MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 103 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực của ngành y tế

a. Cơ cấu nhân lực đảm bảo tỷ lệ theo ngành đào tạo

Đào tạo liên thông trình độ đại học y, dƣợc từ cao đẳng, trung cấp (hệ tập trung 4 năm, vừa học vừa làm). Đồng thời, đối với các nhân lực đƣợc đào tạo theo chế độ cử tuyển, cần thực hiện Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển” giai đoạn 2007-2018.

Biểu 3.1: Nhu cầu tuyển dụng từ 2013 – 2015 và 2020 Stt Loại nhân lực Năm

2013 2014 2015 2020 1 Chỉ tiêu 1: - Nhân lực y tế/10.000 dân 33 36 39 50 - Số nhân lực cụ thể 6108 6670 7200 10000 2 Chỉ tiêu 2: - Bác sỹ/10.000 dân 8.2 8.4 9.3 10 - Số bác sỹ cụ thể 1510 1560 1740 2000 3 Chỉ tiêu 3: - Dƣợc sỹ/10.000 dân 2.3 2.4 2.5 3.7 - Số dƣợc sỹ cụ thể 428 448 478 700

(Nguồn: Đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 và 2020 của tỉnh Đắk Lắk)

Ƣớc tính nhu cầu nhân lực ngành y tế đến năm 2020 là 10000 ngƣời, trong đó số tuyển thêm so với năm 2013 là 3892 ngƣời. Bình quân mỗi năm sẽ cần tuyển dụng số nhân lực y tế mới khoảng 556 ngƣời.

Ƣớc tính nhu cầu bác sỹ ngành y tế năm 2020 năm 2020 là 2000 ngƣời, trong đó tuyển thêm so với năm 2013 là 490 ngƣời (Chƣa kể số bác sỹ bỏ việc, chuyển công tác ra khỏi tỉnh và nghĩ hƣu). Bình quân mỗi năm sẽ cần tuyển dụng số bác sỹ mới là 70 ngƣời.

Ƣớc tính nhu cầu dƣợc sỹ Ngành y tế đến năm 2015 là 700 ngƣời, trong đó số tuyển thêm so với năm 2010 là 272 ngƣời (Chƣa kể số dƣợc sỹ bỏ việc, chuyển công tác ra khỏi tỉnh và nghĩ hƣu). Bình quân mỗi năm sẽ cần tuyển dụng số dƣợc sỹ mới là 39 ngƣời.

Cần phải bổ sung số lƣợng nhân viên điều dƣỡng, hộ sinh, dƣợc sĩ đại học cho các cơ sở khám và chữa bệnh nhằm đảm bảo tỷ lệ phù hợp theo yêu cầu của Bộ Y tế, và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk chƣa thể đào tạo mới dƣợc sĩ, bình quân mỗi năm chỉ tuyển đƣợc từ 1-3 dƣợc sỹ, Số dƣợc sỹ tuyển đƣợc tập trung chủ yếu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Hầu hết các đơn vị khác là không tuyển dụng đƣợc.

Do đó, ngoài việc thu hút nguồn nhân lực của các ngành khác, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng cần có các chính sách mạnh hơn để thu hút các đối tƣợng là dƣợc sĩ đại học nhắm đảm bảo số lƣợng cán bộ y tế.

Ngoài ra, Ngành y tế của tỉnh Đắk Lắk chƣa có tiến sĩ, do đó cần phải có chính sách, cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo, nghiên cứu sinh nhằm tăng chất lƣợng cho cán bộ y tế và tăng khả năng khám chữa bệnh ở địa phƣơng.

Mỗi năm tỉnh Đắk Lắk phân đấu có ít nhất là 50 bác sĩ đƣợc đào tạo theo địa chỉ, trong đó có xét đến các yếu tố ƣu tiên đối với những chuyên ngành đã không tuyển đƣợc bác sỹ nhiều năm (Giải phẫu bệnh, sinh hoá, xét nghiệm, tâm thần, lao, phong, pháp y, giám định y khoa, an toàn vệ sinh thực phẩm, hệ y tế dự phòng).

Tổ chức các lớp học liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học nhằm nâng cao chất lƣợng điều dƣỡng, dƣợc sĩ và các cán bộ y tế khác.

b. Cơ cấu nguồn nhân lực bảo đảm phân bố theo tuyến

Thực hiện theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 06/2008/TT-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dƣợc nhằm tăng cƣờng cán bộ cho các tuyến, nhất là tuyến huyện và tuyến xã.

Tăng cƣờng nhân lực ở tuyến xã, phƣờng, thôn, buôn. Cần phải có quy định luân chuyển, bắt buộc bác sĩ thực hiện quy định luân chuyển nhằm tăng cƣờng nhân lực ở các tuyến huyện, xã khó khăn, hạn chế các cán bộ có trình độ tập trung ở các tuyến có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện cho các nhân lực có trình độ yếu hơn có cơ hội đƣợc nâng cao tay nghề. Nhìn chung, việc luân chuyển nguồn nhân lực y tế ở tỉnh Đắk Lắk còn rất hạn hẹp và yếu kém.

Đào tạo nâng cao y sĩ hoặc liên thông đại học để bổ sung cho trạm y tế xã phƣờng, thôn, buôn. Ở các trạm y tế, với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu thì chỉ cần một y sĩ đƣợc đào tạo 3 năm và đƣợc trang bị kiến thức cơ bản về y khoa, về bênh học và điều trị là đủ khả năng đảm nhận vai trò khám chữa bệnh thông thƣờng.

Tăng cƣờng y tế dự phòng và y tế công đồng tại các huyện. Xử lý các ổ bệnh phát sinh trên địa bàn, tăng cƣờng tuyên truyền về sức khỏe cho ngƣời dân. Việc bố trí cán bộ đƣợc đào tạo cử nhân y tế cộng đồng, có kiến thức và kỹ năng chuyên về dịch tể học và quản lý các chƣơng trình y tế, triển khai các chính sách y tế tại tuyến huyện nhằm tham mƣa cho Ủy ban nhân dân các địa phƣơng.

Bổ sung bác sĩ chuyên khoa, nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chuyên sâu cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu về khám chữa các căn bệnh khó nhƣ ƣng thƣ, truyền nhiễm, tim mạch, thần kinh,… đòi hỏi nguồn nhân lực, máy móc trang thiết bị cao cấp.

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động

Triển khai công tác đào tạo nâng cao, đào tạo lại và đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế theo Thông tƣ 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 của Bộ trƣởng Bộ Y tế, để tăng cƣờng và bổ sung nguồn nhân lực có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa II, chuyên khoa I, đại học để bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu tại đơn vị.

Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế, đồng thời huấn luyện cách sử dụng thành thạo các phƣơng tiện khoa học kỹ thuật y học tiên tiến.

Đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải liên tục và thƣờng xuyên cho nguồn nhân lực y tế, nhất là bác sĩ, dƣợc sĩ. Vai trò của các hình thức đào tạo nhƣ sau:

▪ Đào tạo liên thông nhằm tăng cƣờng đội ngũ bác sĩ đa khoa, điều dƣỡng đại học, dƣợc sĩ đại học. Hình thức đào tạo liên thông này cần phải theo hình thức vừa học vừa làm đối với đội ngũ y, bác sĩ, điều dƣỡng và dƣợc sĩ các cấp, vừa giữ chân đƣợc nhân viên tại các tuyến vừa nâng cao năng lực, trình độ của họ.

▪ Đào tạo theo hình thức cự tuyển: áp dụng cho các đối tƣợng học sinh ở các huyện miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Sau khi học xong thì sẽ đƣợc bố trí về công tác và làm việc tại địa phƣơng đó.

▪ Đào tạo theo hình thức địa chỉ sử dụng: nhằm đáp ứng nhu cầu tại cơ sở y tế khó khăn về nguồn nhân lực.

▪ Đào tạo sau đại học nhằm tăng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng khả năng quản lý của cán bộ, nhân viên y tế.

Việc thực hiện đa đạng hoá các loại hình đào tạo: chính qui, tại chức, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu, bồi dƣỡng, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao,... nhằm bổ sung nguồn nhân lực cho địa

phƣơng nhƣ sau:

- Tại tuyến tỉnh: Tăng cƣờng công tác đào tạo sau đại học, đào tạo các chuyên khoa sâu và đào tạo các bộ kỹ thuật sử dụng thiết bị hiện đại. Đảm bảo tiêu chí:

▪ Ban Giám đốc và 50% trở lên trƣởng, phó khoa phòng có trình độ trên đại học.

▪ 20% trở lên bác sỹ, dƣợc sỹ các khoa, phòng có trình độ sau đại học.

▪ Hàng năm có 10% cán bộ đƣợc bồi dƣỡng chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc, quản lý bệnh viện.

- Riêng đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền: ▪ Ban Giám đốc và 100% trƣởng, phó khoa phòng có trình độ trên đại học, trong đó có ít nhất 20% trở lên có trình độ tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

▪ 50% bác sỹ, dƣợc sỹ các khoa phòng có trình độ sau đại học. ▪ 20% trở lên điều dƣỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ cao đẳng, đại học, còn lại là trung học.

▪ Hàng năm có 10% cán bộ đƣợc bồi dƣỡng chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc, quản lý bệnh viện.

- Hệ phòng bệnh: Tăng cƣờng các bác sỹ có trình độ trên đại học về y tế cộng đồng, bác sỹ chuyên khoa về y tế dự phòng, kỹ thuật viên xét nghiệm; Đảm bảo tiêu chí:

▪ 60% trở lên Ban Giám đốc và 50% trở lên trƣởng, phó khoa phòng có trình độ trên đại học, còn lại là đại học.

▪ 20%-30% trở lên bác sỹ, dƣợc sỹ các khoa, phòng có trình độ sau đại học.

- Tuyến huyện: Tăng cƣờng đủ bác sỹ cho các tuyến chuyên khoa: Ngoại sản, Hồi sức cấp cứu, Nội nhi, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Cử nhân điều dƣỡng, Nữ hộ sinh trung học, kỹ thuật viên xét nghiệm. Đảm bảo tiêu chí:

▪ Ban Giám đốc và 50% trở lên trƣởng, phó khoa phòng có trình độ trên đại học, còn lại là đại học.

▪ 20%-30% trở lên bác sỹ, dƣợc sỹ các khoa, phòng có trình độ sau đại học.

▪ 10% -15% trở lên điều dƣỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ cao đẳng, đại học, còn lại là trung học.

▪ Hàng năm có 10% cán bộ đƣợc bồi dƣỡng chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc, quản lý bệnh viện.

- Tuyến xã: 100% số xã có bác sỹ, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh, hoặc y sỹ sản nhi, 100% trạm y tế có dƣợc tá, 100% trƣởng trạm y tế có trình độ đại học trở lên và đƣợc đào tạo về công tác quản lý.

- Thôn, buôn: 100% thôn buôn có cán bộ y tế, cán bộ y tế thôn, buôn đƣợc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Thực hiện tốt các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ cho các cán bộ trẻ mới ra trƣờng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên có thể vừa học vừa làm. Ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ học bổng, chi phí đào tạo và có điều kiện ràng buộc:

▪ Hỗ trợ tiền học phí: hỗ trợ 100% học phí theo biên lai thu học phí. ▪ Hỗ trợ các chi phí học tập khác nhƣ chi phí cho tài liệu, phƣơng tiện học tập, nghiên cứu,…

▪ Hỗ trợ chi phí sinh hoạt: nhƣ chịu 10 – 15% tiền ăn, ở trong quá trình học tập.

phải bố trí ngƣời khác đảm nhận vị trí công việc hiện tại của ngƣời đƣợc cử đi đào tạo. Ngƣời đƣợc cử đi đào tạo cần phải cam kết hoàn thành tốt chƣơng trình học và trở về công tác tại đơn vị sau khi kết thúc khóa đào tạo.

Ngoài ra, tăng cƣờng liên kết hợp tác với các nƣớc phát triển nhằm đào tạo các nguồn nhân lực trình độ cao. Căn cứ chỉ tiêu học bổng Chính phủ Liên bang Nga cấp cho Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Dự kiến sẽ có 300 học bổng đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên khoa y cấp I, thực tập chuyên khoa y cấp II và thực tập sinh chuyên ngành tại Liên bang Nga. Đây là cơ hội tốt để cho các cán bộ y tế có thể tiếp thu kiến thức và nâng cao khả năng hiểu biết, trình độ chuyên môn – nghiệp vụ tại Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)