Nâng cao động lực thúc đẩy đối với nhân viên y tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 111 - 116)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy đối với nhân viên y tế

a. Chính sách tiền lương

Thống nhất về nhận thức, coi chi tiền lƣơng cho cán bộ chính là chi cho đầu tƣ phát triển; đảm bảo cho tiền lƣơng thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực để công tác khám chữa bệnh

có hiệu quả hơn.

Cần xây dựng và thực hiện chính sách tiền lƣơng, thu nhập hợp lý nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ y, bác sĩ.

Cần phân biệt rõ giữa nguồn nhân lực có trình độ, chất lƣợng cao với lao động thông thƣờng, từ đó có các chính sách lƣơng, phụ cấp phù hợp, tránh tình trạng mất công bằng giữa các lao động.

Xây dựng quỹ tiền lƣơng tăng thêm trên cơ sở các khoản tiết kiệm từ nguồn chi tiêu thƣờng xuyên và nguôn khám chữa bệnh của các cơ sở y tế.

Xây dựng chính sách tiền lƣơng riêng cho các khối, tuyến khó thu hút nhân lực về công tác nhƣ các tuyến xã, thôn, buôn.

Các chế độ phụ cấp, ƣu đãi hiện hành cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thức tế:

- Chế độ phụ cấp, ƣu đãi theo nghề:

▪ Mở rộng đối tƣợng để tất cả các cán bộ y tế trong ngành đều đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp, ƣu đãi theo nghề.

▪ Nâng định mức ƣu đãi cho các lĩnh vực đặc thù nhƣ pháp y, giải phẫu, tâm thần, lao, truyền nhiễm, X-Quang, xét nghiệ, y tế dự phòng… mức tối thiểu là 30% và mức tối đa là 70%.

▪ Bổ sung chi trả phụ cấp ƣu đãi theo nghề trong thời gian đi học nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ của cán bộ y tế đƣợc cử đi học.

- Chế độ phụ cấp trực:

▪ Điều chỉnh định xuất trực cho phù hợp với từng chuyên khoa, theo hạng bệnh viện và số giƣờng bệnh thực kê

▪ Thay cách tính chi trả bằng tiền theo giá trị tuyệt đối nhƣ hiện nay bằng cách tính theo mức lƣơng và phụ cấp hiện hƣởng, định mức bằng một ngày lƣơng và phụ cấp.

bố trí cán bộ y tế nghỉ bù sau phiên trực thì đƣợc trả 100% lƣơng và phụ cấp trên ngày hiện hƣởng và không tính ngày nghỉ bù.

- Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật: nâng định mức tăng gấp đôi theo dự thảo và rà soát lại danh mục phẫu thuật, thủ thuật cần đƣợc phụ cấp cũng nhƣ phân hạng sao cho phù hợp nhất.

- Chế độ phụ cấp phòng chống dịch:

▪ Nâng định mức phụ cấp dịch lên bằng 0.3 lƣơng tối thiểu/ ngày. ▪ Quy định giờ làm việc/ ngày khi tham gia dập dịch và thƣờng trực chống dịch bằng 8h/ngày.

▪ Các bệnh dịch nguy hiểm đều đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp nhƣ nhau.

▪ Phân định rõ ổ dịch, vùng dịch và có định mức phụ cấp phù hợp. Định mức phụ cấp nơi có ổ dịch cao hơn phụ cấp nơi vùng dịch, khoảng gấp 2 lần so với vùng dịch.

- Chế độ phụ cấp lƣu động: nâng phụ cấp lƣu động lên hệ số 1.5 lƣơng cơ bản. Ngoài ra, chi trả thêm công tác phí và lƣu trú theo chế độ hiện hành.

b. Làm tốt công tác khen thưởng, đề bạt cán bộ ngành y tế

Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dƣơng, tôn vinh, khen thƣởng kịp thời. Việc phát hiện, bồi dƣỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phƣơng pháp tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua, đảm bảo thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dƣỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

viên để có cơ sở khen thƣởng, động viên kịp thời những tập thể và cá nhân điển hình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện y đức.

Xây dựng các tiêu chuẩn về chính sách đề bạt, bố trí các chức vụ lãnh đạo ở các cơ sở y tế và tổ chức thực hiện công khai, minh bạch.

Cụ thể:

- Xây dựng tiêu chí khen thƣởng rõ ràng: tiêu chí có thể gắn với công tác chuyên môn của đơn vị: khám chữa bệnh, phòng dịch. Tiêu chí có thể dựa trên số lƣợng, hiệu quả khám và chữa bệnh thực tế. Việc xét tiêu chí khen thƣởng trƣớc hết phải gắn với công tác chuyên môn của từng ngƣời, rồi mới đến tƣ cách đạo đức, nhân phẩm, tác phong làm việc, chấp hành nội quy cơ quan, giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp.

- Xây dựng các gƣơng điển hình:

▪ Trong mọi phong trào thi đua cần xây dựng gƣơng điển hình tiên tiến, xuất sắc cả về chuyên môn lẫn đạo đức nhằm kích thích, động viên cho các cá nhân khác nổ lực tham gia.

▪ Gƣơng điển hình cần phải phổ biến ở nhiều lứa tuổi và các bộ phận trong cơ quan để công tác thi đua đƣợc nhân rộng, ngƣời đƣợc chọn phải đại diện cho sự mẫu mực, tiến bộ…

▪ Trọng dụng, tôn vinh những cán bộ y, bác sĩ có nhiều cống hiến trong ngành. Đây là vừa tấm gƣơng về chuyên môn vừa là tấm gƣơng về đạo đức để mọi ngƣời noi theo học tập.

- Tổng kết hàng tháng, hàng quý, hàng năm:

▪ Việc tổng kết hàng tháng, hàng năm nhằm kịp thời động viên và khen thƣởng những cá nhân, tập thể có những thành tích xuất sắc trong quá trình công tác. Từ đó tạo động lực, không khí thi đua cho từng cá nhân và tập thể. Hình thức và nội dung khen thƣởng phải tƣơng xứng với thành tích đạt đƣợc.

▪ Khiển trách, xử lý những trƣờng hợp không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc có sai phạm trong công tác. Việc xử phạt phải có tác dụng răn đe, điều chỉnh những hành vi sai phạm trong công tác.

- Tổ chức các hội thi: nhằm nâng cao tay nghề, trình độ của đội ngũ y, bác sĩ, đồng thời có tác dụng tăng cƣờng sự giao lƣu, học hỏi, thắt chặt tính đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các bộ phận.

- Thăng tiến hợp lý: là giải pháp quan trọng để các cán bộ nhận thấy những đóng góp của họ đều đƣợc cơ quan, đơn vị ghi nhận, đánh giá cao, tạo động lực để làm việc hiệu quả hơn, tạo không khí thi đua trong toàn đơn vị.

c. Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

Bố trí làm việc, trực ca hợp lý, tránh tình trạng quá tải trong công việc, giúp các cán bộ y tế có cảm giác thoải mái trong khi làm việc:

▪ Giao việc cụ thể cho từng khoa, bộ phận để chủ động trong việc bố trí cán bộ làm việc.

▪ Bố trí, luân chuyển cán bộ trong các bộ phận để trực ca hợp lý, nhằm tránh tình trạng bộ phận thì ít ngƣời, bộ phận kia thì nhiều ngƣời. Và tăng cƣờng, bố trí phù hợp các y, bác sĩ trực ca vào các ngày lễ, các giờ cao điểm, các đợt mƣa bão lớn trong năm vì đây là ngày thƣờng xảy ra nhiều tai nạn, nguy hiểm.

▪ Phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của từng nhân viên và tính chất của công việc. Phân công phù hợp cả nguời lẫn việc sẽ giúp hiệu quả công việc đƣợc nâng cao nhiều hơn.

Cải tiến môi trƣờng lao động của cơ sở y tế, bệnh viện:

▪ Cải thiện môi trƣờng tự nhiên: các cơ sở y tế, bệnh viện là những nơi chứa nhiều mầm bệnh, rác thải y tế,… do đó, cần cải thiện môi trƣờng làm việc bằng cách trồng nhiều cây xanh, xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế hiện đại.

để ngƣời lao động cảm thấy thoải mái, phấn khích trong môi trƣờng và điều kiện làm việc tốt.

▪ Xây dựng bầu không khí gần gũi, ấm cúng trong cơ quan, đơn vị nhằm tạo không gian thoải mái, an tâm, yên lành cho đội ngũ y, bác sĩ nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa mọi ngƣời.

▪ Xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa lãnh đạo và nhân viên

▪ Tăng cƣờng các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch…nhằm tăng mối liên kết, gắn bó giữa mọi ngƣời, giữa các bộ phận trong cơ quan với nhau

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)