6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế phát triển nguồn nhân lực y tế
Cơ cấu nguồn nhân lực y tế thiếu trầm trọng ở các tuyến dƣới, y tế dự phòng, y tế xã phƣờng nhƣ sau:
▪ Nguồn nhân lực y tế ở tuyến huyện thiếu đội ngũ các chuyên gia chuyên sâu trên nhiêu lĩnh vực, đặc biệt là thiếu dƣợc sĩ trình độ đại học và sau đại học.
▪ Theo thông tin sở y tế tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ điều dƣỡng và nữ hộ sinh/ bác sĩ tại các bệnh viện còn thấp, gây khó khăn trong công tác chăm sóc
ngƣời bệnh toàn diện.
▪ Tỉnh Đắk Lắk còn thiếu nguồn nhân lực giỏi về các chuyên ngành nhƣ tâm thần, thần kinh, tim mạch, điều trị ung thu,…
▪ Ngành y tế dự phòng thiếu nhân lực trầm trọng trong thời gian dài, ảnh hƣởng đến công tác phòng ngừa dịch bệnh.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa thể đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu của công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe của ngƣời dân:
▪ Thiếu chuyên gia đầu ngành giỏi tại nhiều đơn vị nhƣ y tế dự phòng, các cơ sở y tế, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: Nhi khoa, nội tiết, tim mạch, ung thƣ, dƣợc,…
▪ Các kỹ thuật cao chỉ đƣợc triển khai tại bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố. Việc triển khai các kỹ thuật này tại các bệnh viện chuyên khoa khác và các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, xã còn hạn chế.
▪ Việc bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo còn bất cập, chƣa phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với lĩnh vực phụ trách. Cán bộ đƣợc cử đi học bác sĩ thƣờng không muốn về địa phƣơng công tác; bác sĩ chính qui mới ra trƣờng có tƣ tƣởng không muốn công tác ở các bệnh viện khó khăn.
Trình độ kỹ năng của nguồn nhân lực còn yếu: Do đặc thù của tỉnh Đắk Lắk và môi trƣờng làm việc cạnh tranh, khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong và ngoài nƣớc còn hạn chế, nên khó thu hút đội ngũ dƣợc sĩ đại học và sau đại học, bác sĩ chuyên khoa trình độ cao,…
Trình độ nhận thức của một số cán bộ y tế còn chƣa cao, có hiện tƣợng suy thoái đạo đức, quan liêu. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do sự du nhập của lối sống thực dụng của một số cán bộ, nhân viên, sự coi trọng vật chất, địa vị đi quá đà khiến cho công tác khám chữa bệnh cho ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.
thái quá và đồng thời là tác nhân làm mất cân đối, thậm chí méo mó sự phát triển về nhân cách. Một số cán bộ y tế có năng lực tốt, nhƣng lại mắc bệnh quan liêu, khiến cho ngƣời dân dần dần mất đi cảm tỉnh đối với các cán bộ y tế.
Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và của địa phƣơng chƣa đầy đủ, chậm đổi mới, không đủ mạnh để thu hút đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao, trình độ chuyên khoa sâu thuộc những chuyên ngành mũi nhọn cũng nhƣ cán bộ công tác trong một số lĩnh vực y tế đặc thù.
Chính sách ƣu đãi, thu hút nhân lực y tế chƣa đủ hấp dẫn để thu hút nhân lực về công tác tại trạm y tế nhất là ở tuyến huyện và tuyến xã. Tình trạng “chảy máu chất xám” tại các cơ sở y tế công lập gây khó khăn cho ngành y tế trong việc ổn định tổ chức và hiệu quả từ việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu công tác chƣa cao.
Lƣơng cơ bản của cán bộ, nhân viên y tế còn thấp, nhất là các cán bộ mới ra trƣờng. Phụ cấp không đƣợc điều chỉnh kịp thời theo tình hình biến động của giá cả thị trƣờng. Đây cũng là một trong số nguyên nhân khiến cho cán bộ y tế suy thoái đạo đức.
Tỷ lệ đầu tƣ cho y tế trong tổng chi ngân sách Nhà nƣớc còn thấp, kinh phí đầu tƣ cho y tế cơ sở còn hạn chế. Việc đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất chƣa đồng bộ, các trang thiệt bị y tế còn thiếu, và lỗi thời khiến cho việc
chuẩn đoán bệnh thiếu chính xác. Công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thiếu sự
đồng bộ. đa số họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, lối mòn, chất lƣợng và hiệu quả công tác không cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 của luận văn trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Nội dung trong chƣơng 2 này bao gồm: các đặc điểm cơ bản ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực y tế, thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh Đắk Lắk, và nêu lên những mặt thành công cũng nhƣ hạn chế của nguồn nhân lực y tế, nguyên nhân của các hạn chế đó. Đây là cơ sở để đƣa ra giải pháp cụ thể, phù hợp ở chƣơng 3.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng. Tuy có một số hạn chế nhƣ cơ cấu nguồn nhân lực chƣa hoàn thiện, nguồn nhân lực y tế chất lƣợng cao còn thiếu, động lực thúc đẩy chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của ngƣời lao động…nhƣng về cơ bản nguồn nhân lực y tế đã đáp ứng đƣợc mục tiêu mà nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho ngƣời dân.
Do đó, để phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk thì cần phải giải quyết các vấn đề sau: bố trí nguồn nhân lực hợp lý; nâng cao năng lực, kỹ năng của nguồn nhân lực y tế, nhất là các nhân lực có trình độ cao; nâng cao nhận thức của nhân lực y tế và đƣa ra các chính sách, chế độ tiền lƣơng, đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút các nhân lực y tế có trình độ…
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH Y TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN TỚI