Thực trạng tổ chức sản xuất cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 69 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN CHƯ PĂH

2.2.2. Thực trạng tổ chức sản xuất cao su

Bảng 2.13. Các loại hình tổ chức sản xuất cao su trên địa bàn huyện

Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 1. Doanh nghiệp Số lượng 3 3 3 3 3 Sản lượng (tấn) 3.050 3.450 4.125 5.279 5.512 Diện tích (ha) 3.450 3.450 3.460 3.449 3.428 Vốn (tỷ đồng) 448 448 459 403 368 Lao động (người) 1.150 1.162 1.140 1.130 1.222 MMTB (chiếc) 30 42 50 54 56 2. Hộ sản xuất Số lượng (hộ) 1365 1.395 1.466 1.375 1.343 Sản lượng (tấn) 858 1.191 1.306 2.356 2.185 Diện tích (ha) 1.432 1.532 1.592 1.508 1.475 Vốn (tỷ đồng) 112 123 134 95 85 Lao động (người) 978 1.052 1.245 1.105 1.098 MMTB (chiếc) 14 20 24 26 28 3. Trang trại Số lượng 3 3 3 3 3

Sản lượng (tấn) 43 49 51 52 56

Diện tích (ha) 35 35 35 35 35

Vốn (tỷ đồng) 3,2 3,3 3,3 3,2 3,2

Lao động (người) 18 18 18 18 18

MMTB (chiếc) 3 3 3 3 3

(Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Chư Păh)

Tổ chức sản xuất cao su ở tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện Chư Păh nói riêng hiện nay có 3 hình thức chính, hộ gia đình, trang trại và doanh nghiệp. Số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2015 của TCTK cho thấy hiện nay tỉnh Gia Laicó khoảng 850trang trại trồng cao su, hơn 16 ngàn hộ và 40 doanh nghiệp tham gia sản xuất cây cao su ở các hình thức khác nhau. Trong đó huyện Chư Păh có 1.343 hộ, 3 trang trại và 3 Công ty.

Các doanh nghiệp thường có quy mơ sản xuất lớn hàng ngàn ha.

Các doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn và có nguồn lực khá nên đầu tư vào tất cả các khâu từ trồng trọt tới chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Họ có hệ thống quản trị khá tốt và bài bản hơn nhiều so với các hình thức tổ chức khác và do đó hiệu quả kinh doanh cũng khá tốt. Các doanh nghiệp này đang là hạt nhân cho liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ. Theo số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2015 của TCTK cho thấy tổng tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh cao su khoảng hơn 7 ngàn tỷ, doanh thu bán hàng khoảng 3.200 tỷ và lợi nhuận 365 tỷ đồng. Trung bình lợi nhuận 1 doanh nghiệp trên địa bàn huyện chư păhlần lượt là 16 tỷ, 10 tỷ và 6 tỷ.

Các trang trại có quy mơ sản xuất nhỏ hơn nhiều so với doanh nghiệp, Tổng tài sản của các trang trại cao su là 1.200 tỷ và doanh thu bán ra khoảng 636 tỷ. Nếu xét trung bình 1 trang trại, giá trị thu hàng năm của các trang trại

cao su khoảng 0,8 tỷ đồng.

Các hộ sản xuất cao su thường có quy mơ nhỏ trong đó gần 20% có diện tích dưới 0.5 ha, 50% có diện tích dưới 2 ha và trên 2 ha là 30%. Hiện nay trên địa bàn Huyện Chư Păh đã phát triển được khoảng 1.475 ha cao su tiểu điền ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có hơn 2/3 diện tích đã cho khai thác mủ. Hộ ít cũng trồng được 0,5ha và hộ nhiều có đến 5ha cao su. Hàng trăm hộ có diện tích cao su tiểu điền đang cho khai thác mủ đã mang lại nguồn lợi lớn, cuộc sống được cải thiện và giàu lên trơng thấy, có những hộ thu nhập đến một hai trăm triệu đồng mỗi năm. Phong trào trồng cao su tiểu điền trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển mạnh bắt đầu từ khi thực hiện dự án đa dạng hố nơng nghiệp trong thời gian 5 năm (2004 - 2009). Diện tích cao su trong vùng dự án này đều phát triển tốt và bắt đầu cho khai thác mủ từ năm 2010 và rộ nhất vào năm 2015 với năng suất ổn định, đạt bình qn 1,6 tấn mủ khơ/ha. Theo giá thị trường hiện nay, cứ 1ha cao su khai thác mủ trong 1 năm thì có mức lãi ròng khoảng 30 - 35 triệu đồng. Bà con trong vùng dự án đều rất phấn khởi, bởi quỹ đất này trước đây bỏ hoang hoá nhiều năm, nay thuộc sở hữu của mình và được sự hỗ trợ của dự án đầu tư từ khâu trồng đến khâu chăm sóc liên tục trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Từ "sức bật" của dự án, cây cao su tiểu điền đã lan toả mạnh trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bà con đã dần hình thành ý thức xố bỏ tập tục canh tác lạc hậu để học cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá dồi dào và làm giàu. Ở những vùng còn quỹ đất hoang hoá đều được các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn hỗ trợ, giúp đỡ bà con đưa vào trồng cao su, khắc phục tình trạng để đất trống. Mặc dù phần lớn diện tích cao su tiểu điền của bà con trồng sau này chưa đến thời kỳ cho khai thác mủ song bà con vẫn có niềm tin bởi vườn cây đang phát

triển xanh tốt và hẹn ngày cho lấy mủ với năng suất cao.

Mối quan hệ liên kết sản xuất giữa trang trại và hộ gia đình trong sản xuất cây cơng nghiệp cịn rất hạn chế và lỏng lẻo. Chỉ ở một số khâu nào đó trong sản xuất trồng trọt chẳng hạn một số trang trại lớn cung cấp dịch vụ làm đất hay một vài khâu kỹ thuật chăm sóc hay bảo vệ thực vật để khai thác trang thiết bị và nguồn lực chưa sử dụng hết chứ chưa phải chuyên mơn hóa và theo các hợp đồng dài hạn.

Các doanh nghiệp lớn chủ yếu tập trung vào kinh doanh của chính họ mà chưa chú trọng phát huy vai trò của người sản xuất có quy mơ lớn dẫn đầu thị trường để tiến hành tổ chức liên kết các trang trại và hộ gia đình lại. Đáng ra các doanh nghiệp phải đi đầu trong công tác giống, phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến và tổ chức kênh phân phối để cung cấp dịch vụ sản xuất cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện.

Ở đây cũng cho thấy dường như mối liên kết 4 nhà trong sản xuất cây cao su nói riêng và cây cơng nghiệp lâu năm nói chung ở Huyện rất lỏng lẻo và yếu kém. Vai trị của chính quyền trong định hướng tạo dựng môi trường kinh doanh và liên kết các nhà sản xuất (hộ gia đình, trang trại và các công ty sản xuất cây công nghiệp) với các nhà khoa học và doanh nghiệp dịch vụ chưa rõ ràng. Việc thu hút các nhà khoa học của các trường đại học và viện nghiên cứu tham gia vào cải thiện và áp dụng giống mới, hoàn thiện kỹ thuật canh tác, quản lý sản xuất, áp dụng và chuyển giao công nghệ thu hoạch và chế biến sau thu hoạch chưa được chú trọng. Chất lượng các dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm không được kiểm soát và tự phát triển thị trường. Các cơ quan chức năng như khuyến nơng khuyến lâm của địa phương đang bị hành chính hóa nên hoạt động khơng hiệu quả. Điều này khiến cho hiệu quả sản xuất giảm đáng kể và người sản xuất nhất là các hộ gia đình quy mơ nhỏ có chi phí sản xuất

cao hơn nhiều so với các trang trại và doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra nhận thức của các hộ gia đình về liên kết chưa cao, họ chưa thấy rõ lợi ích lớn từ việc liên kết này. Mọi giao dịch chủ yếu theo cách mua đứt bán đoạn cho từng khâu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)