Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 80 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

- Tác động suy giảm kinh tế trên thế giới và trong nước, thời tiết diễn biến phức tạp không thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp trong đó cây cà phê, cao su..là những cây trồng lâu năm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giá cả và thời tiết nên đã ảnh hướng lớn đến định hướng, chính sách và tốc độ phát triển kinh tế chung của toàn huyện.

một số nơi còn thấp tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phương thức sản xuất còn lạc hậu, khả năng áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa cao, một bộ phận nhân dân cịn trơng chờ, ỷ lại sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước… Ngoài ra, huyện Chư Păh thường xuyên xảy ra thiên tai, hạn hán kéo dài gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất cây cơng nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng.

- Các thế lực thù địch và bọn phản động Fulro, tin lành Đê ga thường xuyên lôi kéo người dân, đặc biệt là ngươi đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ và nhận thức còn lệch lạc, tăng cường các hoạt động chống phá làm cho chính quyền địa phương sở tại phải tập trung nhiều thời gian và nguồn lực cho nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị-xã hội nên ảnh hưởng lớn đến cơng tác lãnh chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nhiệm vụ phát triển cây cao su là cây công nghiệp dài ngày và bền vững.

- Về thị trường: Chưa phát huy được tiềm lực kinh tế của huyện, chưa kêu gọi được các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến sâu cho ra những sản phẩm cuối cùng nhằm nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản và nhà máy tiêu thụ thu mua các sản phẩm trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế địa phương bền vững, ít phụ thuộc vào biến động giá cả của thị trường và thế giới cũng như tránh bị tư thương ép giá.

*Nguyên nhân chủ quan:

- Chưa xác định rõ nguồn lực đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng để đầu tư và định hướng những cây trồng phù hợp, chưa phát huy được lợi thế tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế nông nghiệp dài ngày và bền vững. Trong đó chưa có quy hoạch rõ ràng và chi tiết về vùng quy hoạch diện tích phát triển cây cao su.

- Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch để khai thác, phát triển kinh tế các vùng trong huyện còn nhiều lúng túng. Năng lực tư duy

kinh tế của cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Việc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh mẽ, quyết liệt nên hiệu quả cịn thấp.

- Hình thức tuyên truyền các chính sách chưa phù hợp với các đối tượng, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu nhận thức và chấp hành còn hạn chế. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa chặt chẽ, cịn lỏng lẻo, có biểu hiện buông lỏng trách nhiệm, chưa thường xuyên kiểm tra, nắm bắt kịp thời để sảy ra nhiều vụ việc vi phạm công tác quản lý quy hoạch về phát triển cây nông nghiệp dài ngày trong đó có cây cao su.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ PĂH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)