6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Thực trạng về nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực y tế
quá tải nên khả năng khám chữa bệnh của các cán bộ y tế còn gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, công tác giáo dục và nâng cao y đức trong ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc triển khai một cách thƣờng xuyên và đồng bộ. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đều đã xây dựng các chƣơng trình hành động nâng cao y đức ngắn hạn và dài hạn.
2.2.5. Thực trạng về nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực y tế y tế
a. Công tác tiền lương
Thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã không ngừng quan tâm cải cách, sửa đổi bổ sung chính sách tiền lƣơng, điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu nhiều lần, góp phần cải thiện đời sống ngƣời lao động hƣởng lƣơng, thúc đẩy ngƣời lao động sáng tạo, hăng say trong công việc, nhất là đối với ngành y tế.
Tỉnh Đắk Lắk cũng đã có nhiều chính sách ƣu đãi đối với cán bộ y tế, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ y tế, giúp cán bộ y tế thêm gắn bó với nghề.
Các nhân viên y tế công tác tại các trạm y tế ở tuyến huyện, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đƣợc hƣởng thụ cấp ƣu đãi 70% mức lƣơng theo ngạch, bậc. Ngoài ra, các nhân viên y tế ở các vùng này đƣợc cử đi học bồi dƣỡng về chuyên môn - nghiệp vụ, học tập, trao đổi kinh nghiệm thì đƣợc hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập, hỗ trợ 100% tiền học phí, tiền phụ cấp đi lại, tiền thuê nhà ở,…
Đối với các bác sĩ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn:
▪ Đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, các khoản phụ cấp theo lƣơng và các quyền lợi khác ở đơn vị cử đi
▪ Đƣợc hƣởng phụ cấp ƣu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, phu cấp khu vực,… tƣơng ứng với công việc và địa bàn khu vực nơi nhân viên y tế đến làm việc.
▪ Hỗ trợ thanh toán tiền đi và theo chế độ công tác phí hiện hành. ▪ Bệnh viện, trung tâm y tế huyện thanh toán tiền phụ cấp thƣờng trực, phụ cấp phẫu thuật , thủ thuật và làm đêm, thêm giờ theo quy định cho các bác sĩ tình nguyện.
▪ Nếu bác sĩ tình nguyện có nhu cầu ở lại công tác lâu dài tại nơi đăng ký tình nguyện, thì đƣợc địa phƣơng ƣu tiên, xem xét trong tiếp nhận, đề bạt, thuyên chuyển vị trí làm việc, kết nạp Đảng, tạo điều kiện về chỗ ở…
Tuy nhiên, chế độ phụ cấp của Nhà nƣớc đối với nhân viên còn thấp, chƣa tƣơng xứng với lao động đặc thù của ngành. Các chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ ngành y tế vẫn thực hiện theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về qui định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế.
Định mức phụ cấp chậm thay đổi, lạc hậu so với mức lƣơng tối thiểu và giá cả thị trƣờng. Đặc biệt là các khoản phụ cấp trực, phẩu thuật có cách tính chi trả bằng tiền theo giá trị tuyệt đối chƣa hợp lý nên chƣa khuyến khích đƣợc tinh thần làm việc của nhân viên y tế.
Các chế độ phụ cấp hiện nay chƣa đảm bảo tính công bằng giữa lao động ngành y tế so với các ngành khác và chƣa đủ sức hấp dẫn để thu hút cán bộ y tế về công tác tại vùng sâu, vùng xa hoặc các chuyên khoa đặc thù.
Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với nhân lực y tế chƣa đủ sức thu hút đƣợc bác sĩ, dƣợc sĩ đại học theo nhu cầu; chƣa có chính sách thu hút riêng cho ngành y tế. Nguồn nhân lực ở một số chuyên ngành đòi hỏi trình độ cao thì không thể tuyển đủ đƣợc, do không có nguồn từ các cơ sở đào tạo nhƣ chuyên ngành thần kinh, phẩu thuật tim,…
Khả năng thu hút nguồn nhân lực chƣa mang lại hiệu quả cao. Tình trạng khá phổ biến không chỉ ở tỉnh Đắk Lắk mà ở các tỉnh khác, sinh viên đi học ở các thành phố lớn không muốn về quê hƣơng công tác. Các cán bộ y tế ở tỉnh không muốn về các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa công tác, các cán bộ ở các huyện thì muốn chuyển công tác lên tuyến trên khiến cho nguồn nhân lực không ổn định, phân bổ không đồng đều, chỗ thừa, chỗ thiếu… khiến công tác khám và chữa bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Một cuộc khảo sát về chê độ tiền lƣơng của cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk gồm 99 mẫu ( phụ lục 2) và đƣợc thực hiện tại thành phố Buôn Ma Thuột lấy ý kiến của cán bộ y tế về chế độ tiền lƣơng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau:
Từ hình 2.22 ta thấy tỷ lệ nam tham gia khảo sát chiếm 42.4%, trong khi tỷ lệ nữ chiếm 57.6%.
Mức lƣơng tối thiểu của cán bộ y tế nói chung nằm tầm khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu, chiếm 55.6%, tiếp đến là mức lƣơng 3 triệu chiếm 39.4% chủ yếu là các sinh viên mới ra trƣờng tham gia công tác tại bệnh viện.
Với mức lƣơng tối thiểu nhƣ hiện nay, thì đa số cán bộ y tế tham gia cuộc khảo sát đều không đủ chi tiêu cơ bản và con số này chiếm khá cao
khoảng 68.7%. Trong khi đó 27.3% cán bộ tham gia khảo sát thì mức lƣơng vừa đủ chi tiêu cơ bản.
Biểu 2.24: Tiêu chí đánh giá về chính sách tiền lƣợng, phụ cấp, tuyển dụng hiện nay của CBYT
Tiêu chí Hợp lý Khá hợp lý Tạm chấp nhận Không hợp lý Tổng số
Chế độ tiền lƣơng hiện
nay 3.0 37.4 59.6 0 100
Chế độ phụ cấp 13.1 27.3 59.6 0 100 Chính sách tuyển dụng,
đãi ngộ 9.1 24.2 66.7 0 100
Các chính sách trên đều đƣợc các cán bộ y tế chấp nhận. Chính sách tiền lƣơng hiện nay đƣợc khoảng 59.6% cán bộ đƣợc khảo sát tạm chấp nhận, 37.4 cảm thấy khá hợp lý.
Chế độ phụ cấp đƣợc khoảng 59.6% cán bộ đƣợc khảo sát tạm chấp nhận, 27.3% cảm thấy khá hợp lý và 12.1% thấy chế độ hợp lý.
chấp nhận, 24.2% thấy khá hợp lý, 9.1% thấy chính sách hợp lý.
Không có cán bộ nào trong cuộc khảo sát thấy các chính sách, chế độ trên không hợp lý.
Nhìn chung, qua cuộc khảo sát chế độ tiền lƣơng của cán bộ y tế cho thấy 45.5% cán bộ khảo sát cảm thấy hài lòng, 14.1% cán bộ cảm thấy rất hài lòng, 33.3% thì thấy bình thƣờng, còn lại 7.1% thấy chƣa hài lòng với chế độ tiền lƣơng hiện nay.
Tóm lại, vấn đề tiền lƣơng là lĩnh vực rất “nhạy cảm”, nếu chế độ tiền lƣơng hợp lý thì khả năng thu hút nguồn nhân lực rất là cao, và ngƣợc lại. Do đó, lãnh đạo tỉnh cần đặc biệt quan tâm hơn.
b. Công tác thi đua, khen thưởng
Ngành y tế là ngành phải trải qua một quá trình đào tạo lâu dài, môi trƣờng làm việc có nhiều độc hại, truyền nhiễm, chịu áp lực rất lớn từ phía bệnh nhân và gia đình. Do đó, công tác thi đua và khen thƣởng cho các nhân viên y tế phải luôn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, nhờ đó mới kích thích, động viên đƣợc nhân lực hăng say làm việc.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã phát động nhiều phong trào thi đua nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, những ngƣời lao động trong ngành y tế về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua để mọi ngƣời tích cực tham gia, tạo phong trào thi đua trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhiều phong trào thi đua thể dục thể thao nhƣ: bóng chuyền, cầu lông, bóng đá,… các môn thể thao vừa tạo sự đoàn kết trong tổ chức, vừa tạo điều kiện rèn luyện sức khỏe cho cán bộ, nhân viên y tế, giúp cho họ có tinh thần thoải mái để tiếp tục cống hiến sức lực cho ngành. Tuy nhiên, có nhiều phong trào chỉ mang hình thức, không có tính động viên, kích thích đƣợc mọi ngƣời tham gia. Từ đó, gây áp lực cho cán bộ, nhân viên y tế khiến cho họ có cảm giác mệt mỏi không còn ham muốn làm việc.
Ngoài các phong trào thi đua, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và Sở Y tế tiếp nhận và tổ chức trao tặng, khen thƣởng các danh hiệu thi đua công nhận cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc; Tôn vinh, khen tặng các danh hiệu thi đua và khen thƣởng các thành tích trong công tác cho các tập thể và cá nhân trong toàn ngành.
Công tác đào tạo, quy hoạch, đề bạt, luân chuyển, bổ nhiệm đƣợc triển khai đúng quy định, đúng thẩm quyền, có tính khách quan. Nhƣng việc đào tạo cán bộ chƣa phát huy tối đa sở trƣởng của nhân viên y tế; cách thức đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng còn dựa nhiều vào kinh nghiệm làm việc, cảm tính, nể nang… Do đó, ảnh hƣởng một phần nào đó đến động lực làm việc của nhân viên.
c. Cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên y tế
Cơ sở hạ tầng trạm y tế đã đƣợc tỉnh Đắk Lắk quan tâm đầu tƣ bằng nhiều nguồn lực. Hầu hết các trạm y tế đảm bảo đủ phòng làm việc , có máy vi tính, máy in, nƣớc sinh hoạt, điện thoại,… Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng thêm các bệnh viện, các khu làm việc mới, sửa chữa nhiều hạng mục, công trình quan trọng tại các cơ sở y tế; trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại
cho các tuyến; trồng nhiều cây xanh, tạo quang cảnh xanh sạch đẹp vừa phục vụ cho bệnh nhân, vừa nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại công sở.
Tỉnh Đắk Lắk cũng đƣa ra một số chính sách hỗ trợ ƣu đãi đối với cán bộ y tế nhƣ trợ cấp lần đầu 10 triệu đồng/ bác sĩ về nhận công tác tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện và các bệnh viện Lao, Tâm thần, Khu điều trị phong, Trung tâm Pháp y. Đối với các bác sĩ công tác tại các Bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, phong, pháp y còn đƣợc hỗ trợ thêm hàng tháng 300.000 đồng. Đặc biệt, đối với cán bộ y tế chất lƣợng cao (bác sĩ chuyên khoa I, chuyện khoa II, dƣợc sĩ đại học) khi tuyển dụng mới hoặc từ nơi khác chuyển đến làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều đƣợc hƣởng trợ cấp 1 lần. Cụ thể dƣợc sĩ đại học hệ chính quy 10 triệu đồng, bác sĩ chuyện khoa I là 15 triệu đồng và chuyên khoa II là 20 triệu đồng/ ngƣời.
Thêm vào đó, tỉnh Đắk Lắk tạo các hoạt động mang tính cộng đồng, tập thể nhằm giúp tạo không khí vui vẻ, nhằm gắn kết cán bộ công nhân viên trong đơn vị mang lại hiệu quả về tinh thần. xây dựng không khí đoàn kết sôi nổi.
Hơn nữa, ngày 23/4, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ công bố thành lập Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế và Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế, đƣợc tách từ Cục Y tế Dự phòng và Môi trƣờng theo Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 9/3/2010 của Chính phủ về nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Bộ Y tế về vệ sinh môi trƣờng. Theo đó, Cục Quản lý Môi trƣờng y tế sẽ trở thành cơ quan đầu tiên của Bộ Y tế quản lý chuyên trách về môi trƣờng, có các nhiệm vụ: bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở y tế, trong hoạt động mai táng; đảm bảo vệ sinh và sức khỏe lao động; phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thƣơng tích; phòng chống các yếu tố ảnh hƣởng tới sức khỏe do biến đổi khí hậu; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế…
Còn Cục Y tế dự phòng sẽ có chức năng điều hành các hoạt động chuyên môn về lĩnh vực y tế dự phòng bao gồm: phòng chống bệnh truyền nhiễm, các
bệnh xã hội; phòng chống yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; sức khỏe học đƣờng; dinh dƣỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; quản lý chất lƣợng dịch vụ y tế dự phòng; sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế và an toàn sinh học trong hoạt động y tế…
Tuy nhiên, do công việc đặc thù của ngành y chiếm thời gian khá lớn của nhân viên y tế, nên việc tham gia các phong trào, hoạt động tập thể của các đơn vị còn nhiều hạn chế. Một số trạm y tế ở những vùng khó khăn có cở sở nhà trạm chật hẹp, xuống cấp, chƣa đủ các phòng chuyên môn theo quy định. Việc xây dựng, mở rộng trạm y tế vƣợt quá khả năng đầu tƣ của địa phƣơng; tình trạng thiếu dụng cụ, trang thiết bị y tế nhƣ máy siêu âm, điện tim,… Danh mục thuốc ở các trạm y tế này cũng hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ chủng loại.