Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯ PĂH

3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất cao su

a. Thực hiện tốt chính sách đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế. Do đó cần phải sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối thiểu việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác. Ngồi ra cần vận dụng những quỹ đất có tính chất, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để có định hướng phát triển:

- Chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về đất đai theo luật để kiểm soát các biến động về đất đai. Bên cạnh đó, Chính quyền huyện cần có những cơ chế linh động, tích cực theo dõi quỹ đất đã sử dụng, chưa sử dụng hoặc những dự án treo để có định hướng và quy hoạch rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất để đầu tư, mở rộng sản xuất. Cần xây dựng, quy hoạch dự án, kêu gọi chủ đầu tư tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất trên quỹ đất được quy hoạch.Đứng trước tình

hình giá cả sụt giảm như hiện nay, việc sử dụng hiệu quả nguồn đất đang quy hoạch là một thách thức không nhỏ đối với chính quyền địa phương.Trong đó, việc quy hoạch đất cho phát triển diện tích cây cao su cần phải tính đến hiệu quả lâu dài, chính quyền địa phương cần xác định đưa ra nhiều tình huống, nhiều giải pháp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Cần triển khai và thực hiện các cuộc hội thảo, các diễn đàn về phát triển cây cao su trên địa bàn huyện, thường xuyên đi khảo sát quỹ đất và đánh giá tình hình từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, các chính sách chủ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tiếp tục hay tạm thời ngừng mở rộng diện tích cao su trong giai đoạn hiện nay. Đây là một tình huống khơng chỉ chính quyền địa phương mà cả người dân, doanh nghiệp phải cùng nhau tự tìm hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cần xác định mục tiêu đầu tư lâu dài và bền vững.

- Đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất đang sử dụng quỹ đất cho việc phát triển sản xuất cây cao su và các loại cây trồng khác.Chính quyền huyện cần sớm hồn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định lâu dài cho doanh nghiệp và hộ sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ sản xuất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.Thông báo, tuyên truyền đến từng hộ dân, doanh nghiệp đã trồng cao su nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý hoặc vướng mắc trong thủ tục thì cần phải có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn một cách nhanh chóng, cần tránh những thủ tục rườm ra, gây khó khăn trong q trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xây dựng cơ chế hành chính một cửa tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền được thuê đất để tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong đó ưu tiên mở rộng và phát triển các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến mủ cao su theo chiều sâu.Thời hạn và diện tích được thuê đất

tùy thuộc vào vị trí, mục đích và quy mơ sử dụng đất. Đối với diện tích thuê để trồng và phát triển cây cao su thì thời gian cho thuê tối thiểu phải hai chu kỳ trồng và khai thác cao su tức phải 50 năm trở lên.

- Ở những vùng đất đã có dự án quy hoạch xây dựng các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Chính quyền các cấp cần đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư, tránh để dự án kéo dài thành dự án treo và khơng khả thi, có cơ chế hỗ trợ về mặt thủ tục, pháp lý, khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tưnhà xưởng, thiết bị máy móc hiện đại để tổ chức sản xuất, chế biến sâu sản phẩm cao su, dần hình thành những cụm cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng.Tạo tiền đề cho dự án phát triển một cách khả thi và phát huy lợi thế, thế mạnh của huyện.

b. Giải pháp về vốn

Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự đảm bảo tốt để thực hiện các khâu trong quá trình canh tác cây cao su.Mức vốn thấp sẽ dẫn đến mức đầu tư thấp, điều này chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng và năng suất vườn cây cao su. Vì vậy để tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các doanh nghiệp và các hộ gia đình, phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn của các dự án nguồn vốn khác để đảm bảo đủ mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất thiếu nguồn vốn để đầu tư hoặc số tiền cho vay, giải ngân của các dự án của ngân hàng chậm và khơng đủ để đầu tư chăm sóc tốt cho cây cao su. Để giảm thiểu các hạn chế trong vấn đề vay, huy động và sử dụng nguồn vốn cần:

* Đối với chính quyền địa phương:

Về thu hút vốn: đẩy mạnh cổ phần hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư vào các dự án đã quy hoạch của huyện như hỗ trợ thủ tục pháp lý cho

doanh nghiệp liên quan đến quá trình đầu tư, khai thác và vận hành, phối hợp cùng với chủ đầu tư, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ tài chính tốt nhất. Có chính sách miễn giảm, hỗ trợ một số loại thuế cho doanh nghiệp.

- Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài từ 6-7 năm. Do đó cần tạo điều kiện cho các hộ vay với thời gian dài và mức lãi suất phù hợp.

- Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ động vay vốn cũng như trong sản xuất. Các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật ni, trồng rừng và từ nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước để trồng, chế biến và sản xuất nguyên liệu cũng như đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ.

- Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình tiến hành vay vốn kịp thời vụ.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục khơng cần thiết.

- Chính quyền địa phương cần có những chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn vốn trong dân. Đặc biệt, chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến từ nguyên liệu mủ cao su như sản xuất dụng cụ ytế, bao bì, nệm, săm lốp ơ tơ, xe máy… để xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định đời sống kinh tế xã hội ở địa phương. Để huy động, thu hút được các thành phần kinh tế, chính quyền huyện cần phải xây dựng lộ trình và định hướng rõ ràng, xây

dựng các phương án, dự án đầu tư. Cơ sở hạ tầng là một yếu tố hết sức quạn trọng để thu hút được nhà đầu tư do đó chính quyền địa phương cần chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thơng thuận tiện, có phướng án quy hoạch thành khu dân cư, đô thị, thành thị tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, sản xuất. Phát huy được nguồn lực lao động tại chỗ.

* Đối với các doanh nghiệp trồng cao su:

- Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính hiện có và năng lực, sở trường của doanh nghiệp.

- Đổi mới công tác quản trị nội bộ, tăng cường cơng tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính.

- Chủ động trong việc đầu tư dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người.

- Minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả, giảm thiểu chi phí và rủi ro.

- Tìm kiếm, mở rộng thị thường tiêu thụ mủ cao su, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Với phương châm sản xuất đến đâu, tiêu thu đến đó. Giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư và duy trì sản xuất kinh doanh, hạn chế vốn vay nếu thực sự không cần thiết.

* Đối với các trang trại và các hộ sản xuất:

- Cần chủ động được nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, không nên vay vốn để mở rộng diện tích trồng cao su ở thời điểm hiện nay.

- Tiếp tục đầu tư và duy trì các vườn cây cao su hiện có, khơng nên vay vốn để chuyển đổi mục đích cây trồng.

- Cần mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cây cao su đúng với định mức kinh tế kỹ thuật nhằm phát huy tốt hiệu quả từ cây cao su.

động tiếp cận với các ngân hàng thương mại để vay vốn với lãi suất ưu đãi để tiếp tục đầu tư cho vườn cây sinh trưởng và phát triển.Kết hợp trồng xen cây ngắn ngày, thực hiện chính sách lấy ngắn ni dài.

- Đối với các vườn cây đang trong thời kỳ kinh doanh, tiếp tục khai thác để cung cấp sản phẩm cho các cơ sở chế biến, lấy nguồn vốn để đầu tư lại cho vườn cây cao su. Thực hiện chính sách duy trì, ổn định vườn cây và đầu tư lâu dài.

c. Giải pháp về lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi q trình sản xuất. Chính vì thế, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần có giải pháp cụ thể sau:

- Trước khi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng bổ túc kiến thức kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động nhất là lao động trực tiếp cạo mủ cao su, lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật bao gồm: trồng, chăm sóc và kỹ thuật cạo mủ cho các hộ gia đình. Trình độ và kỹ năng tiếp cận kỹ thuật canh tác của người dân còn rất hạn chế, họ chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong cơng tác kỹ thuật trồng cao su. Vì vậy cần thường xuyên tập huấntheo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su là một điều hết sức cần thiết để người dân thực hiện chăm sóc và khai thác vườn cây một cách khoa học và có hiệu quả nhấtnhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su để tiến hành mở lớp tập huấn, đối với cây cao su nên mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả q trình sản xuất.Ngồi ra, trong quá trình đào tạo phải

cho người dân tiếp súc được với thực tế, thực hiện phương thức “cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo tâm lý phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà khơng thấy đến lợi ích lâu dài của vườn cây cao su.

- Hàng năm các doanh nghiệp có cây cao su đứng chân trên địa bàn cần phối hợp cùng với chính quyền địa phương tăng cường kinh phí và nhân lực cho cơng tác đào tạo tay nghề nhằm nhanh chóng nâng cao dân trí, nhất là khu vực đồng bào dân tộc, tăng tỷ lệ lao động có tay nghề và kỹ thuật khai thác chăm sóc cao su, nâng cao trình độ cho cán bộ ở địa phương nhất là ở cấp huyện và xã.

- Xây dựng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả mạng lưới khuyến nông khuyến lâm đến từng xã, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng thôn bản để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ nông dân vươn lên trong sản xuất.

- Tăng cường công tác tập huấn phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các điểm nhân giống và chun mơn hóa sản xuất giống phù hợp với quy mô phát triển sản xuất. Tăng cường công tác kiểm định giống để hạn chế tối đa các loại giống kém phẩm chất lưu thông trên thị trường. Cần tuyên truyền, vận động bà con về cách nhận biết từng loại giống. Đến các cơ sở nhân giống của huyện để mua giống. Tránh bị mua phải giống kém chất lượng trên thị trường. Đặc biệt là giống cây cao su, giống không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và kém chất lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sau này.

- Đổi mới cơng tác khốn trả lương trong các doanh nghiệp cao su, thực hiện giao khoán vườn cây ổn định, lâu dài cho người lao động bao gồm khoán tiền lương và chi phí sản xuất, giao khốn cả bảo vệ, vận chuyển mủ về nhà máy cho người lao động, việc giao khốn song song với việc quản lý quy

trình kỹ thuật khai thác một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng vườn cây.

d. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cao cho người dân, đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác vườn cây cao su theo từng giai đoạn kỹ thuật.

- Duy trì và tăng cường cơng tác giám sát chỉ đạo của tổ công tác cao su và cán bộ nơng dân chủ chốt về tình hình chăm sóc và khai thác mủ cao su của người dân để có các biện pháp nhắc nhở kịp thời.

- Nghiên cứu phổ biến các loại giống cao su có năng suất cao, chất lượng tốt, khảo nghiệm, bình tuyển, khu vực hố các loại giống cao su, xây dựng đoàn giống phù hợp với từng vùng sinh thái.

- Đầu tư thiết bị, công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại, tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu, tăng giá trị sản phẩm phục vụ xuất khẩu

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học cơng nghệ về giống có năng suất chất lượng phù hợp với từng mơ hình sản xuất và điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng.Trong đó đặc biệt chú trọng ứng dụng các giống có chất lượng cao, có khả năng thích nghi với điều kiện của từng khu vực, tổ chức nhân giống và kiểm soát chặt chẽ việc nhân giống cây lâu năm.

- Ưu tiên cho các đề tài ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào nhân giống, sản xuất giống, tạo giống cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, giúp nông nghiệp chủ động khâu giống với chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời số lượng theo thời vụ sản xuất.

- Ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, nhằm hồn thiện kịp thời quy trình sản xuất theo cơng nghệ cao của từng đối tượng sản xuất (khu công nghệ cao, các hộ ứng dụng công nghệ cao). Hỗ trợ các trang trại các doanh nghiệp làm dịch vụ cung cấp giống cao su.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 97)