Đặc điểm về xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 54 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm về xã hội

a. Dân tộc

Đắk Lắk là nơi sinh sống, quần tụ của nhiều dân tộc anh em. Hiện nay, Đắk Lắk có tổng cộng 47 đồng bào dân tộc: Kinh, Ê đê, Tày, Thái, Mƣờng, Nùng,... và một số dân tộc khác.

Biểu 2.7: Số lƣợng dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2013 (mật)

ĐVT: Người Dân tộc 2009 2013 Tăng (%) Kinh 1156,416 1194,511 3.29 Ê Đê 304,085 327,204 7.60 Tày 57,315 61,432 7.18 Thái 16,630 18,883 13.55 Mƣờng 14,444 17,194 19.04 Nùng 69,146 75,823 9.66 Hmông 17,858 21,389 19.77 Dao 14,349 16,883 17.66 Gia Rai 17,644 20,781 17.78 Mnông 40,309 44,358 10.04 Một số dân tộc khác 24,917 29,328 17.70 Tổng số 1733,113 1827,786 5.46

(Nguồn: Ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk)

Năm 2009 có 44 dân tộc, thì đến năm 2013 hiện nay đã có 47 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm đại đa số, còn dân tộc thiểu số chiếm sô lƣợng lớn là dân

tộc Ê Đê và dân tộc Nùng. Dân tộc Kinh có khoảng 1194,511 ngƣời cao hơn so với năm 2009 khoảng 3.29%. chiếm 65.35% tổng số dân cƣ. Dân tộc Ê Đê có số lƣợng khoảng 327,204 ngƣời cao hơn so với năm 2009 khoảng 7.6%, chiếm 17.9% tổng số dân cƣ. Còn dân tộc Nùng có số lƣợng khoảng 75,823 ngƣời cao hơn so với năm 2009 khoảng 9.66%, chiếm 4.14% tổng số dân cƣ. Các dân tộc khác chiếm 12.61%.

Chính sách dân tộc, công tác dân tộc là một vấn đề mang tầm chiến lƣợc, cơ bản, không chỉ trƣớc mắt và rất lâu dài của đất nƣớc. Đó nhiệm vụ chính trị trọng tâm thƣờng xuyên của Đảng và Nhà nƣớc. Với 130 chính sách, thể hiện qua 177 văn bản liên quan, chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín địa bàn dân tộc và miền núi. Không chỉ từng bƣớc thay đổi về quan điểm, tƣ duy xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc còn ƣu tiên nguồn lực kết hợp với các nguồn vốn tài trợ để tập trung hỗ trợ, đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi.

Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội; tăng cƣờng công tác chỉ đạo và tập trung triển khai kiên quyết, đồng bộ các chƣơng trình kinh tế - xã hội, ƣu tiên thực hiện tại các xã khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dƣỡng học sinh dân tộc tại các trƣờng nội trú, trƣờng dạy nghề. Đồng thời, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bằng nhiều hình thức thích hợp để có đƣợc những điều kiện sống thiết yếu, nâng cao dần mức sống cho đồng bào dân tộc.

b. Dân số

Cơ cấu dân số theo giới tính và dân số phân bổ theo thành thị - nông thôn giai đoạn từ 2009 – 2013 nhƣ sau:

Biểu 2.8: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

ĐVT: Người

Năm Tổng số

Phân theo gới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2004 1,635,553 824,957 810,596 363,326 1,272,227 2005 1,658,510 849,156 809,354 367,188 1,291,322 2006 1,677,849 852,674 825,175 371,841 1,306,008 2007 1,696,606 855,753 840,853 376,616 1,319,990 2008 1,715,112 866,017 849,095 378,459 1,336,653 2009 1,733,113 876,046 857,067 423,038 1,310,075 2010 1,754,390 885,569 868,821 421,335 1,333,055 2011 1,771,890 894,260 877,630 426,016 1,345,874 2012 1,797,332 906,955 890,377 432,618 1,364,714 2013 1,827,786 922,175 905,611 440,443 1,387,343 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Dân số trung bình năm 2013 của tỉnh Đắk Lắk khoảng 1,827,786 ngƣời. Trong đó nam có 922,175 ngƣời chiếm 50.45% dân số, và nữ có 905,611 ngƣời chiếm 49.55% dân số. Số lƣợng nam cao hơn số lƣợng nữ khoảng, có thể do công tác dân số chƣa thực hiện hết chức năng của mình, chính sách kế hoạch hóa gia đình ở các vùng sâu vùng xa chƣa đem lại hiệu quả cao, tƣ tƣởng phong kiến còn tồn tại ở một số vùng nông thôn,... khiến cho chênh lệch về giới tính khá cao.

Dân số ở tỉnh Đắk Lắk đa phần sống ở vùng nông thôn. Từ số liệu trên cho thấy 75.9% dân cƣ tập trung chủ yếu ở nông thôn, 24.1% tập trung ở thành thị. Do cuộc sống thành thị ngày càng phát triển, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng,... nên ngƣời dân muốn tìm đến những nơi không khí trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn.

Biểu 2.9: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số

ĐVT: ‰

Năm Tỷ suất sinh thô Tỷ suất chết thô Tỷ lệ tăng tự nhiên

2009 19.70 5.30 14.40 2010 19.00 5.80 13.20 2011 18.40 5.48 12.92 2012 19.30 6.10 13.20 2013 21.50 6.20 15.30 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Giai đoạn 2009 – 2013, so với các năm khác trong cùng giai đoạn từ 2009 – 2013 thì tỷ suất sinh thô năm 2013 khoảng 21.5‰, cao hơn so với các năm trong cùng giai đoạn. Tỷ suất chêt thô khoảng 6.2‰, tăng ít hơn so với năm 2012 khoảng 0.10‰,. Trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 15.3‰. Cho thấy, dân số của tỉnh Đắk Lắk đang ngày càng trẻ hóa, tạo nguồn nhân lực dồi dào cho tỉnh.

Về diện tích, dân số, mật độ dân số của thành phố, huyện và thị xã ở tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau:

Biểu 2.10: Diện tích, dân số và mật độ dân số của tỉnh Đắk Lắk năm 2013 Thành phố, Huyện, Thị xã Số phƣờng Số thị trấn Số Diện tích (km2) DSTB (Ngƣời) MĐDS (Ngƣời/km2 ) TP. Buôn Ma Thuột 13 8 377,18 344.649 913,75 Huyện Ea H'leo 1 11 1335,12 127.299 95,35 Huyện Ea Súp 1 9 1765,63 64.055 36,28

Huyện Krông Năng 1 11 614,79 122.709 199,59

Huyện Krông Búk 7 357,82 61.669 172,35

Huyện Buôn Đôn 7 1410,40 63.372 44,93

Huyện Cƣ M'Gar 2 15 824,43 170.801 207,17 Huyện Ea Kar 2 14 1037,47 149.203 143,81 Huyện M'Đrắk 1 12 1336,28 71.022 53,15 Huyện Krông Pắc 1 15 625,81 206.379 329,78 Huyện Krông Bông 1 13 1257,49 91.760 72,97 Huyện Krông Ana 1 7 356,09 85.035 238,80

Huyện Lăk 1 10 1256,04 64.130 51,06

Huyện Cƣ Kuin 8 288,30 103.176 357,88

Thị xã Buôn Hồ 7 5 282,52 102.527 362,90 Tổng số 20 12 152 13125,370 1827.786 139,26

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Cơ cấu hành chính tỉnh Đắk Lắk năm 2013 có 1 thành phố, 13 huyện và 1 thị xã; gồm có 184 đơn vị xã, phƣờng, thị trấn trong đó có 20 phƣờng, 12 thị trấn và 152 xã.

Diện tích của cả tỉnh là 13125.370 km2

và dân số trung bình cả tỉnh là 1827.786 ngƣời sinh sống. Có sự phân bố không đông đều giữa thành phố,

huyện và thị xã. Thành phố Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhât là 913.75 ngƣời/ km2. Mật độ dân số thấp nhất là bốn huyện: Huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, huyện Lăk và huyện M'Đrắk, khoảng từ 36.28 ngƣời/km2 đến 53.15 ngƣời/km2

.

c. Lao động

Dân số trung bình cả tỉnh Đắk Lắk là 1827.786 ngƣời. Đây là nguồn lao động khá là dồi dào. Tuy nhiên, chúng ta chỉ xét lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên.

Biểu 2.11: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính qua các năm ĐVT: Người Giới tính 2009 2010 2011 2012 2013 Nam 531,009 505,670 515,017 535,286 556,656 Nữ 422,772 456,970 487,778 497,835 520,914 Tổng số 953,781 962,640 1,002,795 1,033,121 1,077,570 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2013, lao động nam từ 15 tuổi trở lên có khoảng 556,656 ngƣời, chiếm 51,7% tổng số lao động của tỉnh, còn lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có khoảng 497,835 ngƣời chiếm 48.3%.

Hiện nay tỉnh Đắk Lắk sử dụng lao động nam nhiều hơn lao động nữ: tỷ lệ thất nghiệp ở lao động nam giảm từ 2% năm 2009 xuống còn 1.72% năm 2013, trong khi lao động nữ lại tăng từ 3% năm 2009 lên 4.5% năm 2013.

Biểu 2.12: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn qua các năm

ĐVT: Người Khu vực 2009 2010 2011 2012 2013 Thành thị 206,171 208,196 224,686 242,432 252,189 Nông thôn 747,610 754,444 778,109 790,689 825,381 Tổng số 953,781 962,640 1,002,795 1,033,121 1,077,570 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2013, lao động từ 15 tuổi trở lên ở thành thị có khoảng 252,189 ngƣời, chiếm 23.4% tổng số lao động của tỉnh, còn lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn có khoảng 825,381 ngƣời chiếm 76.6%.

Số lƣợng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng bình quân mỗi năm khoảng trên 30 nghìn ngƣời, tốc độ tăng bình quân khoảng 3.1%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tăng từ 3.3% năm 2009 lên 3.66% năm 2013, ở khu vực nông thôn tăng từ 2.2% năm 2009 lên 2.82% năm 2013. Nhƣ vậy vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp cho ngƣời lao động vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có một trƣờng Đại học công lập, là Đại học Tây Nguyên và một số trƣờng Đại học dân lập với hệ thống đào tạo đa lĩnh vực nhƣ kinh tế, quản lý đất đai, lâm sinh, y tế, bác sĩ đa khoa, điều dƣỡng, y sĩ… và hệ thống các trƣờng đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nhằm phục vụ nhu cầu nhân lực cho cả vùng Tây Nguyên cũng nhƣ cả nƣớc.

d. Tập quán, truyền thống

Hiện nay, Đắk Lắk gồm có 47 đồng bào dân tộc anh em nhƣ: Kinh, Êđê, Giarai, M’nông, Thái, Tày, Nùng, Dao…. Mỗi dân tộc đều có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên.

Các đồng bào dân tộc thiểu số hầu nhƣ theo chế độ mẫu hệ, tức là ngƣời phụ nữ làm chủ trong gia đình, tiêu biểu là dân tộc Ê đê,... các dân tộc thiểu số đều lƣu giữ nhiều phong tục, tập quán lâu đời nhƣ: hội đua voi, lễ ăn cơm mới, lễ bỏ mả, lễ cúng voi, cƣới voi, lễ hội Mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ cúng bến nƣớc…

Hiểu rõ từng nét văn hóa, truyền thống, tập quán của mỗi dân tộc thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để gần gũi với nhân dân, công tác tuyên truyền cũng

nhƣ công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân cũng đƣợc tiến hành thuận lợi.

Tóm lại, những vấn đề dân số cũng đặt ra cho ngành y tế những thách thức không nhỏ về cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc – khám chữa bệnh cho ngƣời dân, và thách thức lớn nhất là phát triển nguồn nhân lực y tế là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)