Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 45 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

a. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk

Kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tăng trƣởng và phát triển. Tuy gặp nhiều khó khăn, thử thách nhƣng tỉnh vẫn đang phấn đấu hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra:

Biểu 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành 2009 2010 2011 2012 2013

Nông Lâm – Ngƣ nghiệp 11.428 13.906 21.616 22.352 22.884 Công nghiệp – Xây dựng 3.269 4.361 5.966 7.858 8.397 Dịch vụ 7.598 9.417 12.226 15.948 20.724

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

tăng nhanh chóng từ 22.295 tỷ đồng lên đến 39.808 tỷ đồng, nhƣng đến năm 2012 và năm 2013 tùy giá trị có tăng năm 2012 là 46.158 tỷ đồng, năm 2013 là 52.005 tỷ đồng nhƣng mà tốc độ tăng chậm.

Công nghiệp – xây dựng thì chƣa thể hiện đƣợc thế mạnh của mình, yếu hơn so với dịch vụ và nông lâm ngƣ nghiệp. Trong giai đoạn 2009 – 2013, năm 2013 công nghiệp – xây dựng đạt 8.397 tỷ đồng, tăng so với các năm khác nhƣng tốc độ tăng chậm

Dịch vụ phát triển khá đồng đều. năm 2013 dịch vụ thu đƣợc 20.724 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 khoảng 13.126 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng khoảng 11.307 tỷ đồng, so với năm 2011 tăng khoảng 8.498 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 khoảng 4.776 tỷ đồng. Lợi nhuận thu đƣợc từ ngành dịch vụ cũng cao hơn so với các ngành công nghiệp – xây dựng.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk vẫn chủ yếu là nông lâm – ngƣ nghiệp, còn công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Trong đó, dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, phát triển nhất là các dịch vụ y tế: nhiều phòng khám tƣ nhân, nhiều nhà thuốc tƣ nhân, các phòng xét nghiệm… đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của ngƣời dân.

Biểu 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo khu vực kinh tế qua các năm

ĐVT:%

Ngành 2009 2010 2011 2012 2013

Nông Lâm – Ngƣ nghiệp 51.25 50.21 54.30 48.42 44.00 Công nghiệp – Xây dựng 14.66 15.75 14.99 17.02 16.15 Dịch vụ 34.08 34.00 30.71 34.55 39.85

Tổng số 100 100 100 100 100

Ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk trong năm 2013 có chuyển biến mạnh mẽ: Nông lâm ngƣ nghiệp chiếm 44%; công nghiệp – xây dựng chiếm 16.15; dịch vụ chiếm 39.85%. Qua các năm từ năm 2009 đến năm 2013, nông lâm ngƣ nghiệp có tốc độ tăng trƣởng bình quân là 20.7%; Công nghiệp – xây dựng với tốc độ tăng trƣởng bình quân cao khoảng 27.2%; Dịch vụ có xu hƣớng ngày càng phát triển, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 28.54%.

Từ đó cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch dần từ nông lâm ngƣ nghiệp - công nghiệp - xây dựng - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - xây dựng - nông lâm nghiệp vào thời kỳ sau.

Nông lâm ngƣ nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đời sống dân cƣ ở tỉnh Đắk Lắk vẫn phụ thuộc chủ yếu vào ngành nông lâm ngƣ nghiệp. Với đất đai màu mở, tỉnh Đắk Lắk phát triển nhiều cây trồng, sản lƣợng phong phú. Các cây trồng mang lại hiểu quả kinh tế cao nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều và đậu đỗ các loại. Tuy nhiên, giá bán nông sản lại không ổn định, thời tiết hay thất thƣờng, nhiều năm liên tục xảy ra hạn hán, dịch bệnh kéo dài trên diện rộng, do đó năng suất thu đƣợc thấp.

Biểu 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Đắk Lắk qua các năm ĐVT: Triệu USD Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Xuất khẩu 606.527 682.957 769.549 751.133 607.264 Nhập khẩu 16.691 19.809 15.301 20.155 16.778 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk) 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 2009 2010 2011 2012 2013 606.527 682.957 769.549 751.133 607.264 16.691 19.809 15.301 20.155 16.778 Xuất khẩu Nhập khẩu

Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Giá trị xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là 607.264 triệu USD, trong khi giá trị nhập khẩu là 16.778 triệu USD. Các cây công nghiệp dài ngày nhƣ là cà phê, cao su, tiêu, điều… là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk.

▪ Cà phê với diện tích trồng là 203.561 ha, với sản lƣợng thu đƣợc 462.433 tấn, tốc độ tăng bình quân giai đoạn từ 2009 – 2013 khoảng 5,96%. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của Đắk Lắk. Năm 2013, Đắk Lắk đã xuất khẩu thành công 220.260 tấn cà phê ra thị trƣờng thế giới.

thu đƣợc 31.365 tấn, với tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2009 – 2013 là 2.9%.

▪ Tiêu với diện tích trồng khoảng 11.082 ha, sản lƣợng thu hoạch là 19.408 tấn.

▪ Điều với diện tích trồng là 23.435 ha, sản lƣợng thu hoạch là 24.529 tấn.

Ngoài ra Đắk Lắk còn có nhiều sản phẩm nông nghiệp khác và các loại cây ăn quả nhƣ: sầu riêng, chôm chôm, dứa, chuối, mít, bơ, ca cao... rất phù hợp cho công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ hộp…

Tổng vốn đầu tƣ năm 2013 theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là khoảng 12.639.438 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013 thì tốc độ tăng trƣởng vốn đầu tƣ bình quân khoảng 11.19%. Do tình hình chính trị bất thƣờng, do đó khả năng thu hút vốn đâu tƣ khá khó khăn, nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu từ trung ƣơng và địa phƣơng, còn của nƣớc ngoài thì khá hạn chế, năm 2013 vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khoảng 496.767 triệu đồng.

Ngành dịch vụ đang trên đà phát triển, nhất là du lịch.

. Thành phố Buôn Ma Thuột sẽ trở thành trung tâm, đầu mối thƣơng mại lớn nhất của tỉnh ĐắkLắk theo định hƣớng là Trung tâm vùng Tây nguyên, vì vậy quá trình phát triển hƣớng vào đa dạng các loại hình thƣơng mại, dịch vụ; nhanh chóng nâng cao năng lực về cơ sở hạ tầng, chủng loại và chất lƣợng các loại hàng hoá và dịch vụ, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Do khủng hoảng về kinh tế, tình trạng nợ lƣơng kéo dài, đầu ra lại bị thu hẹp, vốn không đủ để kinh doanh, sản xuất, tồn kho dƣ thừa,… khiến cho

hàng loạt các doanh nghiệp lớn nhỏ tuyên bố phá sản. Gây tổn thấy đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk

Tình hình chính trị diễn biến bất thƣờng, xảy ra bạo động, bạo loạn của một số phần tử trong cộng đồng đồng bào dân tộc tại chỗ cũng làm ảnh hƣởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế, và ảnh hƣởng sâu sắc đến sự đoàn kết của các dân tộc anh em khiến cho việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và của ngành y tế nói riêng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các nguồn nhân lực là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số.

b. Tốc độ tăng trưởng

Giai đoạn từ năm 2009 – 2013, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có sự tăng trƣởng, nhƣng khá chậm:

Biểu 2.5: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk qua các năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

GDP (giá hiện hành - tỷ đồng) 22.295 27.684 39.808 46.158 52.005 % Tăng trƣởng GDP 24.17 43.79 15.95 12.67

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Năm 2013, tổng sản phẩm nội địa GDP là 52.005 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng khoảng 13.126 tỷ đồng, năm 2010 tăng khoảng 11.307 tỷ đồng, năm 2011 tăng khoảng 8.498 tỷ đồng, và năm 2012 tăng khoảng 4.776 tỷ đồng.

Tuy rằng, GDP có tăng nhƣng khi quan sát tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn này cho thấy năm 2011 có tốc độ tăng trƣởng cao nhất là 43.79%, tiếp đến là năm 2010 với 24.17%, năm 2012 là 15.95%, năm 2013 là thấp nhất khoảng 12.67%.

c. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk

Cơ sở vật chất – kỹ thuật có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ đối với sự phát triển nguồn nhân lực y tế.

Hiện nay, cơ sở vật chất – kỹ thuật của các cơ sở y tế bị xuống cấp, máy móc, trang thiết bị thì còn thiếu, y tế cơ sở bao gồm trạm y tế xã và bệnh viện tuyến huyện chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức nên chất lƣợng chƣa cao; một số bản làng, buôn làng ở vùng sâu vùng xa chƣa có cơ sở y tế, gây khó khăn cho nhân viên y tế và ngƣời dân. Để có thể phát triển cơ sở vật chất – kĩ thuật thì cần phải có nguồn vốn đầu tƣ vào đó:

Biểu 2.6: Đầu tƣ cơ sở vật chất – kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk qua các năm

ĐVT: Triệu đồng Vốn đầu tƣ 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn đầu tƣ XDCB 7.185.366 6.795.468 7.961.714 8.683.125 10.068.416 Vốn đầu tƣ mua sắm TSCĐ không qua XDCB 528.741 788.191 860.388 914.651 11.80.266 Vốn đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp TSCĐ 89.255 109.513 107.636 112.045 118.357 Vốn đầu tƣ bổ sung vốn lƣu động 387.113 931.383 1.016.100 1.075.271 819.714 Vốn đầu tƣ khác 85.373 401.422 419.551 460.754 452.685 Tổng số 8.275.848 9.025.977 10.365.389 11.245.846 12.639.438 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là nguồn vốn quan trọng nhất, do đó thƣờng có giá trị đầu tƣ rất lớn. Năm 2013, vốn đầu tƣ vào xây dựng cơ bản khoảng 10.068.416 triệu đồng, tăng so với năm 2012 khoảng 1.385.291 triệu đồng, tăng so với năm 2011 khoảng 2.106.702 triệu đồng, tăng so với năm 2010 khoảng 3.272.948 triệu đồng, tăng so với năm 2009 khoảng 2.883.050 triệu đồng.

Về vốn đầu tƣ mua sắm tài sản cố định thông qua xây dựng cơ bản: năm 2013 có khoảng 11.80.266 triệu đồng, tăng so với năm 2012 khoảng 265.615 triệu đồng, tăng so với năm 2011 khoảng 319.878 triệu đồng, tăng so với năm 2010 khoảng 392.075 triệu đồng, tăng so với năm 2009 khoảng 651.525 triệu đồng.

Về vốn đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định: Năm 2013 có 118.357 triệu đồng, tăng so với năm 2012 khoảng 6.312 triệu đồng, tăng so với năm 2011 khoảng 10.721 triệu đồng, tăng so với năm 2010 khoảng 8.844 triệu đồng, tăng so với năm 2009 khoảng 29.102 triệu đồng.

Vốn đầu tƣ bổ sung vốn lƣu động: Năm 2013 có 819.714 triệu đồng, giảm so với năm 2012 khoảng 255.615 triệu đồng, tăng so với năm 2011 khoảng 809.553 triệu đồng, giảm so với năm 2010 khoảng 111.669 triệu đồng, tăng so với năm 2009 khoảng 432.601 triệu đồng.

Vốn đầu tƣ khác: năm 2013 có 452.685 triệu đồng, giảm so với năm 2012 khoảng 8.069 triệu đồng, tăng so với năm 2011 khoảng 33.134 triệu đồng, tăng so với năm 2010 khoảng 51.263 triệu đồng, tăng so với năm 2009 khoảng 367.312 triệu đồng.

Nhìn chung, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn đầu tƣ mua sắm tài sản cố định qua xây dựng cơ bản, và vốn đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định tuy có tăng nhƣng mức tăng còn chƣa cao, cũng đủ đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của tỉnh Đắk Lắk. Còn vốn đầu tƣ bổ sung vốn lƣu động và vốn đầu tƣ khác có giảm xuống cho thấy tỉnh chƣa phân phối hợp lý các nguồn vốn này.

d. Các chích sách về kinh tế

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả nƣớc. Do đó, Đắk Lắk luôn đƣợc ƣu ái về các chính sách. Một số chính sách tiêu biểu sau:

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009.

- Chủ trƣơng hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và ổn định sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nƣớc đƣợc thể hiện trong Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 21/1/2003.

- Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

- Căn cứ Nghị quyết 13/NQ-CP, ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng.

- Kế hoạch số 5767/KH-UBND ngày 03/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)