MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 114 - 121)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện đề tài, nhận thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai, để cây cao su có thể phát triển bền vững chắc và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

* Đối với Nhà nước

Nhà nước cần phải tích cực hồn thiện các chính sách, chế độ về đầu tư phát triển cây cao su, nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phát triển mơ hình này một cách có hiệu quả hơn. Vì cây cao su có thời gian KTCB khá dài nên thời gian thu hồi vốn chậm, do vậy trong hoạt động vay vốn cần có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho người dân có

thể nhanh chóng, thuận tiện và sử dụng vốn đúng mục đích trong dài hạn. Các cấp chính quyền tại huyện xã cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong đầu tư sản xuất.

- Chính phủ có chính sách: Cho giãn nợ,khoanh nợ, cho vay với lãi suất ưu đãi với thời gian từ 6-7 năm mới trả gốc và lãi để doanh nghiệp, hộ gia đình có điều kiện tiếp tục đầu tư và chăm sóc diện tích cây cao su đang trong thời kỳ KTCB, cho vay vốn ưu đãi đối với người trồng cây cao su; bảo hiểm đối với cây cao su.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần giao Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam nghiên cứu lai tạo chọn giống và điều chỉnh quy trình kỹ thuật cây cao su phù hợp điều kiện cao trình, thổ nhưỡng của tỉnh Gia Lai nói chung và của huyện Chư Păh nói riêng.

*Đối với tỉnh Gia Lai

- Tỉnh cần có quy hoạch chi tiết đối với quỹ đất dự kiến phát triển cao su trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển cao su.

- UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư

vườn ươm giống cây cao su bảo đảm chất lượng, đúng chủng loại và phù hợp với điều kiện khí hậu Gia Lai; khuyến khích phát triển mạng lưới kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây trồng nói chung và giống cây cao su nói riêng; tăng cường cơng tác quản lý bảo vệ thực vật và phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su; thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn thực hiện; tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn, chuyển giao

toàn bộ các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, các quy trình kỹ thuật cây cao su do Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam ban hành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn trên địa bàn tồn tỉnh; nghiên cứu kết quả thành công các đề tài khoa học được trình bày tại các hội thảo để cụ thể hóa chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh theo đặt hàng của các cơ quan chức năng.

- Ngồi ra, tỉnh cần có những giải pháp như xây dựng đề án “ Nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cao su trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch ” nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng cao su là mặt hàng chủ lực, lợi thế của tỉnh; giảm thất thoát sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng; từng bước xây dựng mặt hàng cao su theo hướng bền vững. Chính vì thế, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung thu hút, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển chế biến tại các vùng chuyên canh tập trung, phát triển cây cao su lớn của tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người sản xuất; phát triển các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ mặt hàng cao su thông qua hợp đồng.

* Đối với doanh nghiệp và hộ trực tiếp trồng cây cao su

- Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây.

- Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt và cho năng suất ổn định và bền vững. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây cao su,

kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô. Tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả đúng mục đích.

- Thường xun nắm bắt thơng tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt mủ cao su nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện tốt quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiêp, nơng thơn. Ln có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng cao su, giữa người dân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Ngành cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện Chư Păh nói riêng đã và đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng, đã được Chính phủ quy hoạch thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

Việc đẩy mạnh phát triển cao su theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước đi tất yếu của nước ta nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Ngày nay hầu như không một lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội mà khơng có các sản phẩm được sản xuất từ mủ cao su tự nhiên, mặc dù cao su nhân tạo được sản xuất để thay thế cho cao su tự nhiên, song vẫn không thể thay thế được các đặc tính ưu việt của cao su tự nhiên, đặc biệt là để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như vỏ xe hơi, máy bay… Khi kinh tế càng phát triển nhu cầu sản phẩm cao su tự nhiên và các sản phẩm đồ gỗ từ gỗ cao su ngày càng tăng. Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên ngày càng cao hơn, nhưng tiềm năng phát triển của ngành cao su khơng phải là vơ tận. Với khí hậu, thổ nhưỡng của một số vùng ở Việt Nam khá thuận lợi để phát triển ngành cao su, trong đó có các tỉnh miền núi Tây Nguyên, chúng ta phải biết tận dụng tiềm năng sẵn có ấy để góp phần đưa ngành cao su phát triển một cách bền vững, sánh bước cùng với các cường quốc phát triển ngành cao su trên thế giới.

Vai trò của ngành cao su đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội là rất lớn. Nó khơng chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế nước ta, mà cịn góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho một lượng lớn dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc tại địa phương, góp phần vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách thông qua xuất khẩu. Đồng thời ngành cao su cịn góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như góp phần đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn Huyện nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bách khoa toàn thư, Cây Cao Su.

[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004), Hướng dẫn về phát triển

cao su tiểu điền trong Dự án đa dạng hố nơng nghiệp, Hà Nội .

[3] Nguyễn Khoa Chi, Hà Xuân Tư (1985), Cây cao su kỹ thuật trồng khai thác và chế biến, NXB TP. HCM.

[4] Nguyễn Tiến Đạt (2011), Báo cáo phân tích triển vọng ngành cao su tự

nhiên, trên trang web www.smes.vn đăng ngày 7/4/2011

[5] Nguyễn Mạnh Hải (2005), Báo cáo cao su năm 2005, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

[6] Nguyễn Quang Hồ (2013), Phân tích ngành hàng cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum” luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông

nghiệp I, Hà Nội.

[7] Trần An Phong, Trần Văn Dỗn, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Võ Linh (1997), Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam thời kỳ 1996-

2005, Hà Nội.

[8] Trần Ngọc Thuận, Phan Thành Dũng (2012), Quy trình kỹ thuật cây cao

su năm 2012 Và Quy trình kỹ thuật cây cao su bổ sung năm 2014,

Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam.

[9] Võ Đại Trung (2015), “Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư Quảng Bình”, Tạp chí thơng tin khoa học và cơng nghệ Quảng Bình – số 2/2015.

[10] Tơn Thất Trình (2009), Nghiên cứu trồng cao su thiên nhiên. [11] Tập san Cao su Việt Nam, số 58-59, tháng 9-10/1997.

[12] Đỗ Kim Thành (2008), Kỹ thuật thu hoạch mủ cao su, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.

[13] Trần Đức Viên (2000), Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà

Nội

[14] Website của Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam [15] Website của Chính Phủ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 114 - 121)