6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Những thành công
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc phát huy tính hiệu quả của phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, chi phí phát triển sản xuất cây cao su ngày càng tăng cao trong khi giá tiêu thụ ngày càng giảm sâu. Nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất, phấn đấu vì mục tiêu chung của huyện là quyết tâm duy trì và phát triển sản xuất cây cao su ổn định và bền vững. Đánh giá đươc tầm quan trong của phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện nhà. Cây cao su không chỉ là cây mang lại lợi nhuận về kinh tế cho địa phương mà còn là loại cây trồng góp phần vào ổn định an ninh chính trị, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng, sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại được duy trì, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản triển khai đảm bảo theo đúng tiến độ, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm. Kết quả nổi bật thể hiện trên các mặt như sau:
* Về sử dụng đất: Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2015 là 24.923 ha
(tăng 1.37 lần so với năm 2010). Cây công nghiệp dài ngày có diện tích
13.826 ha (tăng 1,02 lần so với năm 2010) trong đó chủ yếu là cây cà phê chiếm 60,24%, cây cao su chiếm 35,71%, còn lại là các cây trồng khác.
* Về lao động:
Huyện chư păh có khoảng 72 ngàn người, số người trong độ tuổi lao động là 35,257 người. Trong đó huyện Chư păh có 75 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010), có khoảng 800 hộ kinh doanh (tăng gấp 1,4 lần so với năm 2010) đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn huyện, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của huyện. Trong đó lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất cây cao su khoảng 5.000 người, thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.
* Về huy động sử dụng vốn:
Hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển, bên cạnh chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam huyện và Ngân hàng chính sách xã hội.Một số cơ sở ngân hàng khác đã tiếp cận và mở rộng chi nhánh trên địa bàn.Doanh số cho vay hàng năm trên 450 tỷ đồng góp phần giúp nhân dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong đó đầu tư cho cây cao su khoảng 60 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động trong dân, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác, đến nay huyện chư păh đã thực hiện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Hưng và Xã Ia Nhin. Trong đó, cây cao su có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của 2 xã này. Tiếp tục hoàn thiện các chương trình, dự án quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn đến năm 2020 cơ bản có 10/14 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Nguồn vốn ngân sách đã được đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu như: giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, chợ nông thôn, y tế; phát triển nông thôn mới theo hướng văn minh. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tươngứng với yêu cầu của sự phát triển.
Tăng cường đầu tư và áp dụng các chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư vào cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động được trong đầu tư phát triển cao su, vốn ngân sách nhà nước ( kể cả vốn ODA) cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội.
* Về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất:
Đã đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học mới vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật chiết, ghép, cải tạo giống theo chương trình khuyến nông của huyện. Thực hiện liên kết với các trung tâm nghiên cứu giống nhằm đưa nguồn giống mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và phát triển tốt nhằm nâng cao chất lượng và sản phẩm trong đó có ứng dụng phát triển giống cao su như giống RRIV 107, RRIV 106, RRIV 209, RRIC 121…
Thực hiện cơ giới hóa trong công tác quản lý sản xuất và điều hành đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong năm 2015 như tiết giảm được chi phí đầu tư trồng và chăm sóc cao su khoảng 30% so với năm 2014.
* Về tổ chức sản xuất: Đã cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ mủ cao su; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ mủ cao su với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trịtừ sản xuất giốngđến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia
tăng; Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng cao su, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân v.v...
* Về đảm bảo quốc phòng an ninh:
Địa bàn có cây cao su đứng chân, tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững, ổn định. Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với các đối tượng cầm đầu, xóa bỏ khung ngầm tổ chức phản động Fulro và Tin lành Đê ga, xóa bỏ Tà đạo Hà Mòn, phối hợp cùng với chính quyền địa phương sở tại, với các doanh nghiệp và các Công ty cao su đứng chân trên địa bàn tăng cường, chủ động nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ sở, làm thất bại âm mưu phản động của các thế lực thù địch, không để xảy ra bất ngờ, bị động.
Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh được đánh giá là đơn vị có đóng góp lớn vào bảo đảm quốc phòng an ninh chính trị trên địa bàn vì đây là đơn vị sử dụng nguồn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số lớn nhất tỉnh Tây Nguyên chiếm 65% lao động toàn công ty. Góp phần nâng cao nhận thức và tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng sa, vùng biên giới…