Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất cây

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 58 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN CHƯ PĂH

2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất cây

xuất cây cao su

a. Đất đai

Huyện Chư Păh là 97.457,68 ha, quỹ đất nông nghiệp khá lớn, khoảng 85.047,91 ha chiếm 87,26%, trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 55.510,43 ha chiếm 56,95%; đất dùng cho lâm nghiệp là 29.391,35 ha chiếm 30,15%; đất chuyên dùng là 4.350,11 ha chiếm 4,46%; đất nhà ở là 785,72 ha chiếm 0,8%; nguồn đất đai có thể trồng cây lâu năm là 29.201,95 ha, nguồn đất đai chủ yếu thích hợp cho đất trồng cây hàng năm là 26.308,48 ha.

Phần lớn diện tích đất nơng nghiệp là đất đỏ bazan, và một số ít đất thịt, đất cát, đất phèn…

Hình 2.3. Tình hình sử dụng quỹ đất của Huyện Chư Păh

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn tỉnh thì Huyện Chư Păh phát triển cao su khá tốt trong thời gian vừa qua, hầu hết các loại đất trồng kém hiệu quả đều được chuyển đổi trồng cao su và cà phê thời gian qua. Hiện nay qua khảo sát đánh giá đất có thể tiếp tục để trồng cao su trên địa bàn huyện còn khoảng 2.487 ha, hầu hết đang do các nông hộ canh tác, và đất rừng nghèo do vậy việc chuyển đổi các loại hình sử dụng đất này sang trồng cao su còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Thứ nhất, Loại hình sử dụng đất nơng nghiệp hiện tại phải kém hiệu quả hơn trồng cao su, như: đất trồng màu, đất trồng điều, đất trồng cà phê có năng suất thấp, …; Thứ hai, phải có đủ điều kiện về khí hậu, địa hình (độ cao dưới 700 mét), loại đất đai, tầng dày và độ phì nhiêu của đất; Thứ ba, đặc điểm sản xuất và kinh doanh cây cao su đòi hỏi phải trồng thành vùng tập trung có quy mơ hợp lý. Đối với cao su tiểu điền cũng phải đạt từ 100 ha trở lên. Sản xuất cao su không thể trồng lẻ loi theo các diện tích phân tán trong dân cư, trong các cây trồng khác, mà đòi hỏi

phải có vùng tập trung liền vùng liền khoảnh, nhằm đảm bảo yêu câu về chăm sóc, khai thác và vận chuyển mủ kịp thời về nhà máy chế biến

Bảng 2.7. Diện tích có khả năng chuyển đổi trồng cao su

ĐVT: ha

Trong đó (ha) D.tích có

khả năng trồng cao su (ha) Đất trống;

Hoang hóa (ha)

Đất rừng nghèo

Màu, CNNN Nương rẫy (ha)

325 964 1.198 2.487

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tình Gia Lai đến năm 2020)

Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là tiềm năng, việc phát triển hay chuyển đổi như thế nào giữa các nhóm cây hàng năm, cây lâu năm, hoặc trong nội bộ các nhóm cây trồng chính, cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: xuất phát điểm về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, biến động thị trường và giá cả, khả năng nguồn vốn của nhân dân, của các loại hình doanh nghiệp, chính sách Quốc gia về an ninh lương thực, luật bảo vệ rừng, các chủ trương đầu tư phát triển, …

Bảng 2.8. Diện tích trồng một số cây cơng nghiệp lâu năm chủ yếu Đơn vị: ha Loại cây 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cao su 4.824 4.917 5.017 5.103 4.992 4.938 Cà phê 8.225 8.242 8.250 8.250 8.290 8.330 Tiêu 132 132 132 132 132 206 Chè 363 357 351 349 352 349

Bảng 2.9. Diện tích thu hoạch một số cây cơng nghiệp lâu năm Đơn vị: ha Loại cây 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cao su 2.535 2.763 3.813 4.122 4.722 4.761 Cà phê 8.200 8.200 8.207 8.225 8.225 8.250 Tiêu 132 132 132 132 132 145 Chè 363 357 351 349 352 352

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Chư Păh)

Số liệu tại bảng 2.8 và bảng 2.9 cho thấy trong cơ cấu cây công nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất là cây cà phê, đứng thứ 2 là cây cao su. Điều này cho thấy cây cao su vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện.

Bảng 2.10. Sản lượng cao su qua các năm của huyện Chư Păh

Đơn vị: tấn

Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Cao su(Mủ QK) 3.042 3.951 4.690 5.482 7.687 7.753

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai)

Sản lượng cao su liên tục tăng lên qua các năm, với tổng giá trị sản lượng năm 2014 đạt trên 346 tỷ đồng, chiếm 19,39% giá trị sản xuất nông nghiệp của Huyện. Năm 2015, tuy sản lượng cao hơn năm 2014 nhưng giá trị sản lượng không cao ước đạt 271 tỷ đồng chiếm 13,70% giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả thị trường cao su trong năm 2015 sụt giảm, Có lúc giá chỉ cịn 28 triệu đồng/tấn, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, với đóng góp của cây cao su trên địa bàn huyện thời gian vừa qua, cây cao su vẫn là cây công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế của địa phương.

Bảng 2.11. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su tại Huyện Chư Păh

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích (ha) 4.824 4.917 5.017 5.103 4.992 4.938

Tăng so với năm trước 98 93 100 86 -111 -54

Tốc độ tăng hàng năm 1,92% 2,03% 1,71% (10%) (3%)

Diện tích kinh doanh 2.535 2.763 3.813 4.122 4.722 4.761

Tăng so với năm trước 228 1.050 309 0 329

Tốc độ tăng hàng năm 9% 38% 8,1% 0% 7,9%

Năng suất (tấn/ha) 1,2 1,43 1,23 1,33 1,6 1,6

Tăng so với năm trước 0,23 -0,2 0,1 0,07 0

Sản lượng (tấn mủ QK) 3.042 3.951 4.690 5.482 7.687 7.753

Tăng so với năm trước 909 739 792 2.202 66

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai)

Diện tích cao su tăng liên tục giai đoạn từ năm 2010 - 2013, đây là thời điểm giá mủ cao su và nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới tăng mạnh. Bên cạnh đó nhận thức của người dân về giá trị cây cao su ngày càng được chú trọng hơn, chính vì vậy mà diện tích cây cao su tăng nhanh. Theo số liệu thống kê diện tích cao su trên địa bàn huyện năm 2010 là 4.824 ha thì đến năm 2013 là 5.103 ha tăng 279 ha. Trong đó diện tích cao su đã đưa vào khai thác mủ là 4.122 ha. Sản lượng mủ quy khô cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này, năm 2010 sản lượng là 3.042 tấn thì đến năm 2013 là 5.482 tấn.

Tốc độ phát triển bình qn diện tích cao su trên địa bàn giai đoạn 2010-2013 là khoảng 1,89% tăng khoảng 279 ha tập trung ở các xã Ia Nhin, Hà Tây, Hòa Phú...

Tuy nhiên, năm 2014 và 2015, diện tích cao su có xu hướng giảm từ 5.103 ha năm 2013 xuống còn 4.992 ha năm 2014 giảm 111 ha và tiếp tục giảm thêm trong năm 2015 là 54 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cao su

thời điểm này sụt giảm nên người dân đã tiến hành thanh lý sớm để giải phóng đất, chuyển đổi cây trồng chủ yếu rơi vào vườn cây cao su cho năng suất thấp hiệu quả kinh tế không cao, do cạo lấy mủ cao su quá sức, đất rừng khộp không phù hợp hay giống kém chất lượng, chuyển đổi cây trồng khác có giá trị cao và phù hợp với cao trình hơn như tiêu, cà phê, chanh dây,...

Bảng 2.12. Diện tích cao su ở một số địa phương năm 2015

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

DTKD (ha)

Năng

suất Sản lượng

Huyện Chư Păh 4.938 4.761 1,6 7.753

Huyện Chư Prông 33.429 13.187 1,3 17.143

Huyện IaGrai 14.340 11.684 1,7 19.862

Huyện Chư sê 8.165 8.012 1,5 12.018

Huyện Đăk Đoa 9.752 7.210 1,2 8.652

Huyện Kbang 528 0 0 0

Huyện Đức Cơ 18.864 14.258 1,4 19.961

Huyện Chư Pưh 8.457 2.350 1,5 3.525

Huyện Mang Yang 1.842 1.188 1,3 1.544

Thành phố Pleiku 762 582 1,4 815

Tổng cộng 101.077 63.122 1,44 91.273

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Gia Lai)

Số liệu tại bảng 2.12 cho thấy, tuy diện tích cao su của huyện Chư Păh khơng nhiều, đứng thứ 6 trên toàn tỉnh nhưng năng suất lại vượt trội là 1,6 tấn/ha, đứng thứ 2 sau huyện Ia Grai là 1,7 tấn/ha. Cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh là 0,16 tấn/ha. Như vậy, trong thời gian qua, những diện tích có năng suất thấp và kém hiệu quả đã bị chặt bỏ hoặc thanh lý để trồng mới, chuyển đổi mục đích sang loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao

hơn. Phần diện tích hiện nay chủ yếu là diện tích có năng suất cao và ổn định, vườn cây đang trong thời kỳ khai thác hiệu quả nhất, có vùng năng suất đạt 2 tấn/ha như ở xã Hòa Phú.

b. Lao động

Huyện Chư Păh có dân số hơn 72 ngàn người trong đó 49% trong độ tuổi lao động. Như vậy phần lớn dân số ngoài độ tuổi lao động và tỷ lệ phụ thuộc cao. So với tồn tỉnh Gia lai thì tỷ lệ lao động chiếm tỷ trọng rất thấp, số người chưa đến tuổi lao động và quá tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động của toàn Huyện.

Hình 2.4. Biểu đồ dân số và lao động của huyện Chư Păh

Sản xuất cao su thu hút một phần rất lớn lao động vào làm việc; hiện tại lao động trong ngành sản xuất cao su chiếm 13% trong tổng lao động nông lâm nghiệp của cả Huyện, tương lai sẽ có khả năng thu hút 3.000 lao động, tương đương khoảng 1.343 hộ gia đình. Nếu tính cả số lao động có việc làm gián tiếp từ phát triển sản xuất cao su khoảng 1.500 hộ thì tác động tới tạo việc làm là khá lớn. Đây chứng tỏ ngành kinh tế quan trọng để tạo việc làm cho người lao động đặc biệt đối với vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nơi mà công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ cịn kém phát triển.

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây cao su, cần thiết phải có một lượng lao động tương đối lớn và

phải ổn định lâu dài. Có thể nói, từ khi cây cao su được phát triển trên địa bàn Huyện Chư Păh, người dân đã được giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể. Qua kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu lao động bình quân/ha cao su thời kỳ KTCB là 41 công lao động và 142 cơng lao động trong TKKD; thu nhập bình quân một cơng lao động từ 150 – 200 nghìn đồng/cơng. Đặc biệt, trong TKKD, một công lao động cạo mủ có thể lên đến 400 nghìn đồng/cơng, một số hộ gia đình trả theo tiền mặt cố định, một số hộ còn lại trả theo % khối lượng sản phẩm thu được. Lao động tham gia trong hoạt động sản xuất cao su của các hộ gia đình chủ yếu là lao động sẵn có trong gia đình, một số hộ có diện tích lớn hoặc khơng có lao động gia đình thì phải thuê lao động trong địa phương.

Theo tính tốn cho thấy, thu nhập bình quân/ha/năm của một hộ gia đình trồng cao su có thể lên đến 25 – 32 triệu đồng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) rất cao, 31 – 38%. Như vậy, có thể nói cây cao su là một loại cây có khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nơng dân. Chính đặc điểm này của cây cao su đã tạo điều kiện thuận lợi để loại cây này có thể phát triển nhanh và ổn định trên địa bàn Huyện.

c. Vốn

- Về thu hút vốn: đẩy mạnh cổ phần hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn vốn trong dân.

Trong thời gian qua, việc huy động vốn cho phát triển sản xuất cây cao su đã đạt được những thành quả nhất định. Tổng vốn đầu tư cho cây cao su trong toàn huyện Chư păh giai đoạn 2011-2012 khoảng 81,955 tỷ, giai đoạn 2013-2015 là 68,851 tỷ, tuy tổng vốn đầu tư vào sản xuất cây cao su trong 3 năm giai đoạn 2013-2015 chỉ bằng 84,01% so với 2 năm giai đoạn 2011-2012 nhưng đầu tư vào cây cao su vẫn mang lại lợi nhuận và kinh tế.

Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn FDI, nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và phát triển cây cao su nói riêng.

Ngồi ngân hàng nhà nước thì các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại đã đi đầu trong việc huy động vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp trong đó có nguồn vốn phát triển cây cao su. Hàng năm huy động khoảng 50 tỷ đồng.

Các cơ sở sản xuất, hộ tiểu điền, các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn của các Ngân hàng một cách nhanh chóng, được vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho phát triển sản xuất cao su cũng như trang bị và đổi mới công nghệ thiết bị cho sản xuất.

- Thực tiễn phát triển ngành công nghiệp chế biến mủ cao su thời gian qua cho thấy: mơ hình doanh nghiệp chế biến quy mơ vừa và nhỏ, với công nghệ thiết bị chế biến tiên tiến là mơ hình chế biến phù hợp nhất cho phát triển ổn định và bền vững của ngành công nghiệp này. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có cơ chế chính sách đủ mạnh, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

d. Khoa học công nghệ

Ưu tiên cho các đề tài ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào nhân giống, sản xuất giống, tạo giống cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, giúp nông nghiệp chủ động khâu giống với chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời số lượng theo thời vụ sản xuất.

Ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ cao, nhằm hồn thiện kịp thời quy trình sản xuất theo cơng nghệ cao của từng đối tượng sản xuất (khu công nghệ cao, các hộ ứng dụng công nghệ cao). Hỗ trợ các trang trại các doanh nghiệp làm dịch vụ cung cấp giống cao su

Trình độ thâm canh cây cao su

Thâm canh cây cao su là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng, năng suất của cây cao su thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất.

Việc nâng cao hiệu quả và năng suất của cây cao su trên một đơn vị diện tích là một q trình tích lũy lâu dài, vận dụng nhiều kỹ thuật trong quá trình chăm sóc và khai thác, tùy điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng miền mà áp dụng trình độ kỹ thuật chăm sóckhác nhau.

Cụ thể, tại huyện chư păh, nếu tính bình qn đơn vị cơng suất/ha cho thấy với sản xuất cao su năm 2011 trên 1 ha chỉ có 4,6 mã lực thì năm 2016 tăng lên 5,7 mã lực. Nếu xem xét mức đầu tư lao động trên 1 ha thì bình quân năm 2011 là 0,77 lao động/ha, năm 2015 giảm còn 0,74 lao động/ha. Như vậy, việc áp dụng máy móc thiết bị vào đầu tư chăm sóc cho thấy có hiệu quả hơn so với lao động thủ công thuần túy. Nhờ đầu tư vốn sản xuất tăng trên mỗi đơn vị diện tích hay nói cách khác trình độ thâm canh tăng hơn mà các doanh nghiệp đã tăng được năng suất và hiệu quả.

Đầu tư vốn sản xuất của các hộ gia đình trong thời gian từ 2011 – 2015 thay đổi khác nhau. Trên mỗi ha diện tích cao su giảm từ 2,35 mã lực năm 2011 xuống còn 2,1 mã lực năm 2015 do diện tích tăng nhanh hơn đầu tư, đặc biệt giai đoạn 2011-2013. Lao động là 0,76 lao động/ha năm 2011 tăng lên thành 0,82 lao động/ha năm 2015. Rõ ràng với hộ sản xuất chủ yếu đầu tư thêm cho cây cao su bằng lao động là chủ yếu do khó khăn về vốn nên hiệu quả thấp hơn so với các doanh nghiệp. Năng suất bình quân của các hộ sản xuất khoảng 1,5 tấn/ha trong khi năng suất bình quân của các doanh nghiệp là 1,65 tấn/ha.

e. Về kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ cao su

cao su nhất là sản xuất tiểu điền thường chưa thích hợp ảnh hưởng đến năng suất lâu dài cũng như chất lượng mủ cao su.Hiện nay việc khai thác mủ cao su nhiều trường hợp đã chưa đủ tuổi từ 6 đến 7 năm trở lên. Hơn nữa theo quy định vườn cao su phải đảm bảo 70% mật độ cây cạo có đường vanh 50 cm trở lên mới được cạo; trong khi đó nhiều hộ vườn chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)