Nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 112 - 114)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯ PĂH

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su

Hiệu quả kinh tế của cây cao su trong những năm qua đã khẳng định được tầm quan trọng và vai trị đóng góp cho nền kinh tế của huyện, không những mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo mà cịn góp phần ổn định an ninh - chính trị trên địa bàn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và góp phần thay đổi bộ mặt nơn thôn.Đặc biệt trong 1- 2 năm gần đây, tuy giá cao su có sụt giảm nhưng cây cao su vẫn là cây trồng có giá trị kinh tế cao.Hiệu quả kinh tế của cây cao su sẽ còn tiếp tục gia tăng trong điều kiện công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp sử dụng sản phẩm cao su và công nghiệp chế biến gỗ cao su vẫn đang phát triển mạnh.

Trong quá trình sản xuất, phát triển cây cao su trên địa bàn huyện thời gian qua, đặc biệt là cao su tiểu điền, một số quy trình kỹ thuật trồng, canh tác, chăm sóc, bảo vệ, sử dụng phân bón, phịng trừ sâu bệnh và cây cao su vẫn còn một số tồn tại và bất cập do khơng tn thủ quy định, quy trình, quy phạm do Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn và Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam ban hành. Trên cơ sở thực trạng sản xuất, phát triển cây cao su trong thời gian qua, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su cần phải triển khai và thực hiện một số giải pháp như sau:

- Về cơ cấu giống: cần chọn các dịng có khả năng chịu được điều kiện khí hậu thổ nhưỡng như giống RRIC 121, RRIC 100, GT 1… Việc mua bán cây giống cao su phải có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng kèm theo kiểm định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Việc thực hiện các công đoạn trước khi trồng phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật về kích thước hố trồng, mật độ trồng và phương thức trồng sẽ tạo cho vườn cây có sức chống chọi và chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết ngày tư ban đầu.

- Nên trồng xen trong thời gian KTCB các loại cây họ đậu, dưa, ngô, khoai lang, khoai môn đối với đất bằng để tăng hiệu quả kinh tế, đối với đất dốcnên trồng đậu kudzu, đậu Mucuna và cây lạc dại để tạo thảm phủ chống xói mịn. Khơng nên trồng sắn và các loại cây trồng có thể gây nhiễm nấm cho cây cao su.

- Về khai thác mủ cây cao su: Chỉ tiến hành khai thác khi có 70 % số cây trong vườn đạt 2 chỉ tiêu khai thác: Về độ dày vỏ đạt 6mm và bề vòng thân cây ghép đo ở độ cao 1m cách mặt đất đạt 50cm. Phương pháp cạo: Nên cạo mủ theo phương pháp S/2 d/3 (cạo nửa vòng thân cây, 3 ngày cạo 1 lần). Thời vụ cạo mủ: Mở miệng cạo vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm. Nghỉ cạo khi cao su bắt đầu rụng lá vào tháng 1-2 cho đến khi bắt đầu có lá

nhú chân chim.Phương thức khai thác vừa phải, không nên lạm dụng chất kích thích ra mủ làm “vắt kiệt” cây cao su.

- Các quy định về đất trồng, quy trình kỹ thuật về chăm sóc, bón phân, phịng trừ sâu bệnh và các quy trình, quy định khác: cần thực hiện theo đúng Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9-9-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp và thực hiện theo quy trình kỹ thuật được quy định tại “Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012” và “Quy trình kỹ thuật bổ sung năm 2014” do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn, trong đó có quan tâm: tăng cường tủ gốc cho cây trong thời gian 2-3 năm sau khi trồng bằng rơm rạ, cỏ, lá hoặc bằng màng PE; tăng cường công tác ép xanh và các hố tích mùn giữ ẩm; thực hiện thâm canh, bón phân và chế độ dinh dưỡng bảo đảm cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh; kết hợp bón hài hịa giữa phân hữu cơ và phân vơ cơ; đối với phân vô cơ: nên giảm lượng đạm, tăng lượng lân và kali để giúp cây chắc khỏe, tăng sức đề kháng…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)