6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Nâng cao kỹ năng của nhân viên y tế
Kỹ năng làm việc của nhân viên y tế luôn đƣợc coi là vấn đề quan trọng trong việc chữa trị và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân. Kỹ năng làm việc của nhân viên y tế phản ánh đƣợc trình độ, chuyên môn – nghiệp vụ của nhân viên đó. Nâng cao kỹ năng làm việc cho họ là nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc phát triển nguồn nhân lực của ngành. Khi kỹ năng đƣợc nâng cao, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn, hiệu suất cao hơn.
Kỹ năng thực hành của nhân viên y tế luôn đƣợc coi là thƣớc đo có ý nghĩa của nguồn nhân lực y tế. Nguồn nhân lực y tế ngoài việc quan tâm đến kỹ năng làm việc ra thì cần phải quan tâm đến kỹ năng thực hành để nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của ngành.
Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc cũng đã tăng cƣờng đầu tƣ cho ngành y tế tỉnh để mua sắm nhiều máy móc thiết bị kỹ thuật cao. Hầu hết các tuyến huyện đã đƣợc trang bị các thiết bị chuẩn đoán cần thiết: máy siêu âm chuẩn đoán, máy chụp X – Quang với công suất phù hợp, xe cứu thƣơng…
Nhƣng vốn đầu tƣ cho công tác kiểm tra định kỳ, bảo dƣỡng và sửa chữa các trang thiết bị chƣa đƣợc đáp ứng, nhiều trang thiết bị máy móc đã quá lỗi thời khiến cho việc chuẩn đoán bệnh tật không đƣợc chính xác.
Thực hiện Chỉ thị 06/2007/CT – BVT và Quyết định 1816/QĐ – BVT của Bộ Y tế về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dƣới nhằm nâng cao chất lƣợng khám chữ bệnh cho ngƣời dân. Ngành y tế của tỉnh Đắk Lắk thƣờng tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia, các cán bộ y tế có chuyên môn giỏi từ các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh, Huế,…
Mặc khác, tỉnh Đắk Lắk từng bƣớc tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới, các công nghệ mới nhƣ: siêu âm Dooper tim mạch, chụp cộng hƣởng từ hạt nhân MRI, CT – SCANNER, thay thủy tinh thể bằng phƣơng pháp PHACO, phẩu thuật nội soi VDEO, phẩu thuật thần kinh, mổ hở van tim, can thiệp tim mạch, phẩu thuật nội soi các loại, kỹ thuật lọc máu, kỹ thuật điều trị ung thƣ, kỹ thuật xạ phẩu X – knife. COMFORMAL,… Đặc biệt, ngày 28/8/2014, bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai chạy thận nhân tạo. Việc triển khai chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ giúp cho bệnh nhân nghèo tại địa phƣơng có có điều kiện đƣợc điều trị bệnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình mà còn góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Chất lƣợng nhân lực y tế cũng đƣợc nâng cao, khả năng phát hiện, giám sát, khoanh vùng, dập dịch và xử lý trong các tình huống khẩn cấp đƣợc nâng cao. Công tác phòng chống các loại dịch bệnh nhƣ cúm H5N1, H7N9, SARS,… và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong những năm qua đã đạt đƣợc hiệu quả cao. Mặc dù năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 đã xảy ra cúm A(H5N1) trên gia cầm tại 7/15 huyện/thành phố nhƣng không có trƣờng hợp dƣơng tính với cúm A(H5N1) trên ngƣời.
Nhiều lớp tập huấn đƣợc diễn ra, nhằm nâng cao kỹ năng của cán bộ, nhân viên y tế trong công tác phòng chống, khám và chữa bệnh, chẳng hạn:
▪ Nhằm thực hiện kế hoạch Dự án phòng chống Ung thƣ năm 2014, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Tập huấn phòng chống ung thƣ cho gần 50 cán bộ y tế chuyên trách thuộc 5 Trung tâm y tế và 27 xã phƣờng/thị trấn trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh ung thƣ; Củng cố, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý điều hành và trực tiếp làm công tác phòng chống ung thƣ tại tuyến cơ sở…
▪ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Tập huấn giám sát phòng chống bệnh do vi rút Ebola cho các cán bộ y tế đang công tác tại các đơn vị y tế trong toàn tỉnh. Bệnh do virút Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Tính đến nay, Thế giới đã ghi nhận 2.615 trƣờng hợp mắc bệnh do vi rút Ebola, trong đó có 1.427 trƣờng hợp tử vong. Đây là bệnh dịch rất nguy hiểm gây quan ngại lớn đối với cộng đồng quốc tế. Bệnh do vi rút Ebola chƣa từng đƣợc ghi nhận tại Việt Nam, nhƣng với việc giao thƣơng và du lịch với các nƣớc đang có ổ dịch và lân cận thì nguy cơ rất cao. Hiện nay bệnh chƣa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
▪ Cùng với việc tăng cƣờng đầu tƣ mua sắm máy móc, trang thiết bị, tỉnh Đắk Lắk cũng từng bƣớc đào tạo đội ngũ nhân viên sử dụng các thiết bị mới, tổ chức nhiều khóa tập huấn, hƣớng dẫn, bồi dƣỡng kỹ năng. Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk còn mở các lớp về giao tiếp, ứng xử,… cho nhân viên giúp cho họ nâng cao kỹ năng giao tiếp, chăm sóc ngƣời bệnh, nhằm tạo ra sự thân thiện và đồng cảm với nỗi đau của ngƣời bệnh, giúp ngƣời bệnh và ngƣời thân cảm thấy thoải mái, yên tâm trong thời gian điều trị. Tăng cƣờng đào tạo trình độ, kỹ năng về ngoại ngữ để có thể tiếp thu đƣợc các kiến thức, tri thức của các nƣớc tiên tiến và có lĩnh vực y tế phát triển nhƣ Mỹ, Úc, Nhật Bản,…
Ngoài ra, ngành y tế của tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn, thử thách: ▪ Thiếu nguồn nhân lực để tiếp nhận các ca kĩ thuật khó mà đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có tay nghề cao, đào tạo tốt.
▪ Kỹ năng nhân lực y tế chƣa tƣơng ứng và chƣa đáp ứng kịp với việc đầu tƣ trang thiết bị y tế kỹ thuật cao.
▪ Năng lực thực hành của sinh viên khi ra trƣờng hạn chế, do không thực hành nhiều. Các bệnh viện tuyến trên đều trong tình trạng quá tải, nên không thể tạo đƣợc nhiều điều kiện để sinh viên thực hành theo quy định.
▪ Không có đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, các chuyên gia đầu ngành đào tạo kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm một cách thƣờng xuyên, liên tục.
▪ Tình trạng quá tải , số lƣợng bệnh nhân quá đông tạo áp lực cho nhân viên y tế. Tạo sự mệt mỏi, quả tải dẫn đến các đội ngũ cán bộ nhân viên y tế không phải lúc nào cũng giao tiếp, ứng xử nhiệt tình, thân thiện với tất cả mọi ngƣời.