Nhân tố thuộc về xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhân tố thuộc về xã hội

a. Dân tộc

Hiện nay, mạng lƣới y tế phát triển rộng khắp, hệ thống bệnh viện đƣợc phân bổ từ tuyến tỉnh đến tuyến xã; nhiều thôn, bản đã có cán bộ y tế. Nhƣng ở các vùng sâu vùng xa, nơi mà các dân tộc thiểu số thƣờng hay sinh sống thì chất lƣợng chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe còn rất thấp.

Hơn nữa, các trang thiết bị cho các trung tâm, trạm y tế xã còn thiếu và chƣa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu, nhất là ngƣời dân tộc tại chỗ; chất lƣợng dịch vụ y tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khám, và chữa bệnh của đồng bào dân tộc.

Ngoài ra, một số đồng bào dân tộc thích dùng thuốc dân gian để chữa bệnh hơn là thuốc tây

b. Dân số

Qui mô dân số và sự phát triển dân số cũng có ảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn nhân lực y tế. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế và chính sách an sinh xã hội mà mỗi quốc gia đƣa ra các chỉ tiêu khác nhau về số lƣợng cán bộ y tế.

Để đảm bảo quy trình chăm sóc, khám chữa bệnh của nhân viên y tế đối với bệnh nhân thì cần phải đảm bảo dân số tăng lên và số nhân viên y tế phải tăng theo tỷ lệ tƣơng ứng. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ phấn

đấu của ngành y tế là : số cán bộ y tế/10000 dân; số bác sĩ/10000 dân; số dƣợc sĩ đại học/10000 dân; tỷ lệ điều dƣỡng/ 1 bác sĩ,…

Gia tăng dân số là cơ sở hình thành và phát triển nguồn nhân lực. Nhƣng gia tăng dân số quá nhanh sẽ gây ra nhiều vấn đề nan giải, nhƣ là: sự hủy hoại môi trƣờng và sinh thái, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, khan hiếm lƣơng thực, nghèo đói, thất nghiệp, kèm theo nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn, ngƣời bệnh không có khả năng khám và chữa bệnh ở các cơ sở y tế, các khoàn đầu tƣ cho y tế hạn hẹp.…

Dân số tăng nhanh thƣờng tập trung ở các nƣớc nghèo, khả năng dinh dƣỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, suy dinh dƣỡng ở trẻ em tăng cao. Dân số tăng nhanh khiến cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, chất lƣợng thấp, vệ sinh không đảm bảo nhất là nguồn nƣớc, dinh dƣỡng kém, môi trƣờng ô nhiễm,… là điều kiện thuận lợi để cho mầm mống bệnh tật phát triển.

c. Lao động

Lực lƣợng lao động cũng ảnh hƣởng của đến phát triển nguồn nhân lực. Lực lƣợng lao động cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho ngành y tế. Tuy nhiên, khi lực lƣợng lao động tăng lên, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nhƣ: tình trạng thất nghiệp tăng, chất lƣợng sống của ngƣời lao động cũng giảm xuống, chế độ dinh dƣỡng cũng từ đó mà không đầy đủ, tai nạn xảy ra thƣờng xuyên gây thƣơng tật cho ngƣời lao động, các tệ nạn xã hội tăng nhanh từ đó khiến các bệnh truyền nhiễm cũng gia tăng nhƣ bệnh lậu, HIV, AIDS,… vì thế mà càng làm cho ngành y tế phải gặp nhiều khó khăn, vắt kiệt sức lao động của nhân viên y tế.

d. Tập quán, truyền thống

Tập quán, truyền thống có ý nghĩa rất lớn, nó tạo ra lối sống, sinh hoạt của dân cƣ. Tập quán, truyền thống thƣờng rất xa xƣa, và lạc hậu:

▪ Trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ngƣời Mông là dân tộc có nhiều hủ tục lạc hậu. Một trong số các hủ tục thƣờng để lại hậu quả lâu dài

là việc kết hôn cận huyết thống, hậu quả của hủ tục này là trẻ em sinh ra thƣờng có dấu hiệu thiểu năng trí tuệ bẩm sinh, và sức khỏe hay đau yếu.

▪ Hay một hủ tục truyền thống khá phổ biến khác là “bắt con ma bệnh: của một số đồng bào dân tộc Mông, Giáy, Tày... Hủ tục này quan niệm: ngƣời ốm là do bị ma ám nên ngƣời nhà chỉ mời thầy mo về cúng để đuổi con ma bệnh. Nhiều trƣờng hợp bệnh không thuyên giảm mà còn dẫn đến tử vong. Đối với nguồn nhân lực y tế thì văn hóa, lối sống có tác động đến việc hoạch định, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của địa phƣơng. Căn cứ vào văn hóa, lối sống mà nguồn nhân lực cần xây dựng cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp, ứng xử cho phù hợp với dân cƣ từng vùng.

Ngoài ra, cần phải phân bổ nguồn nhân lực hợp lý về các thôn, buôn, xã nhằm giao tiếp, giáo dục, tuyên truyền, vận động,... nhằm phát triển trình độ dân trí, xóa bỏ tập tục, hủ tục truyền thống lạc hậu, khiến cho ngƣời dân ý thức và quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đƣợc nâng cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày những lý luận cơ bản và cụ thể hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực, nhằm xác định các nội dung của phát triển nguồn nhân lực gồm: Cơ cấu nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực; Phát triển trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực; Nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động; Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực.

Trên cơ sở đó khái quát cơ bản nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, chƣơng 1 còn đánh giá các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực gồm: Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, nhân tố thuộc về kinh tế và các nhân tố thuộc về xã hội.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH

Y TẾ TỈNH ĐĂKLĂK TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)