Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 37 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY

1.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ tới sự phát triển sản xuất cây cao su, phát triển sản xuất cây cao su cũng không thể tách rời khỏi điều kiện kinh tế - xã hội mà nó lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội, đó là sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ giúp các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất ô tô tăng mạnh kéo theo sự tăng trưởng của các ngành phụ thuộc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất cây cao su.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội nhập thành cơng vào kinh tế khu vực và thế giới.

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết

định đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Do đặc điểm của việc phát triển cây cao su phải gắn liền với cơ sở hạ tầng nên phát triển cây cao su đến đâu sẽ có các cơng trình điện, đường giao thơng, trường học, trạm xá... đến đó, góp phần hình thành và mở rộng các khu thị trấn, thị tứ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế và dịch vụ, xóa đói, giảm nghèo.

Do vậy, trong sản xuất phát triển cây cao su cơ sở hạ tầng là nhân tố làm ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc vận chuyển vật tư, phân bón cũng như trong việc thu mua vận chuyển mủ cao su, làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Ngược lại khi cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ giúp cho người nơng dân đỡ vất vả hơn, giao thông đi lại thuận tiện sẽ giúp cho việc vận chuyển dễ dàng, góp phần làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

- Nguồn lao động:

Gia lai là một tỉnh miền núi có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên cả về trình độ lẫn kiến thức.Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực của tỉnh.

Tuy nhiên, phần lớn số lao động có tay nghề cao và có trình độ cơ bản từ trung cấp trở lên lại chủ yếu tập trung tại các khu đơ thị. Tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý và cơng nhân kỹ thuật có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực phát triển sản xuất cây cao su là rất lớn, đa số các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai diện tích cây cao su phần lớn tập trung ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…vấn đề tuyển dụng nguồn lao động có trình độ tay nghề phục vụ cho phát triển sản xuất cây cao su là hết sức khó khăn. Nguồn lao động chủ yếu của các doanh nghiệp đa số là người dân địa phương, người đồng bào dân tộc thiểu số, có nhận thức và trình độ tay nghề cịn thấp nên chưa đáp ứng được hết yêu cầu, chưa phát huy được hết vai trò nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ phát triển sản xuất cây cao su mang lại. Mặc dù, nguồn lao động ở khu vực nơng thơn cịn nhiều hạn chế nhưng với tinh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi cùng với việc tuyên truyền, bồi dưỡng, tấp huấn và thường xuyên mở các lớp đào tạo tay nghềvề cây cao su thì thời gian tới, nguồn lao động chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu

cầu về phát triển sản xuất cây cao su, góp phân tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)