Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU

1.2.4. Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế

kinh tế xã hội của địa phương

Có thể thấy những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung… Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với đồng lương ổn định.Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su. Các rừng cây cao su có khả năng chống xói

mịn bảo vệ đất, việc trồng cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cân bằng về mặt sinh thái, góp phần tốt trong việc bảo vệ mơi trường tự nhiên.

Cây cao su được phát triển cịn góp phần thực hiện phân cơng lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn. Cây cao su khi phát triển khơng chỉ cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên mà còn tận dụng nguồn lao động đang dư thừa hiện nay tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động. Nhiều địa phương coi phát triển cây cao su được coi là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Việc phát triển các nông trường cao su, nhà máy chế biến mủ cao su đã thúc đẩy việc hình thành hàng loạt các thị trấn, thị tứ (trung tâm kinh tế - xã hội) tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi khó khăn qua đó đã góp phần xố đói, giảm nghèo, điều hồ dân cư trên phạm vi cả nước, thúc đẩy quá trình định canh định cư các dân tộc ít người, tạo cơng ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

Rõ ràng cây cao su khơng chỉ có vai trị lớn với sự phát triển kinh tế mà cả với sự phát triển xã hội. Nó đã đóng góp vào tạo ra nhiều sản lượng hơn, tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động.

Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng là một vùng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phịng an ninh. Sân bay Pleiku cùng Quốc lộ 14, 25, 19 và đường Hồ Chí Minh nối kết Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trong cả nước. Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là 15.485 km2, độ cao trung bình so với mặt biển từ 800 – 900 m. Đỉnh núi cao nhất là núi Konkơkinh (1.748 m). Gia Lai có 17 đơn vị hành chính: thành phố Pleiku; thị xã An Khê; thị xã A Yun Pa và các huyện: Đăk Pơ, Đăk Đoa, Chư Păh, Chư Pưh, Chư Prông, Chư Sê, Phú Thiện, Đức Cơ, La Grai, Kbang, Krông Pa, Kong Chro, Mang Yang, Ia Pa.

Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh ĐăkLăk, phía đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n.Phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia hiện ít có dân sinh sống, do vậy đây là điểm tập kết của những người vượt biên trái phép từ các địa phương kéo về. Các thế lực thù địch lợi dụng địa bàn phức tạp để xuyên tạc, kích động dân chúng gây mất ổn định về chính trị và quốc phịng an ninh. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cao su ở địa bàn Gia Lai còn mang ý nghĩa giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương, ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép và đặc biệt hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, chống các hiện tượng xâm lấn biên giới, xâm nhập lãnh thổ Việt Nam trái phép, truyền đạo kích động đồng bào bạo loạn và ngăn chặn bọn phản động vượt biên trái phép.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)