn đầu tư...

- Sự phát triển sản xuất cao su về mặt chất là nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất cao su và gia tăng sự đóng góp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội của địa phương. Sự phát triển sản xuất cao su về mặt chất được thực hiện bằng cách:

+ Chuyển dịch cơ cấu diện tích cây cao su theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao.

+ Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hao hụt trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Hoàn thiện về hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật thâm canh... để gia tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích

cây cao su.

3.1.2. Chiến lược và định hướng phát triển cây cao su của tỉnh Gia Lai

Là tỉnh miền núi, có quy mô diện tích lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên, có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp toàn diện, nhưng cũng có những hạn chế khá cơ bản về điều kiện tự nhiên, nên cần phải được ưu tiên tập trung đầu tư để có thể tiếp tục phát triển sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

- Quan điểm:

+ Khai thác hợp lý các lợi thế về vị trí địa lý, các nguồn lực để tiếp tục phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp với tốc độ cao và ổn định; có những bước chuyển biến tích cực về cơ cấu trong nội bộ các ngành trong khu vực I. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, một yếu tố quan trọng trong vấn đề tạo ra tích lũy trong nội bộ các ngành ở khu vực I nói riêng và tích lũy trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I, xây dựng nên cơ cấu cân đối vững chắc giữa nông nghiệp - lâm nghiệp, trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp hợp lý nhất, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, xây dựng mô hình canh tác tối ưu trồng trọt - chăn nuôi, để gia tăng giá trị sản lượng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh trong mối quan hệ liên vùng và lãnh thổ, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường nước ngoài.

với xây dựng nông thôn mới trong tiến trình CNH và HĐH nông nghiệp - nông thôn. Phát triển phải gắn liền với sự công bằng xã hội, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm và thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị.

+ Phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng sản lượng và chất lượng, giảm chi phí, đạt hiệu quả và sử dụng tài nguyên hợp lý, phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 83)