ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƯ PĂH ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 44 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƯ PĂH ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT

HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƯ PĂH ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRIỂN CÂY CAO SU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Chư Păh được thành lập theo Nghị định 70/CP của Chính phủ. Trên cơ sở 6 xã của huyện Chư Păh cũ (nay là huyện Ia Grai), 03 xã của huyện Mang Yang cũ (nay là huyện Đăk Đoa), 02 xã của thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku).

ChưPăh là huyện có quy mơ diện tích trung bình của tỉnh Gia Lai với tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 97.457,68 ha chiếm 6,3% diện tích của tỉnh Gia Lai. Dân số 72.160 người chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh (số liệu niên giám thống kê năm 2015 huyện Chư Păh)

- Vị trí địa lý:

- Bắc giáp: tỉnh Kontum.

- Nam giáp: Thành phố Pleiku và huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. - Đông giáp: huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.

- Tây giáp: tỉnh Kontum và huyện Ia Grai.

Huyện Chư Păh có 15 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 13 xã: Thị trấn: Chư Păh, Ia Ly. Các xã: Chư Đăng Ya, Chư Jơr, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, Hịa Phú, Ia Khươl, Ia Kreng, Ia Mơ Nơng, Ia Nhin, Ia Phí, Nghĩa Hịa, Nghĩa Hưng, Ia Ka.

Hình 2.1. Bản đồ địa lý huyện Chư Păh

Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, với vị thế khá đặc biệt: cách trung tâm tỉnh lỵ Gia Lai (thành phố Pleiku) 16 km, cách trung tâm tỉnh lỵ Kon Tum 25 km - là cửa ngõ quan trọng thuộc hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh Gia Lai và thành phố Pleiku (và còn đặc biệt hơn khi Pleiku trở thành thành phố động lực, đặc biệt quan trọng của khu vực tam giác Đơng Dương theo Quyết định của Chính phủ). Huyện có tuyến Quốc lộ 14 xuyên suốt từ Bắc tới Nam, đường tỉnh 661 về hướng Tây và đường tỉnh 670 về hướng Đông.

Đây là những điều kiện quan trọng, là lợi thế để giao lưu phát triển, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội với vùng duyên hải Trung Trung Bộ và cả nước.

- Địa hình:

Thuộc dạng địa hình núi thấp, chia cắt đơn giản, có đồi thoải, lượn sóng vừa và nhẹ, một số nơi tương đối bằng, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 300 -400 m; thấp dần từ Đông sang Tây, độ dốc trung bình từ 8-12o .

- Khí hậu

Khí hậu của Huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên mang sắc thái Tây trường sơn phân làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khơ. Đây là vùng ít có sương muối rất phù hợp cho cây cao su phát triển

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 tập trung 80- 90% lượng mưa cả năm, hướng gió chính là hướng Tây Nam, tốc độ 2,3-3m/s

+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Vào mùa khô hầu như không có mưa hoặc rất ít mưa, hướng gió chính là Đơng Bắc, tốc độ gió 2,5-3,5m/s

Bảng 2.1. Tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng

Yếu tố khí hậu ĐVT Tháng thấp nhất Tháng cao nhất BQ trong năm

Nhiệt độ 0C 17 34 28

Lượng mưa Mm 1600 2200 1900

Độ ẩm % 72 93 82,5

Tốc độ gió m/s 2,3 3,5 2,8

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Tỉnh Gia Lai)

Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở Huyện rất phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê, tiêu…Tuy nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm, mùa mưa tập trung 80% - 90% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mịn và rửa trơi đất. Trên địa bàn huyện cũng thường xảy ra các hiện tượng bất thường của khí hậu như gió tây nóng khơ, sương mù khoảng 100 ngày và dông, mưa đá thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.

Thổ nhưỡng

Đất đai ở đây được hình thành từ q trình phong hóa Feralit trên nền đất bazan, kết hợp với sự hội tụ từ những vùng cao do quá trình rửa trơi, nên cũng rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng ở Huyện Chư Păh rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Tầng lớp đất nâu đỏ có diện tích khá lớn chiếm 72,78%, tầng lớp đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có thuộc tính lý hóa như sau:

- Lý tính: Thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét 35 – 56%. Kết cấu viên, độ tơi xốp khá, mức độ giữ nước và thoát nước tốt.

+ Mùn : 2,6 – 4,4%

Chư Păh được chia thành 7 nhóm và 15 đơn vị đất đai thể hiện chi tiết tại bảng 2.2:

Bảng 2.2. Diện tích, cơ cấu các đất phân theo thổ nhưỡng Chư Păh

TT Loại đất hiệu Diện tích (ha) cấu (%) I Nhóm đất xám (X) 4.861,63 4,96 1 Đất xám trên đá Granit Xa 4.861,63 4,96 II Nhóm đất đỏ vàng (F) 77.657,32 79,21

2 Đất nâu vàng trên đá Bazan Fu 1.851,79 1,89

3 Đất nâu đỏ trên đá Bazan Fk 16.232,04 16,56

4 Đất vàng đỏ trên đá Macma axit Fa 29.650,39 30,24

5 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 640,77 0,65

6

Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến sét và

biến chất Fs 20.529,90 20,94

7 Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát Fq 4.633,08 4,73

8 Đất Feralit nâu tím trên đá đá biến chất Bazan Ft 3.347,88 3,41 9 Đất nâu vàng phát triển trên phong hóa Bazan Fx 771,47 0,79

III Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H) 8.536,78 8,71

10 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha 8.536,78 8,71

IV Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) 314,58 0,32

11 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 314,58 0,32

V Nhóm đất đen (R) 1.415,12 1,44

12 Đất nâu thẩm trên sảm phẩm đá bọt và Bazan Ru 1.415,12 1,44

TT Loại đất hiệu Diện tích (ha) cấu (%) 13 Đất phù sa ngòi suối Py 664,02 0,68 VII Đất khác 4.590,20 4,68 14 Đất ở 572,43 0,58 15 Đất chuyên dùng 4.017,77 4,10 Tổng 98.039,65 100,00

(Nguồn: Phịng tài ngun và mơi trường huyện Chư Păh)

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, cơ cấu kinh tế huyện Chư Păh tiếp tục được chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá nhanh; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư khá toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,33%; thu nhập bình quân đầu người 27,33 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 là 395,609 tỷ đồng; Chi ngân sách địa phương là 379.813 tỷ đồng. Toàn huyện năm 2015 đã có 3.528 hộ thốt nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo cịn 11,86%; 100% thơn làng, tổ dân phố có điện lưới quốc gia; có 98% số hộ dân được sử dụng điện; 94,5% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% các xã, thị trấn có trạm y tế; có 11/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 12/15 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ (chiếm 80%, đạt 100% kế hoạch); giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cịn 24,25%.

Có nhiều tác nhân để tạo nên sức bật về kinh tế, song xuyên suốt là nhờ huyện đã tập trung nhiều nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao

thông. Kết cấu hạ tầng các xã trung tâm các tiểu vùng kinh tế như Nghĩa Hưng, Chư Đăng Ya, Ia Kreng, Ia Nhin, Ngã ba Tơ Vơn, Ia Ly, Thị trấn Phú Hòa, trung tâm cụm xã Đak Tơ Ve (là các tiểu vùng kinh tế đã định hình) đang ngày càng hồn thiện nhằm khai thác hiệu quả lợi thế tiềm năng. Riêng trong năm 2014, huyện đã dành nguồn kinh phí đáng kể trong tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện là 109,97 tỷ đồng cho đầu tư hệ thống giao thơng với 53 cơng trình. Một số cơng trình được xác định làm nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển đều đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng như đường liên xã Hòa Phú-Ia Nhin (kết nối đường tỉnh 661 đi về các xã Ia Ka, Ia Nhin, Ia Mơ Nông, Thị trấn Ia Ly... với quốc lộ 14), tổng vốn đầu tư 22,3 tỷ đồng, vừa rút ngắn khoảng cách đi lại giữa các xã, tăng sức giao thương giữa các vùng trên địa bàn huyện. Hay cơng trình cầu Ia Ong trên tuyến đường liên xã Đăk Tơ Ve - Hà Tây, tổng mức đầu tư 8,5 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Thế giới và vốn ngân sách huyện.

Đối với thị trấn Phú Hịa, với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong Quyết định số 1103/2015/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Hòa đến năm 2020 của UBND tỉnh, với định hướng sẽ phát triển dọc theo tỉnh lộ 673 về phía Tây của thị trấn đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn II) và phát triển đất ở mới lên phía Bắc của thị trấn, theo đó, định hướng quy hoạch cải tạo xây dựng hạ tầng giao thông cũng có những định hướng nhất định. Trước tiên là tổ chức lại mạng lưới đường một cách hợp lý dựa trên cơ sở các đường đã mở, hạn chế tối thiểu các giao cắt trực tiếp giữa đường nhánh với đường chính đơ thị, tạo nên mạng lưới giao thơng liên hồn cho đơ thị.

Bên cạnh đó, trục đường chính chạy qua thị trấn là đường đi thủy điện Ia Ly (hiện trạng đã có nhà dân bám hai bên đường và các cơng trình cơng

cộng) sẽ được quy hoạch mở rộng nâng cấp. Trục quốc 1ộ 14 từ Kon Tum đi Pleiku qua thị trấn được nâng cấp, cải tạo đến năm 2020 thành trục chính của thị trấn mặt cắt 50 mét. Trục đường Hùng Vương cải tạo và mở rộng mặt cắt ngang 30 mét. Nâng cấp các trục đường hiện có thành các trục đường chính khu vực, đường khu vực mặt cắt ngang từ 16,5 mét đến 22,5 mét. Đường giao thông nội bộ trong các tiểu khu nhà ở có mặt cắt 10,5 mét đến 13,5 mét. Đến năm 2020 tổng chiều dài mạng lưới đường của thị trấn sẽ là 32,95 km.

Có thể thấy, nhờ có đường giao thơng tốt mà bộ mặt huyện miền núi Chư Păh thực sự khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã chọn Chư Păh làm nơi “đất lành” để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, đã và đang xúc tiến các thủ tục đầu tư sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như: chế biến, thu mua nông sản, cà phê, sản xuất gạch bông không nung, kinh doanh du lịch, trồng rừng, khai thác khống sản, ni trồng thủy sản... Địa bàn huyện cũng có nhiều đơn vị kinh tế lớn hoạt động trên lĩnh vực thủy điện, trồng - khai thác - chế biến mủ cao su, chè, sản xuất xi măng, cơ sở luyện gang, khai thác đá granit, đá trụ bazan, các cơng trình thủy lợi; hàng trăm cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp sản xuất đồ sắt, đồ mộc, điện dân dụng, sửa chữa ô tô, chế biến nông sản thực phẩm…

Cây cơng nghiệp lâu năm chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế huyện Chư Păh, trong đó cây cao su vừa là cây lấy mủ, vừa là cây lấy gỗ. Cây cà phê là cây lấy hạt.... Các loại cây này góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm ổn định cuộc sống góp phần xố đói giảm nghèo và thay đổi tập quán canh tác của người dân, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Đối với Huyện Chư Păh, trong những năm qua với diện tích cao su trồng được hơn 4.938 ha; ngành cao su đã đóng góp quan trọng vào ngân sách của Huyện và tỉnh Gia Lai, góp phần ổn định kinh tế và an ninh nông thôn.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của huyện Chư Păh ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 GTSX CN-XD 458.583 560.115 632.994 760.788 914.953 GTSX N-L-TS 1.417.631 1.473.513 1.550.162 1.815.266 2.010.247 GTSX TM-DV 369.572 400.903 469.157 580.422 725.631 Tổng GTSX 2.245.786 2.434.523 2.652.313 3.151.476 3.650.831 Tốc độ tăng trưởng bình quân % (Năm trước =100)-% 135,8 108,4 108,9 118,8 115,8

(Nguồn: niên giám thống kê huyện Chư Păh)

Hình 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của huyện năm 2015

Cơ cấu kinh tế lạc hậu và chuyển dịch chậm, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể và chuyển biến chậm.

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất nơng nghiệp của huyện Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị sản xuất NN (triệu đồng) 1.393.894 1.448.532 1.518.135 1.784.445 1.978.369 Trồng trọt 1.255.245 1.286.721 1.325.927 1.572.941 1.740.379 Chăn nuôi 131.832 154.120 184.335 205.653 231.631 Dịch vụ NN 6.817 7.691 7.873 5.851 6.359 Cơ cấu (%) Trồng trọt 90,05 88,83 87,34 88,15 87,97 Chăn nuôi 9,46 10,64 12,14 11,52 11,71 Dịch vụ NN 0,49 0,53 0,52 0,33 0,32

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chư Păh )

Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua phụ thuộc rất lớn vào ngành trồng trọt.Vai trị của chăn ni và dịch vụ không đáng kể.

b. Cơ sở hạ tầng

- Về mạng lưới giao thông:

Giao thông huyện Chư Păh tương đối phát triển, tổng chiều dài đường quốc lộ 19B từ Pleiku đến thị trấn Phú Hòa khoảng 16 Km, đến cửa khẩu Lệ thanh 75 km trong đó: đường quốc lộ chạy qua huyện dài 30 km, hệ thống đường liên thôn, liên xã đều đã nhựa hoặc bê tơng hóa.

Giao thơng nơng thơn ở các xã khá phát triển nhờ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu trên địa bàn huyện.Hệ thống giao thông nội vùng ở vùng núi đi vào các vùng sản xuất Lâm nghiệp, sản xuất cao su được đầu tư xây dựng, đi lại của người dân ở vùng này đã được cải thiện đáng kể.

- Về hệ thống thuỷ lợi:

bố tương đối đều trên tồn vùng từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây với các hệ sông suối lớn như:

Hệ thống sông Sê San:

Hệ thống sông Sê San bao gồm 2 nhánh lớn là sông ĐăkBla và sông Pơcơ, một nhánh nhỏ đổ về phía hạ lưu là sơng Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Sơng Sê San có tổng chiều dài 230 km, đoạn chảy qua địa phận huyện có chiều dài khoảng 16,5 km, độ dốc bình quân 5,5%, địa hình dốc dần về phía biên giới. Trên 80% diện tích lưu vực có độ cao trên 600 m.

Trong mùa mưa, trên sông Sê San xuất hiện nhiều đỉnh lũ và phân bố đều trong cả mùa mưa. Do mưa lũ kéo dài nên lưu lượng thấp nhất của sông trong mùa lũ lớn hơn hẳn lưu lượng cơ bản trong các tháng chuyển tiếp.

Hệ thống các hồ nước thủy điện và thủy lợi: Bên cạnh hệ thống sông

suối khá phong phú, trên địa bàn huyện cịn có rất nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo như:

- Hồ thủy lợi: Hồ Ia Nâm (một nhánh của Biển Hồ tại xã Chư Jơr, Nghĩa Hưng); Ia Grak, Ia Bót (xã Ia Phí), hồ Ia Mơ Nông (xã Ia Mơ Nông), hồ thủy lợi Tân Sơn (xã Nghĩa Hưng),…

- Hồ thủy điện: Ia Ly, Ry Ninh I, Ry Ninh II, Sê San 3, Sê San 3A, Đăk Pơ Tang,…

Các hồ này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nơng nghiệp cũng như đời sống, vừa là nơi dự trữ nước trong mùa khơ vừa có chức năng sinh thái và cảnh quan trong vùng, một số hồ cịn có ý nghĩa trong du lịch (hồ Ia Ly).

- Các phương tiện thị trường:

Các phương tiện tiếp cận thị trường trên địa bàn huyện trong thời gian qua tuy có phát triển nhưng cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

hoạt hằng ngày và hàng nơng sản, trong đó có một số chợ có vai trị trung gian thu gom hàng để đưa ra thị trường bên ngồi như chợ Ia Ly, Ianhin, Phú Hịa….

Để cho các doanh nghiệp có điều kiện cơ sở hạ tầng ban đầu tương đối

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)