Nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 30 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động

Muốn nâng cao năng lực của nguồn nhân lực thì không thể nào không kể đến việc nâng cao trình độ nhận thức của ngƣời lao động. Đây là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực. Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam": “Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể”.

Nhận thức của ngƣời lao động đƣợc thể hiện thông qua hành vi, thái độ, cách cƣ xử trong quá trình lao động hay trong giao tiếp giữa mọi ngƣời với nhau; đồng thời nhân thức của ngƣời lao động cũng đƣợc thể hiện thông qua sự chấp hành kỷ luật của tổ chức và sự tự giác, tinh thần trách nhiệm… của họ. Do đó, nhận thức đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, trƣớc hết là hành vi, thái độ và cách ứng xử đối với công việc.

Thái độ là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm cá nhân của một con ngƣời đối với sự vật, sự việc nào đó. Nó chịu sự chi phối của tập hợp các giá trị, lòng tin, và những nguyên tắc mà cá nhân đó theo đuổi. Thái độ điều khiển hầu hết các hành vi của con ngƣời và khiến cho những ngƣời khác nhau có những hành vi cũng khác nhau trƣớc cùng một sự việc.

Thái độ của ngƣời lao động cho thấy cách nhìn nhận của ngƣời đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình với công việc. Gần đây, ngƣời ta đánh giá rất cao về thái độ, và cho rằng nó chiếm 70-80% trong phần năng lực của một con ngƣời. Một ngƣời có năng lực tốt nhƣng thái độ không tốt thì hiệu quả đóng góp cũng không cao. Một ngƣời có thái độ tốt những không có năng lực thì cũng không làm đƣợc gì cả. Do đó, cần phải hòa hợp giữa hai yếu tố trên, nhƣ thế mới tạo nên thái độ tốt trong nghề nghiệp và đáp ứng đƣợc nhu

cầu của tổ chức.

Thái độ nghề nghiệp của ngƣời lao động đƣợc thể hiện thông qua thái độ của chính ngƣời đó với cuộc sống và với nghề nghiệp mà ngƣời đó đang làm, cả về đối tƣợng mà ngƣời lao động phục vụ và những ngƣời cùng công tác trong tổ chức. Nhƣ vậy, ngƣời có thái độ tốt sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm rất là cao, là yếu tố dẫn đến thành công trong nghề nghiệp và trong cuộc sống của ngƣời lao động đó. Để có thái độ tốt thì nhận thức của ngƣời lao động phải rất là cao, chính vì thế nâng cao trình độ nhận thức của ngƣời lao động là rất quan trọng.

Để nâng cao nhận thức của ngƣời lao động thì cần phải có nội dung, thời gian cùng với nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức, năng lực để hoàn thành tốt công việc.

Các tiêu chí đánh giá trình độ nhận thức cho ngƣời lao động: ▪ Ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác

▪ Trách nhiệm trong nghề nghiệp, yêu nghề, năng động trong công việc

▪ Đạo đức, lối sống và tác phong

▪ Thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, thái độ, ứng xử trong giao tiếp và trong công việc cũng nhƣ trong sinh hoạt hàng ngày

▪ Mức độ hài lòng của khách hàng, ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)