Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Động lực thúc đẩy người lao động là cái thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc và cống hiến.

Nâng cao động lực được hiểu là tổng thể các chính sách, biện pháp, công cụ, nghệ thuật quản lý tác động lên người lao động nhằm thúc đẩy họ phấn khởi, hăng say, tự nguyện hơn khi làm việc để thực hiện mục tiêu của tổ chức và người lao động một cách có hiệu quả.

mà nguồn lực thì lại hữu hạn, khi nhu cầu đƣợc thoả mãn về cơ bản nó sẽ dần mất đi và nhu cầu mới lại xuất hiện. Để thỏa mãn nhu cầu đó, bản thân ngƣời lao động cần phải suy nghĩ và hành động để đạt đƣợc cái mình mong muốn. Vì thế, nếu có một động lực mạnh nào đó tác động, thì ngƣời lao động sẽ càng có quyết tâm hơn để thực hiện mong muốn đó.

Động lực thƣờng không có cố định mà thay đổi thƣờng xuyên phụ thuộc vào các yếu tố khách quan trong công việc. Mỗi ngƣời đều có công việc của riêng họ, vì vậy cần phải có những động lực khác nhau phù hợp cho mỗi ngƣời để thúc đẩy họ làm việc một cách tích cực. Để có thể tạo đƣợc động lực cho ngƣời lao động, các nhà lãnh đạo cần phải tìm hiểu đƣợc ngƣời lao động làm việc nhằm mục tiêu gì, từ đó mà tạo ra động lực phù hợp.

Tạo động lực là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên con ngƣời thực hiện những hành vi theo mục tiêu. Tạo động lực là tất cả các biện pháp kích thích cả về vật chất lẫn tinh thần của nhà lãnh đạo áp dụng cho ngƣời lao động nhằm tạo ra động cơ cho ngƣời lao động nhƣ: tạo nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của ngƣời lao động, vừa thỏa mãn mục đích của tổ chức,…

Động lực càng phán ánh đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời lao động thì càng làm cho ngƣời lao động hăng hái, làm việc có hiệu quả hơn, và hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức. Động lực thúc đẩy ngƣời lao động gồm:

a. Công tác tiền lương

Vật chất là yếu tố quan trọng để nâng cao động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc. Nhƣng thực chất đối với ngƣời lao động, yếu tố vật chất này suy cho cùng xuất phát từ tiền lƣơng.

Tiền lƣơng đƣợc hiểu là số tiền mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động tƣơng ứng với số lƣợng và chất lƣợng công việc mà ngƣời lao động hoàn thành.

ngƣời lao động đƣợc nhận. Khoản tiền lƣơng này sẽ giúp cho ngƣời lao động tái sản xuất sức lao động, và trang trải cho cuộc sống của họ. Nếu tiền lƣơng xứng đáng thì đó sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp ngƣời lao động nâng cao đƣợc hiệu quả làm việc của mình.

Tiền lƣơng về cơ bản nó chƣa phải là động lực thúc đẩy ngƣời lao động. Tiền lƣơng quá thấp, không đủ để ngƣời lao động tái sản xuất sức lao động, không đủ để họ lo toan cho gia đình họ thì tiền lƣơng không thể trở thành động lực cho ngƣời lao động đựơc, mà có khi là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn trong tổ chức. Tiền lƣơng chỉ đƣợc xem là yếu tố tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động khi nó đáp ứng đủ nhu cầu vật chất cho ngƣời lao động, tạo cho họ yên tâm về khoản thu nhập của mình. Chính vì vậy, chính sách tiền lƣơng phải hợp lý, không ngừng đƣợc cải cách và phù hợp với công sức của ngƣời lao động.

Các tiêu chí đánh giá công tác tiền lƣơng:

▪ Tiền lƣơng có đủ cho nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình của ngƣời lao động.

▪ Tiền lƣơng có theo kịp mức lạm phát, thay đổi của nền kinh tế hay không.

▪ Tiền lƣơng và các khoản thu nhập khác có kích thích đƣợc ngƣời lao động trong quá trình làm việc, thu hút lao động khác tham gia vào ngành,…

b. Công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua có tác dụng phát triển nguồn nhân lực, trên phƣơng diện kích thích ngƣời lao động hăng say học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức.

Công tác thi đua phải đi liền với công tác khen thƣởng. Trong việc khen thƣởng thì khen là động viên về mặt tinh thần, còn thƣởng là động viên về mặt vật chất. Tùy vào từng ngƣời lao động mà có chế độ khen thƣởng phù

hợp nhằm kích thích ngƣời lao động làm việc.

Thi đua là cơ sở của việc khen thƣởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích để khen thƣởng: Bình bầu thi đua đúng, công khai, chặt chẽ sẽ giúp cho việc khen thƣởng đƣợc chính xác, công bằng; Bình bầu thi đua rộng, nể nang thì dẫn đến việc khen thƣởng tràn lan; Bình bầu thi đua chiếu lệ cho có, nếu không kiểm tra kỹ thì dẫn đến khen sai, khen không đúng thì thi đua sẽ có tác dụng ngƣợc lại, gây mâu thuẫn trong nội bộ.

Khen thƣởng phải phản ánh đúng phong trào thi đua. Nơi nào có phong trào thi đua mạnh mẽ, phong trào thi đua xuất sắc thì khen cao, phong trào yếu thì ít khen mà khen nhiều là không đúng. Khen thƣởng còn nhằm dẫn dắt phong trào thi đua, là định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Việc khen thƣởng từ phong trào thi đua thể hiện hƣớng đi đúng của phong trào cần đƣợc tiếp tục duy trì và phát huy.

Tuy thi đua và khen thƣởng có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại nhƣng lại độc lập với nhau, không phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Nhờ làm tốt công tác động viên thi đua và khen thƣởng đúng và kịp thời mà việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, lao động và học tập đều đạt đƣợc những kết quả tốt.

Nâng cao động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc bằng cách cải tiến công tác thi đua, khen thƣởng tạo điều kiện, định hƣớng, quy hoạch, tích lũy các điều kiện để hoàn thiện chức danh công việc, tạo ra những điều kiện về vật chất và tinh thần để ngƣời lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thƣởng:

▪ Việc thi đua, khen thƣởng có kích thích tinh thần, sự hăng say, ham muốn của ngƣời lao động hay không.

▪ Công tác thi đua, khen thƣởng phải công khai, minh bạch, kịp thời. ▪ Đề bạt, quy hoạch cán bộ phải minh bạch, dân chủ, công bằng.

c. Điều kiện làm việc của người lao động

Điều kiện làm việc là tổng hợp các yếu tố liên quan tới phương tiện, trang bị, dụng cụ làm việc, nơi làm việc, và các môi trường xung quanh.

Nó ảnh hƣởng đến mức độ tiêu hao sức lực, trí lực của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất. Do đó, cần phải tạo ra môi trƣờng làm việc thoải mái, hăng hái, chuyên nghiệp, thân thiện giữa các thành viên trong tổ chức để từ đó mới kích thích đƣợc động lực làm việc của ngƣời lao động.

Điều kiện làm việc thể hiện ở môi trƣờng làm việc (gồm môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội), các trang thiết bị, máy móc,… và các hỗ trợ khác cho công việc của ngƣời lao động có tốt hay không? Có phù hợp với đặc thù công việc hay không? Tùy vào từng ngành nghề mà có những điều kiện làm việc khác nhau. Điều kiện làm việc tốt thì ngƣời lao động sẽ phát huy đƣợc hết khả năng của mình.

Cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc ngày càng phù hợp với ngƣời lao động, với công việc của tổ chúc là một trong những yếu tố phát triển nguồn nhân lực.

Nhu cầu của ngƣời lao động về điều kiện và môi trƣờng làm việc an toàn là rất thiết thực. Do đó, các nhà lãnh đạo cần đầu tƣ các trang thiết bị an toàn, duy trì các dịch vụ chăm sóc y tế, bảo hiểm xã hội,... thực hiện các chính sách an toàn trong lao động để ngƣời lao động tránh đƣợc các tai nạn, rủi ro và tránh các bệnh nghề nghiệp đảm bảo sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần để làm việc lâu dài.

Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trƣờng làm việc bao gồm các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn, mức ô nhiễm, bụi bặm, độ ẩm, không khí… đặc biệt là trồng cây xanh, phát quang bụi rậm,… quanh nơi làm việc nhằm làm tăng không khí trong lành, giúp cho ngƣời lao động thoải mái, hăng say lao động. Mức độ cải thiện tình trạng vệ sinh môi trƣờng làm việc thƣờng phụ thuộc vào khả năng tài chính của tổ chức đó, hay do tổ chức bên ngoài đầu tƣ giúp

đỡ.

Các tiêu chí đánh giá điều kiện làm việc của ngƣời lao động:

▪ Điều kiện, môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động có tốt không, có đƣợc cải thiện qua từng năm hay không.

▪ Môi trƣờng làm việc phải trong lành, sạch sẽ, và đoàn kết, gắn bó giữa các nhân viên.

▪ Các chính sách an toàn lao động, máy móc, trang thiết bị phải đƣợc đầu tƣ đầy đủ, hiện đại…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)