6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực
Muốn nâng cao năng lực của nguồn nhân lực, ngoài phát triển trình độ chuyên môn – nghiệp vụ của nguồn nhân lực ra, thì nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực cũng rất quan trọng.
Kỹ năng là khả năng của người lao động thực hiện thuần thục, nhuần nhuyễn một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Kỹ năng ngƣời lao động chủ yếu phụ thuộc vào lƣợng kiến thức và kinh nghiệm mà ngƣời đó tích lũy đƣợc trong cuộc sống. Khi tham gia một công việc cụ thể thì ngƣời lao động phải biết mình đang làm gì, làm việc đó nhƣ thế nào, ra sao, thời gian bao lâu… Do đó, nói đến kỹ năng, chúng ta thƣờng nói đến sự khéo léo, thuần thục, nhuần nhuyễn của ngƣời lao động trong quá trình lao động sản xuất của ngƣời lao động.
Kỹ năng đƣợc hình thành từ việc thực hiện hay luyện tập nhiều lần thông qua các phƣơng pháp khác nhau. Phát triển kỹ năng nhằm nâng cao khả năng chuyên biệt để đáp ứng yêu cầu của công việc trong hiện tại và tƣơng lai. Kỹ năng gồm có hai loại:
▪ Kỹ năng cứng là loại kỹ năng mà ngƣời lao động có đƣợc do đào tạo từ nhà trƣờng hoặc tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi
▪ Kỹ năng mềm là loại kỹ năng mà ngƣời lao động có đƣợc từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc do quá trình làm việc mà tạo ra. Đây là nhóm kỹ năng mang tính linh hoạt, cơ động, do đó kỹ năng mềm rất phong phú, đa dạng và khó nắm bắt.
Đối với kỹ năng cứng, nó tạo tiền đề còn đối với kỹ năng mềm thì nó tạo sự phát triển. Khi không coi trọng, quan tâm, tìm tòi và nghiên cứu thì không thể sở hữu đƣợc “kỹ năng sống” một cách đầy đủ. Và hậu quả là ngƣời lao động thiếu thƣờng thiếu kinh nghiệm làm việc, giao tiếp, ứng xử và tác phong làm việc khá chậm. Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, ngƣời lao động cũng cần trang bị thêm các kỹ năng hành nghề nhằm phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hƣớng chiến lƣợc của tổ chức.
Kỹ năng nghề nghiệp là những kỹ năng bạn đạt đƣợc từ quá trình làm việc và trong cuộc sống mà bạn có thể sử dụng chúng trong công việc hay nghề nghiệp mới. Đây là tiêu chi quan trọng để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực.
Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là nâng cao khả năng chuyên biệt của ngƣời lao động trên nhiều khía cạnh nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn trong công việc hiện tại, hay trang bị kỹ năng mới cho việc thay đổi công việc mới trong tƣơng lai. Do đó, các tổ chức cần phải quan tâm giải quyết tốt việc lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp, tạo điều kiện để nguồn nhân lực có cơ hội bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ,… nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng đƣợc nhu cầu tổ chức và thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Để nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực cần phải tổ chức, huấn luyện, đào tạo giúp cho ngƣời lao động thích nghi với môi trƣờng làm việc mới, sử dụng thành thạo các máy móc, trang thiết bị hiện đại. Do đó, trƣớc tiên cần phải xác định kỹ năng cho từng loại lao động, tạo điều kiện để nguồn lao động có thể rèn luyện kỹ năng và tích lũy làm kinh nghiệm của bản thân.
Đánh giá kỹ năng của nguồn nhân lực đòi hỏi phải có sự đo lƣờng, định tính, định lƣợng chính xác nhằm xác định đúng trình độ, mức độ, sự thành thạo của ngƣời lao động. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng nguồn nhân lực:
▪ Khả năng đảm nhận, hoàn thành công việc
▪ Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, khả năng ứng xử trong giao tiếp