GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯ PĂH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯ PĂH

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây cao su

Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây cao su của Huyện theo hướng chuyên môn hóa và theo chương trình của Tỉnh. Trước tiên phải khai thác và bổ sung cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng đã được Viện QH & TKNN Việt Nam với Đại học LEUVEN ( Vương quốc Bỉ) thực hiện khảo sát cho toàn tỉnh.

Đây là căn cứ xây dựng quy hoạch và đồng thời phải tính toán đầy đủ các điều kiện thực hiện.

Bảng 3.2. Bố trí diện tích phát triển cao su tới năm 2020 của tỉnh Gia Lai Các huyện Trong tỉnh DT 2010 Quy hoạch từ 2011- 2020 TỔNG CỘNG

+ Đại điền Tiểu điền

Chư Păh 4.464 2.083 1.046 1.037 6.547 H.Đức Cơ 17.588 3.242 1.242 2.000 20.830 H.Ia Grai 12.127 3.850 965 2.885 15.977 H.Chư Prông 18.410 18.678 15.825 2.853 37.088 H. Chư Sê 10.583 5.681 3.590 2.091 16.264 H.Phú Thiện 0 1.750 1.250 500 1.750 TX.Ayun Pa 0 901 601 300 901 H.Ia Pa 1.199 2.318 1.309 1.009 3.517 H. Krông Pa 0 2.238 1.938 300 2.238 H.Đắk Đoa 8.727 3.085 600 2.485 11.812 H.Mang Yang 3.257 4.276 2.712 1.564 7.533 H. Kbang 63 5.026 3.477 1.549 5.089 Tp. Plei Ku 803 247 0 247 1.050 TỔNG CỘNG 77.221 53.375 34.555 18.820 130.596

(Nguồn:Cục thống kê tỉnh Gia Lai)

Với phương án bố trí phát triển cây cao su như trên, để đảm bảo thực hiện cần phải quan tâm quản lý tốt việc thực hiện của các doanh nghiệp đang triển khai các dự án lớn.

Địa bàn các huyện Chư Păh và một số Huyện trong tỉnh có điều kiện để phát triển tối đa diện tích cao su đã được quy hoạch (kể cả diện tích ít thích hợp). Bởi diện tích cao su ít thích hợp chiếm tỷ lệ nhỏ (5,15%), do vậy việc phát triển tối đa diện tích cao su nhằm tạo vùng cao su liền vùng, liền khoảnh, tận dụng tối

đa tiềm năng nguồn lực đất đai, tiện cho công tác quản lý sản xuất.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển cây cao su thể hiện ở bảng trên. Trong quy hoạch này chỉ bố trí diện tích tăng thêm theo quy hoạch phát triển mà không bố trí ngoài vùng chuyên canh tập trung..

Đồng thời việc quản lý quy hoạch phát triển phải nghiêm túc bằng thường xuyên giảm sát việc thực hiện mở rộng diện tích thực hiện các dự án của các doanh nghiệp tránh tình trạng dự án treo hay vượt quá quy hoạch được duyệt. Giám sát chặt chẽ tiến trình thực hiện các dự án lớn bao gồm trồng mới, phát triển hạ tầng cơ sở và cơ sở chế biến, kho bãi…Riêng với các hộ gia đình thực hiện mở rộng diện tích cao su tiểu điền cần phải chặt chẽ thông qua việc phát huy vai trò của chính quyền các địa phương. Đồng thời có chế tài cụ thể với những vi phạm quy hoạch một cách nghiêm khắc.

3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất cao su

a. Thực hiện tốt chính sách đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Do đó cần phải sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối thiểu việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác. Ngoài ra cần vận dụng những quỹ đất có tính chất, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để có định hướng phát triển:

- Chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo luật để kiểm soát các biến động về đất đai. Bên cạnh đó, Chính quyền huyện cần có những cơ chế linh động, tích cực theo dõi quỹ đất đã sử dụng, chưa sử dụng hoặc những dự án treo để có định hướng và quy hoạch rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất để đầu tư, mở rộng sản xuất. Cần xây dựng, quy hoạch dự án, kêu gọi chủ đầu tư tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất trên quỹ đất được quy hoạch.Đứng trước tình

hình giá cả sụt giảm như hiện nay, việc sử dụng hiệu quả nguồn đất đang quy hoạch là một thách thức không nhỏ đối với chính quyền địa phương.Trong đó, việc quy hoạch đất cho phát triển diện tích cây cao su cần phải tính đến hiệu quả lâu dài, chính quyền địa phương cần xác định đưa ra nhiều tình huống, nhiều giải pháp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Cần triển khai và thực hiện các cuộc hội thảo, các diễn đàn về phát triển cây cao su trên địa bàn huyện, thường xuyên đi khảo sát quỹ đất và đánh giá tình hình từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, các chính sách chủ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tiếp tục hay tạm thời ngừng mở rộng diện tích cao su trong giai đoạn hiện nay. Đây là một tình huống không chỉ chính quyền địa phương mà cả người dân, doanh nghiệp phải cùng nhau tự tìm hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cần xác định mục tiêu đầu tư lâu dài và bền vững.

- Đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất đang sử dụng quỹ đất cho việc phát triển sản xuất cây cao su và các loại cây trồng khác.Chính quyền huyện cần sớm hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định lâu dài cho doanh nghiệp và hộ sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ sản xuất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.Thông báo, tuyên truyền đến từng hộ dân, doanh nghiệp đã trồng cao su nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý hoặc vướng mắc trong thủ tục thì cần phải có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn một cách nhanh chóng, cần tránh những thủ tục rườm ra, gây khó khăn trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xây dựng cơ chế hành chính một cửa tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền được thuê đất để tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong đó ưu tiên mở rộng và phát triển các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến mủ cao su theo chiều sâu.Thời hạn và diện tích được thuê đất

tùy thuộc vào vị trí, mục đích và quy mô sử dụng đất. Đối với diện tích thuê để trồng và phát triển cây cao su thì thời gian cho thuê tối thiểu phải hai chu kỳ trồng và khai thác cao su tức phải 50 năm trở lên.

- Ở những vùng đất đã có dự án quy hoạch xây dựng các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chính quyền các cấp cần đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư, tránh để dự án kéo dài thành dự án treo và không khả thi, có cơ chế hỗ trợ về mặt thủ tục, pháp lý, khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tưnhà xưởng, thiết bị máy móc hiện đại để tổ chức sản xuất, chế biến sâu sản phẩm cao su, dần hình thành những cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng.Tạo tiền đề cho dự án phát triển một cách khả thi và phát huy lợi thế, thế mạnh của huyện.

b. Giải pháp về vốn

Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự đảm bảo tốt để thực hiện các khâu trong quá trình canh tác cây cao su.Mức vốn thấp sẽ dẫn đến mức đầu tư thấp, điều này chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng và năng suất vườn cây cao su. Vì vậy để tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các doanh nghiệp và các hộ gia đình, phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn của các dự án nguồn vốn khác để đảm bảo đủ mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất thiếu nguồn vốn để đầu tư hoặc số tiền cho vay, giải ngân của các dự án của ngân hàng chậm và không đủ để đầu tư chăm sóc tốt cho cây cao su. Để giảm thiểu các hạn chế trong vấn đề vay, huy động và sử dụng nguồn vốn cần:

* Đối với chính quyền địa phương:

Về thu hút vốn: đẩy mạnh cổ phần hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư vào các dự án đã quy hoạch của huyện như hỗ trợ thủ tục pháp lý cho

doanh nghiệp liên quan đến quá trình đầu tư, khai thác và vận hành, phối hợp cùng với chủ đầu tư, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ tài chính tốt nhất. Có chính sách miễn giảm, hỗ trợ một số loại thuế cho doanh nghiệp.

- Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài từ 6-7 năm. Do đó cần tạo điều kiện cho các hộ vay với thời gian dài và mức lãi suất phù hợp.

- Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ động vay vốn cũng như trong sản xuất. Các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, trồng rừng và từ nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước để trồng, chế biến và sản xuất nguyên liệu cũng như đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ.

- Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình tiến hành vay vốn kịp thời vụ.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần thiết.

- Chính quyền địa phương cần có những chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn vốn trong dân. Đặc biệt, chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến từ nguyên liệu mủ cao su như sản xuất dụng cụ ytế, bao bì, nệm, săm lốp ô tô, xe máy… để xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định đời sống kinh tế xã hội ở địa phương. Để huy động, thu hút được các thành phần kinh tế, chính quyền huyện cần phải xây dựng lộ trình và định hướng rõ ràng, xây

dựng các phương án, dự án đầu tư. Cơ sở hạ tầng là một yếu tố hết sức quạn trọng để thu hút được nhà đầu tư do đó chính quyền địa phương cần chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, có phướng án quy hoạch thành khu dân cư, đô thị, thành thị tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, sản xuất. Phát huy được nguồn lực lao động tại chỗ.

* Đối với các doanh nghiệp trồng cao su:

- Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính hiện có và năng lực, sở trường của doanh nghiệp.

- Đổi mới công tác quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính.

- Chủ động trong việc đầu tư dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người.

- Minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả, giảm thiểu chi phí và rủi ro.

- Tìm kiếm, mở rộng thị thường tiêu thụ mủ cao su, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Với phương châm sản xuất đến đâu, tiêu thu đến đó. Giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư và duy trì sản xuất kinh doanh, hạn chế vốn vay nếu thực sự không cần thiết.

* Đối với các trang trại và các hộ sản xuất:

- Cần chủ động được nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, không nên vay vốn để mở rộng diện tích trồng cao su ở thời điểm hiện nay.

- Tiếp tục đầu tư và duy trì các vườn cây cao su hiện có, không nên vay vốn để chuyển đổi mục đích cây trồng.

- Cần mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cây cao su đúng với định mức kinh tế kỹ thuật nhằm phát huy tốt hiệu quả từ cây cao su.

động tiếp cận với các ngân hàng thương mại để vay vốn với lãi suất ưu đãi để tiếp tục đầu tư cho vườn cây sinh trưởng và phát triển.Kết hợp trồng xen cây ngắn ngày, thực hiện chính sách lấy ngắn nuôi dài.

- Đối với các vườn cây đang trong thời kỳ kinh doanh, tiếp tục khai thác để cung cấp sản phẩm cho các cơ sở chế biến, lấy nguồn vốn để đầu tư lại cho vườn cây cao su. Thực hiện chính sách duy trì, ổn định vườn cây và đầu tư lâu dài.

c. Giải pháp về lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Chính vì thế, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần có giải pháp cụ thể sau:

- Trước khi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng bổ túc kiến thức kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động nhất là lao động trực tiếp cạo mủ cao su, lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật bao gồm: trồng, chăm sóc và kỹ thuật cạo mủ cho các hộ gia đình. Trình độ và kỹ năng tiếp cận kỹ thuật canh tác của người dân còn rất hạn chế, họ chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong công tác kỹ thuật trồng cao su. Vì vậy cần thường xuyên tập huấntheo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su là một điều hết sức cần thiết để người dân thực hiện chăm sóc và khai thác vườn cây một cách khoa học và có hiệu quả nhấtnhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su để tiến hành mở lớp tập huấn, đối với cây cao su nên mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả quá trình sản xuất.Ngoài ra, trong quá trình đào tạo phải

cho người dân tiếp súc được với thực tế, thực hiện phương thức “cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo tâm lý phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy đến lợi ích lâu dài của vườn cây cao su.

- Hàng năm các doanh nghiệp có cây cao su đứng chân trên địa bàn cần phối hợp cùng với chính quyền địa phương tăng cường kinh phí và nhân lực cho công tác đào tạo tay nghề nhằm nhanh chóng nâng cao dân trí, nhất là khu vực đồng bào dân tộc, tăng tỷ lệ lao động có tay nghề và kỹ thuật khai thác chăm sóc cao su, nâng cao trình độ cho cán bộ ở địa phương nhất là ở cấp huyện và xã.

- Xây dựng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả mạng lưới khuyến nông khuyến lâm đến từng xã, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng thôn bản để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ nông dân vươn lên trong sản xuất.

- Tăng cường công tác tập huấn phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các điểm nhân giống và chuyên môn hóa sản xuất giống phù hợp với quy mô phát triển sản xuất. Tăng cường công tác kiểm định giống để hạn chế tối đa các loại giống kém phẩm chất lưu thông trên thị trường. Cần

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su huyện chư păh, tỉnh gia lai (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)