Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động

cần phải xậy dựng và hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực một cách hợp lý, thƣờng xuyên. Để xác định cơ cấu nguồn nhân lực phải dựa trên các loại nhiệm vụ và qui mô của từng loại nhiệm vụ của tổ chức, mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động, các điều kiện về vật chất để hỗ trợ cho ngƣời lao động làm việc.

Các tiêu chí đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực:

▪ Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo . ▪ Cơ cấu nguồn nhân lực theo cơ cấu tổ chức.

▪ Cơ cấu nguồn nhân lực theo vùng.

▪ Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, giới tính.

1.2.2. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động động

Muốn phát triển nguồn nhân lực thì việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực của nguồn nhân lực.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là toàn bộ kiến thức, sự hiểu biết, khả năng làm việc của người lao động đối với một lĩnh vực hay chuyên môn nào đó.

Những kiến thức, hiểu biết đó do con ngƣời tích lũy đƣợc thông qua quá trình học tập, hay trải nghiệm trong cuộc sống mà có đƣợc. Khi trình độ học vấn càng cao thì lƣợng kiến thức tiếp thu cũng đƣợc nâng cao, và giải quyết công việc càng hiệu quả. Do đó, kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức đóng vai trò quyết định đến việc phát triển trình độ chuyên môn - nghiệp

vụ. Kiến thức gồm có: kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn và kiến thức nghiệp vụ.

▪ Kiến thức tổng hợp: là sự hiểu biết chung của con ngƣời về thế giới khách quan bao gồm văn hóa, nghệ thuật, kinh tế - xã hội,…thuộc về nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau.

▪ Kiến thức chuyên môn: là sự hiểu biết của ngƣời lao động về một chuyên ngành, một lĩnh vực cụ thể. Đó là kiến thức có thể trao dồi qua quá trình đào tạo tại trƣờng hay là đƣợc ngƣời khác truyền dạy.

▪ Kiến thức đặc thù: là những kiến thức đặc trƣng, có tính chất riêng biệt mà ngƣời lao động, khác hoàn toàn các kiến thức khác, thể hiện năng khiếu đặc biệt của ngƣời lao động.

Phải phát triển trình độ chuyên môn – nghiệp vụ vì đây là một yếu tố cần thiết để hình thành năng lực làm việc của mỗi cá nhân, là kết quả của quá trình đào tạo, phát triển và kinh nghiệm đƣợc tích lũy theo thời gian.

Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của nguồn nhân lực phụ thuộc vào hệ thống giáo dục đào tạo, chính sách, tập quán,… Hệ thống giáo dục đào tạo quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Giáo dục phổ thông cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân, còn giáo dục nghề và giáo dục ở bậc đại học nhằm phát triển tiềm năng của ngƣời lao động giúp ngƣời học có kiến thức về chuyên môn - nghiệp vụ đồng thời cung cấp tay nghề, kỹ năng làm việc,… Giáo dục tốt giúp cho ngƣời lao động tiếp thu đƣợc tri thức và tăng khả năng làm việc hiệu quả.

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực cần phải:

▪ Tiến hành đào tạo cho đội ngũ nhân viên;

▪ Phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với chuyên ngành;

▪ Tạo điều kiện cho nhân viên sử dụng và phát huy kiến thức của mình và tiếp cận với khoa học - công nghệ mới,…

Có thể đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua các tiêu chí sau: ▪ Số lƣợng ngƣời lao động đƣợc đào tạo, có trình độ chuyên môn. ▪ Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổng số. ▪ Số lƣợng nhân lực đƣợc đào tạo hàng năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)