6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý của tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đƣờng biên giới dài 193 km, phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai.
Đắk Lắk là tỉnh có đƣờng biên giới dài 73 km giáp với nƣớc Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nƣớc rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai).
b. Địa hình
Địa hình của tỉnh Đắk Lắk rất là đa dạng, nằm ở vị trí phía Tây và cuối dãy Trƣờng Sơn. Độ cao trung bình 400m - 800m so với mặt nƣớc biển, núi cao chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên thƣờng tập trung ở phía Nam và phía Đông Nam của tỉnh.
Vùng đất tƣơng đối bằng phẳng, đôi chỗ hơi lƣợn sóng và bị chia cắt bởi những thung lũng, sông suối. Phía đông có những đồng cỏ trải dài, phía tây địa hình thấp dần, dòng sông Sêrêpôk chảy qua đây tạo thành những thác lớn, phía nam là miền đồng trũng có hồ Lăk rộng trên 500 ha, hai con sông Krông Ana và Krông Nô tạo thành một vùng lƣu vực rộng hàng vạn ha đất đai màu mỡ.
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tƣơng đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nƣớc kém, những khe suối nhỏ hầu nhƣ không có nƣớc trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo nhƣ hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô…
Do đặc tính địa hình của tỉnh Đắk Lắk nên ngƣời dân ở các vùng sâu vùng xa, hay các vùng có địa hình phức tạp, khó di chuyển… ít có khả năng tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của các bộ nhân viên y tế. Do đó, ảnh hƣởng trực tiếp đến đến sự phát triển nguồn nhân lực y tế.
c. Đất đai
Với diện tích đất tự nhiên 1.312,54 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan, đất xám và một số nhóm đất khác rất phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao nhƣ cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, ca cao. Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Biểu 2.1: Biến động diện tích đất của tỉnh Đắk Lắk qua các năm
ĐVT: Nghìn ha
Phân theo loại đất 2011 2012 2013
Đất nông nghiệp 1.132,11 1.137,84 1.139,05 Đất phi nông nghiệp 102,38 103,18 103,68 Đất chƣa sử dụng 78,05 71,52 69,81
Tổng số 1.312,54 1.312,54 1.312,54
Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp khoảng 1.139,05 nghìn ha, cao hơn so với năm 2012 khoảng 1,21 nghìn ha, cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng, nông nghiệp vẫn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013 có 103,68 nghìn ha, cao so với năm 2012 khoảng 0,50 nghìn ha, so với năm 2011 tăng 1,30 nghìn ha.
Trong khi, đất chƣa sử dụng năm 2013 có 69,81 nghìn ha thấp hơn so với năm 2012 khoảng 1,71 nghìn ha, và thấp hơn so với năm 2011 khoảng 8,24 nghìn ha. Cho thấy việc sử dụng đất của ngƣời dân có xu hƣớng tăng.
d. Khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh đƣợc chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà.
Khí hậu của tỉnh Đắk Lắk là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, gồm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lƣợng mƣa hàng năm, khí hậu ấm và dịu mát. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh từ đầu mùa và khô nóng cuối mùa, độ ẩm thấp, lƣợng mƣa không đáng kể, có gió mạnh từ cấp 4 đến cấp 6.
Nhiệt độ trung bình năm từ 230
đến 24oC, nơi có nhiệt độ thấp nhất 7,40C, và nơi có nhiệt độ cao nhất là EaSup khoảng 400C. Lƣợng mƣa trung bình đạt từ 1600 – 1800 mm/năm. Các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7,8,9 lƣợng mƣa chiếm 80-90% lƣợng mƣa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hƣởng của đông Trƣờng Sơn nên mùa mƣa kéo dài hơn tới tháng 11. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%. Đây là điều kiện các vi sinh vật, và mầm bệnh phát triển.
Nhìn chung, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế. Tuy nhiên đến mùa khô thiếu nƣớc trầm trọng, mùa mƣa thì gây xói mòn sạt lở, gây nguy hại đến tình trạng sức khỏe của ngƣời dân, ảnh hƣởng quá
trình khám và chữa bệnh của nhân viên y tế.